Chuyện đi phỏng vấn
Chả là gần đây mình có ý định chuyển công việc, phần vì môi trường mới, phần vì mình cũng có sở thích đi phỏng vấn để xem thị trường chuyển nhượng sôi động như thế nào, sẽ hỏi những câu hỏi gì, cũng để update lại kiến thức, và nếu có thực sự thích làm ở đâu, mình sẽ apply ở đó cuối cùng trước khi đi phỏng vấn qua vài công ty trước đó, tất nhiên được như mong muốn thì tốt, còn không thì sẽ làm tiền đề để chuẩn bị kỹ nhất cho nơi mình muốn đến.
Hôm nay mình muốn nêu một vài vấn đề, vài điểm thú vị, và vài điểm mình thấy không thích khi đi phỏng vấn. Mình sẽ không động chạm đến công ty nào cả, cũng không có ý định pr cho công ty nào, nên bài viết của mình chỉ mang tính chất chia sẻ góc nhìn cá nhân từ một ví trí mình phỏng vấn, mong sẽ giúp ích cho các bạn hoặc chí ít là để thấy thực tế hiện nay.
1. Upto
Ngoài những công ty hoặc môi trường mình đã mong muốn làm từ trước thì khi có ý định tìm kiếm việc trên các trang thông tin việc làm, thì khi mình nhìn vào JD có hai thứ khiến bản thân chú ý đầu tiên đó là role và salary. Role ở đây là vị trí mình đang mong muốn apply(Jr, Mid, Sr, lead,...), thứ mình đang có kinh nghiệm(vị trí, ngôn ngữ lập trình, fw...). Còn về salary thì mình sẽ nhìn là khoảng mình đang expect. Đa phần mình nhìn thấy được nếu mức expect <= upto thì mình sẽ tìm hiểu thêm về công ty để nếu okay thì apply, mình rất ngại phải apply sau đó mới nhắn tin hỏi HR về lương vì công ty chỉ ghi là lương thoả thuận.
Điều này thì cũng tốt thôi vì theo như lý do công ty đưa ra là không muốn giới hạn về năng lực của ứng viên. Vậy thì để thu hút ứng viên, theo mình các công ty nên ghi mức lương min từ bao nhiêu cho vị trí tuyển dụng và không cần ghi upto thì sẽ gây được sự chú ý hơn, với mình là vậy :)
2. Hỏi mẹo
Thay vì hỏi thuật toán, hỏi về những kinh nghiệm của mình đã liệt kê trong CV, thì lại chỉ hỏi mình về mấy câu hỏi mẹo, logic, hoặc mấy câu syntax trong khi không hỏi gì về kinh nghiệm của mình. Thường thì mình sẽ không nhớ nên mình trả lời luôn là mình không nhớ, vì những cái đó trong quá trình làm mình toàn search chứ không mấy khi nhớ cả, nhưng mà tất nhiên đó là lỗi của mình khi không chuẩn bị và không nhớ. Điều đáng nói là khi deal đến đoạn lương thì sẽ lấy cái đó để hạ mức expect của mình xuống, điều đó thì không có gì sai, nhưng thực ra có pass thì mình cũng sẽ không nhận việc, vì mình không thích điều đó.
Cái này thì số ít thôi, vì đa phần mình đều gặp các anh, chị bên tuyển dụng có kinh nghiệm, nhiệt tình và thường sẽ đào sâu hơn về chuyên môn, về kinh nghiệm của mình, có hỏi thêm thì sau mỗi câu hỏi đều sẽ nói lý do hỏi câu đó là gì, liên quan đến công việc như thế nào, không hỏi chỉ vì thích để hỏi hoặc để dìm lương cả.
3. Không cho hỏi lại
Cái này mình gặp trường hợp là phỏng vấn xong không cho mình hỏi thêm, mặc dù trong trường hợp này mình có không thích, hoặc mình có không đạt đi nữa, thì lịch sự nhất mình vẫn muốn hỏi là bao giờ mình có kết quả của buổi phỏng vấn. Thế mà...
