Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra như thế nào?
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có đang đi đúng hướng không? Cụ thể việc chuyển đổi này được thực hiện như thế nào? những khó khăn gặp phải là gì? Có giải pháp gì chăng?
nông nghiệp
Theo những gì mà em tìm hiểu được, sau một thời gian khảo nghiệm, diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây rau màu khác ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này khẳng định, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đang đi đúng hướng.
1. Cụ thể là:
Hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi được 112 nghìn ha sản xuất lúa Xuân-hè sang các loại cây trồng khác như: Ngô, thanh long, vừng đen, ớt, dứa…, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa. Tuy nhiên, so với diện tích sản xuất lúa toàn vùng thì con số này vẫn còn khiêm tốn.
Để giúp người nông dân chuyển đổi giống cây trồng, các địa phương cần phải lựa chọn loại cây trồng phù hợp để hướng dẫn nông dân chuyển đổi. Trên cơ sở kết quả các mô hình và điều kiện cụ thể của địa phương để xác định các công thức luân canh giữa lúa và các cây trồng khác đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, đặc biệt, chỉ hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng khi nắm vững được thị trường tiêu thụ.
Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần có các giải pháp cụ thể để thực hiện, đó là: Phải hoàn thiện về thể chế và chính sách hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng lúa; hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi của các vùng chuyển đổi; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hoá sản xuất…
2. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hàng loạt khó khăn, trở ngại, đó là:
Giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có sự kết nối, chưa có sự thỏa thuận giữa đầu tư và giá cả thu mua; chưa có hệ thống thủy lợi nào chủ động tưới cho cây trồng cạn như: Ngô, đậu tương. Trồng lúa tuy hiệu quả thấp nhưng lúa vẫn tiêu thụ được, trong khi chuyển sang các loại cây trồng khác thị trường tiêu thụ chưa ổn định, khó dự báo, tạo tâm lý không an tâm đối với người sản xuất. Hiện cũng chưa có gói kỹ thuật để tập huấn và khuyến cáo sản xuất theo mùa vụ, tiểu vùng sinh thái, cây trồng chuyển đổi, đối tượng tập huấn. Riêng đối với cây ngô, kỹ thuật canh tác còn kém, giá thành cao, lợi nhuận của nông dân thấp khi phải cạnh tranh với ngô nhập khẩu. Đáng chú ý là, việc chuyển đổi còn mang tính tự phát. Các địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi với những giải pháp đồng bộ về vụ, vùng chuyển đổi, cây trồng và kỹ thuật, tổ chức sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, làm mô hình thì thành công, song chưa thể nhân được ra diện rộng.
3. Thiết nghĩ, để giải quyết những khó khăn trong việc chuyển đổi cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần có các giải pháp như:
Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách hơn nữa hỗ trợ đủ sức hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân hình thành những vùng chuyển đổi tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đủ điều kiện xây dựng cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Từng địa phương cần có quy hoạch cụ thể vùng chuyển đổi tập trung để đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi phù hợp với cây trồng chuyển đổi, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng cần có các giải pháp kỹ thuật, công nghệ đồng bộ chuyển giao cho nông dân mới đảm bảo đạt năng suất cao. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo bộ giống cây màu phù hợp với khu vực này, có các gói giải pháp kỹ thuật đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Cơ quan khoa học và doanh nghiệp cần chế tạo, cải tiến các loại máy móc phục vụ làm đất, lên luống, gieo hạt, làm rãnh, chăm sóc, thu hoạch và làm khô sản phẩm phù hợp với vùng để chuyển giao cho nông dân.
Đặng Đức Tiến
Theo những gì mà em tìm hiểu được, sau một thời gian khảo nghiệm, diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây rau màu khác ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này khẳng định, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đang đi đúng hướng.
1. Cụ thể là:
Hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi được 112 nghìn ha sản xuất lúa Xuân-hè sang các loại cây trồng khác như: Ngô, thanh long, vừng đen, ớt, dứa…, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng hiệu quả kinh tế so với trồng lúa. Tuy nhiên, so với diện tích sản xuất lúa toàn vùng thì con số này vẫn còn khiêm tốn.
Để giúp người nông dân chuyển đổi giống cây trồng, các địa phương cần phải lựa chọn loại cây trồng phù hợp để hướng dẫn nông dân chuyển đổi. Trên cơ sở kết quả các mô hình và điều kiện cụ thể của địa phương để xác định các công thức luân canh giữa lúa và các cây trồng khác đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, đặc biệt, chỉ hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng khi nắm vững được thị trường tiêu thụ.
Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần có các giải pháp cụ thể để thực hiện, đó là: Phải hoàn thiện về thể chế và chính sách hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng lúa; hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi của các vùng chuyển đổi; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hoá sản xuất…
2. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hàng loạt khó khăn, trở ngại, đó là:
Giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có sự kết nối, chưa có sự thỏa thuận giữa đầu tư và giá cả thu mua; chưa có hệ thống thủy lợi nào chủ động tưới cho cây trồng cạn như: Ngô, đậu tương. Trồng lúa tuy hiệu quả thấp nhưng lúa vẫn tiêu thụ được, trong khi chuyển sang các loại cây trồng khác thị trường tiêu thụ chưa ổn định, khó dự báo, tạo tâm lý không an tâm đối với người sản xuất. Hiện cũng chưa có gói kỹ thuật để tập huấn và khuyến cáo sản xuất theo mùa vụ, tiểu vùng sinh thái, cây trồng chuyển đổi, đối tượng tập huấn. Riêng đối với cây ngô, kỹ thuật canh tác còn kém, giá thành cao, lợi nhuận của nông dân thấp khi phải cạnh tranh với ngô nhập khẩu. Đáng chú ý là, việc chuyển đổi còn mang tính tự phát. Các địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi với những giải pháp đồng bộ về vụ, vùng chuyển đổi, cây trồng và kỹ thuật, tổ chức sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, làm mô hình thì thành công, song chưa thể nhân được ra diện rộng.
3. Thiết nghĩ, để giải quyết những khó khăn trong việc chuyển đổi cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần có các giải pháp như:
Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách hơn nữa hỗ trợ đủ sức hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân hình thành những vùng chuyển đổi tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đủ điều kiện xây dựng cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Từng địa phương cần có quy hoạch cụ thể vùng chuyển đổi tập trung để đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi phù hợp với cây trồng chuyển đổi, nâng cao hiệu quả đầu tư. Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng cần có các giải pháp kỹ thuật, công nghệ đồng bộ chuyển giao cho nông dân mới đảm bảo đạt năng suất cao. Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo bộ giống cây màu phù hợp với khu vực này, có các gói giải pháp kỹ thuật đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Cơ quan khoa học và doanh nghiệp cần chế tạo, cải tiến các loại máy móc phục vụ làm đất, lên luống, gieo hạt, làm rãnh, chăm sóc, thu hoạch và làm khô sản phẩm phù hợp với vùng để chuyển giao cho nông dân.