Chuyện các chiến binh Sparta đánh lại hàng vạn quân xâm lược có thật không?
Mình có xem phim về việc 300 quân Sparta đánh bại hàng vạn quân Ba tư xâm lược. Được biết là câu chuyện dựa trên sự kiện có thật. Nhưng mà nó thật sự khó tin quá. Thậm chí 300 người cầm súng cũng khó lòng thắng mấy vạn người nữa
chiến tranh
,quân xâm lược
,lịch sử
1. Trận trong phim là trận Thermopylae, đây là một trong các trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử quân sự Hy Lạp cổ đại và là một trong những trận đánh (chính thức) đầu tiên trong Chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư lần II
2. Trận này không chỉ có quân Sparta, mà còn có quân từ các thành bang khác thuộc xứ Boeotia. Lực lượng đồng minh trợ chiến cho người Sparta ban đầu lên tới hơn 11 nghìn người (trong đó có cả kỵ binh Thesaly nổi danh). Nhưng do quyết định thay đổi chiến trường nên chỉ còn có 7 nghìn người.
3. Vị trí Leonidas I - vua Sparta - chọn làm chiến trường ban đầu là hẻm Olynthus. Nhưng do vị trí này không thực sự phù hợp, nên chuyển tới Thermopylae.
Khác với trong phim, Thermopylae là một giải đất hẹp ven biển. Nơi đây từng là chiến trường giữa lớn giữa nhiều thành bang Hy Lạp. Nên người bản địa trước đó đã dựng một bức tường thành kiên cố tránh ngang. Tiếp đó, họ đã dẫn nước nóng từ các ngọn núi gần đó đổ ra eo đất, làm nhiều nơi trên eo đất trở nên lầy lội đến mức không thể đi được. Theo Herodotus, mặc dù giải đất không quá hẹp - nhưng do lầy lội - nên chỗ rộng nhất cũng chỉ đủ cho 2 hàng xe đi qua cùng một lúc.
Trong thời gian đợi quân Ba Tư đến, Leonidas đã lệnh cho chặt cây để dựng hàng rào, công sự đặt dọc theo con đường. Khiến việc di chuyển càng khó khăn hơn.
Những chi tiết này trên phim đều bị bỏ qua, thậm trí địa hình căn bản cũng bị thay đổi nốt. Nên dẫn đến việc mọi người khó hình dung chiến trường thực tế.
4. Tiếp đến là về lực lượng. Quân Hy Lạp có khoản 7 nghìn. Chủ yếu là trọng binh (hoplite) đây được coi là lực lượng bộ binh mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Với giáp trụ kín từ đầu đến chân (chứ không cởi trần đóng khố như trong phim), đội hình phalanx (được coi là vô địch trong địa hình chật hẹp và phải tới tận thời hoả mai mới có cách khách chế hiệu quả), chỉ huy xuất sắc (hệ thống trường học của Hy Lạp cho phép đào tạo trẻ em thành sĩ quan ngay từ khi còn nhỏ)
Phía Ba Tư thì có từ 80 nghìn tới 4 triệu (tùy nguồn sử liệu). Nhưng các sử gia hiện đại cho rằng nó nằm trong khoản từ 80 nghìn tới 300.000
Nhưng quân Ba Tư tập trung từ nhiều nơi, chất lượng không đồng đều
Tinh nhuệ nhất trong quân Ba Tư là Bất tử binh (quân số luôn cố định ở 10k). Lực lượng này chủ yếu là cung thủ trang bị giáp và khiên. Có cả giáo để cận chiến. Lực lượng này đã thử đánh vào ngày thứ 2 và chịu thương vong nặng.
Tiếp đến là kỵ binh Ba Tư, Parthia, Skythia,... đây đều là những đội quân kỵ binh danh tiếng. Nhưng những lực lượng này đều không thể tung ra trong điều kiện địa hình Thermopylae.