4. Không hồi đáp khi phỏng vấn xong
Trước khi mời đến phỏng vấn, thì như người thân, như là mình đã quen nhau từ rất lâu rồi, thậm chí quan tâm như ny :D. Nhưng mà đến khi hết hạn ngày trả lời kết quả thì không mail, không thấy chat gì cả. Mình nghĩ cái này là do mấy bạn HR mới chưa có kinh nghiệm thôi, đôi khi cũng sẽ làm mất hình ảnh của công ty. Dù pass hay không, mail một cái, hoặc chat một câu sẽ tốt hơn là im lặng, như vậy cả hai cũng sẽ rất vui vẻ. Cuộc sống này không ai thích im lặng ra đi không một lời chào đâu :)
4. Hỏi CEO: "Nếu nhất thiết phải sa thải nhân viên, anh sẽ làm thế nào?"
Thường thì câu hỏi này sẽ hỏi khi đó là một startup nhỏ, hoặc người phỏng vấn bạn là CEO. Nhưng mà cũng tuỳ thôi, hỏi câu này cũng dễ bị ghét, vì nó cũng khó để trả lời, nhưng nếu bạn thực sự muốn làm ở đó nhưng mà lịch sử về việc tuyển dụng và sa thải không tốt thì hãy nên hỏi. Văn hoá của công ty có phù hợp, có tốt hay không cũng sẽ thể hiện qua câu trả lời về câu hỏi này đấy. Hoặc ngại quá thì tìm hỏi ai đang làm ở đó, nghỉ ở đó rồi thì rõ nhất, tránh mất cảm tình với nhau :D
5. HR đổi việc
Mình gặp một trường hợp là một chị HR làm ở công ty mình đang muốn apply vào, mình nhắn hỏi thủ tục và định gửi CV, thì chị chỉ seen mà không rep mình. Cũng chẳng có vấn đề gì khi mà chị ấy nghỉ ở công ty đó, sau đó một thời gian làm ở một môi trường mới nhỏ hơn và đi tuyển dụng, thì tự nhiên lại nhắn cho mình và mời mình đến phỏng vấn ở đó, lại rất nhiệt tình nữa chớ. Em tưởng bơ rồi là thôi chứ ạ @@ Thị trường trông thế thôi chứ cũng nhỏ lắm, kiểu gì chả có lần chạm mặt nhau sau này, nên cứ hoà đồng nhé mọi người :)
6. Chân thành
Khi mà có quá nhiều bài viết, khoá học dạy làm sao để trả lời, làm sao để thể hiện thật tốt trong quá trình phỏng vấn, hay có chuẩn bị những câu trả lời như thế nào đi chăng nữa thì với mình, cứ chân thành trong câu trả lời, và trách nhiệm với những gì mình nói, viết trong CV là tốt nhất. Mình tự nhận mình không nói giỏi, không biết nói làm sao cho khéo léo, nên thôi cứ chân thành cho dễ :)
...
Nào có thời gian đi phỏng vấn thì mình sẽ update tiếp, đừng vì bài viết này mà cho mình vào blacklist của công ty nha các bạn HR :D
chuyện đi phỏng vấn
,bùi huy cường
,công nghệ thông tin
,phát triển sản phẩm
,văn hóa
,tâm sự cuộc sống
Trải nghiệm chân thực quá, chúc bạn đi phỏng vấn nhiều nơi để có thêm nhiều bài hay (nhưng cuối cùng mong là bạn sẽ có happy ending với chỗ làm như ý, để chuyển sang series "Chuyện đi làm" :))
Nguyenphuhoang Nam
Trải nghiệm chân thực quá, chúc bạn đi phỏng vấn nhiều nơi để có thêm nhiều bài hay (nhưng cuối cùng mong là bạn sẽ có happy ending với chỗ làm như ý, để chuyển sang series "Chuyện đi làm" :))
Lê Minh Hưng
Rảnh qua anh "phỏng vấn" đê
Vũ Ngọc