Chuyện bang giao giữa Đại Việt với Tống và Nguyên

  1. Lịch sử

Thân Tống

Thời Tiền Lê, Lý, Trần tuy thỉnh thoảng có đem quân sang "chơi" đất Tống nhưng cũng chỉ để gia tăng ảnh hưởng đến miền núi phía Bắc cũng như ổn định biên giới để khai thác, phát triển kinh tế. Các triều trên hết vân coi trọng nhà Tống để có chỗ làm ăn buôn bán cũng như tiếp nhận tình hoa văn hoá: xin kinh điển Phật giáo nhà Tống hay vận dụng lối trang phục, kiến trúc Tống chẳng hạn.

Điều đó thể hiện rõ nhất qua danh sách công phẩm mà nhà Lý "cố tình" dúi vào tay vua Tống.

- Năm 1156, cống liền 9 con voi thuần và “các chữ viết trong tấu biểu đưa lên đều bằng vàng, cống phẩm quá bán là đồ trang sức bằng châu báu; cống trân châu thì có 3 viên to như quả cà, 6 viên to cỡ hạt mít, 24 viên như hạt đào, 17 viên như hạt mận, 50 viên như hạt táo, cả thảy 100 viên, đều đựng trong bình vàng”;

- Năm 1172, "ép" nhà Tống nhận 10 con voi cùng quản tượng dù Tống chỉ muốn lấy 1 con

- Năm 1173 tiến dâng một tráp biểu chương mừng vua Tống lên ngôi tương đương 330 lạng vàng, một cỗ bành voi tương đương 40 lạng vàng, một chiếc vỏ trang sức cho ngà voi tương đương 50 lạng vàng, một chiếc trang sức trán voi tương đương 120 lạng vàng, hai mặt sa la, năm chiếc móc voi nối với dải đồng tâm bọc vàng bạc, một chiếc trang sức trán voi bằng vàng bạc đan xen, một dây mây dắt voi trang sức bằng vàng bạc tương đương 402 lạng bạc.

- Năm 1242, vua Trần đem quân lên ổn định biên giới để "thông hiếu" với nhà Tống và năm 1243 được vua Tống tặng chữ "công thần giữ nghĩa"

- Năm 1257, dù nhà Nguyên chiếm được Vân Nam và năm sau đánh Đại Việt nhưng nhà Trần vẫn sang Tống thông hiếu.

- Năm 1273, dù Tống sắp vong nhưng Đại Việt vẫn cống đầy đủ.

- Năm 1276, quân Nguyên nam chinh, yêu cầu Đại Việt giúp quân nhưng ta không chịu vì ta biết thừa dã tâm của địch.

- Thành ra sau này nhà Tống mất, thì nhiều quan lại, tướng sỹ Tống xuống phương Nam tị nạn, giúp ta đánh Mông Nguyên không nhỏ.

****

Ghét Nguyên

Với nhà Nguyên thì trái ngược hoàn toàn. Đơn cử chuyện con voi. Như ở trên miêu tả thì Lý, Trần không thiếu voi, đôi khi ép nhà Tống nhận bằng được cả voi lẫn quản tượng nhưng với nhà Nguyên thì không ! 

năm 1269, mặc cho sứ thần hốt Lung hải nha truyền đạt ý của vua Nguyên muốn tìm mấy con voi lớn, vua Trần Thái Tông vẫn thoái thác nói:

“Loại thú này thân mình rất lớn, đi lại chậm chạp, không bằng ngựa của thượng quốc."

Năm 1270, vua Nguyên xuống lệnh đòi voi và yêu cầu triều cống hằng năm, vua Trần Thánh Tông gửi thư sang giải thích:

“Về lời dụ tìm voi, trước sợ trái ý chỉ, nên loanh quanh chưa dám nói thẳng. Thực ra, duyên do là vì quản tượng không nỡ xa nhà, khó sai họ khởi hành.”

Và phải 7 năm sau, năm 1278, sau khi nhà Tống hoàn toàn bị tiêu diệt, nhà Trần mới lần đầu cống cho nhà nguyên 2 con voi.

Nguồn: Ngàn năm áo mũ

54525349_2143514475732126_5574746389180579840_n
Từ khóa: 

bang giao

,

lịch sử