Ngoài ra trong quân Ba Tư còn có cung thủ Ba Tư (gần như vô dụng trước giáp nặng của quân Hy Lạp), bộ binh Media (rất mạnh so với các lực lượng bộ binh khác ở châu Á, nhưng trang bị và chiến thuật vẫn thua xa hoplite Hy Lạp)
Những lực lượng còn lại trong quân Ba Tư như quân Ấn, quân Aithiopia,... tuy đông nhưng trang bị nhẹ, về căn bản là không có cửa đấu trực diện với quân Hy Lạp.
5. Về diễn biến trận đánh.
Thật ra, nhiệm vụ của quân Hy Lạp ở đây chỉ là cầm chân quân Ba Tư đến khi hạm đội Athens móc lốt thành công, hoặc là quân chủ lực từ Peloponnese tới chi viện. Nên họ đánh rất cầm chừng.
Trong hai ngày đầu, quân Sparts chủ yếu tìm cách như quân Ba Tư vào gần bức tường thành, rồi phới hợp với các đội quân khác quây lại diệt gọn nhóm lính Ba Tư đuổi theo.
Người Hy Lạp thời đấy có hệ thống tổ chức quân sự rất mạnh, cho phép các đơn vị luân phiên đổi vị trí chiến đấu cho nhau. Nên binh lính hầu như không hề mệt mỏi trong suốt thời gian chiến đấu.
Người Ba Tư thì ngược lại, vừa không quen địa hình, vừa không quen khí hậu, lại phải dàn mỏng đội hình để tấn công. Mỗi lần tấn công thì do không phân biệt được huy hiệu trên khiên của các binh sĩ Hy Lạp, nên họ nghĩ mình đánh đi đánh lại với một đối thủ (trong khi thực tế là rất nhiều đơn vị quân Hy Lạp đang luân phiên đổi chỗ cho nhau), nên người Ba Tư dần sinh ảo giác, cho rằng quân Hy Lạp là bất tử nên hoảng sợ, mất ý trí chiến đấu :)))
Tới ngày thứ ba, thì Leonidas quyết định triệt thoái. Ông lệnh cho toàn bộ quân Hy Lạp chạy tới bờ biển để lên thuyền của người Athens và rút về Euboea. Còn Leonidas và 300 quân Sparta ở lại bọc hậu (do có lời tiên tri là người Hy Lạp chỉ có thể thắng nếu 1 vua Sparta chết và "bức tường gỗ" của người Athens trụ vững). Ngoài ra còn có 700 quân Theselya quyết định ở lại chiến đấu cùng do cảm giác tội lỗi khi để quân Ba Tư vòng qua vị trí của họ.
Tổng cộng là có 1000 quân Hy Lạp chiến đấu với quân Ba Tư trong ngày thứ 3. Theo miêu tả của cả sử gia Hy Lạp và Ba Tư thì đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Nhưng do chênh lệch về quân số + người Ba Tư đã đi vòng qua đằng sau bức tường thành nên không còn bị hạn chế bởi địa hình và công sự. Nên quân Hy Lạp nhanh chóng bị đánh lui.
Về sau, quân Hy Lạp bị dồn lên đồi rồi bị bộ binh Ba Tư tràn lên tấn công từ hai phía. Quân Hy Lạp lúc này đã kiệt sức + vũ khí hỏng (giáo gẫy, khiên vỡ) nên chiến đấu như dã thú ( người Ba Tư sau đó kể lại là quân lính Hy Lạp đã dùng cả răng và móng tay để giết chết bất kỳ binh lính Ba Tư nào tới gần họ). Cuối cùng, người Ba Tư chuyển sang dùng tên và lao tấn công từ xa. Binh lính Hy Lạp nhanh chóng bị đánh bại.
Về căn bản thì... đây là một trận thua. Nhưng nó vẫn được ca ngợi vì tinh thần dũng cảm mà người Hy Lạp đã thể hiện suốt 3 ngày chiến đấu trước quân Ba Tư áp đảo.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Long