Chúng ta là những con người ngu ngốc. (Phần 1)

  1. Tâm lý học

Có bao giờ trong đầu bạn xuất hiện một cái tên. Thế rồi suốt những ngày sau và sau đó bạn luôn bị ám ảnh bởi cái tên ấy. Khi ra đường bạn nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi, bạn thậm chí còn nhìn thấy cả những đồ vật có liên quan đến cái tên ấy. Và rồi bạn sẽ bắt đầu để ý, bạn nghĩ rằng có lẽ cái tên ấy là dành cho bạn, là sự sắp đặt của vũ trụ rằng bạn sẽ gắn bó với cái tên ấy đây, rằng đó sẽ là một mảnh ghép hoàn hảo của bạn. Tuy nhiên, nếu không chỉ một mình bạn nghĩ vậy thì sao, rằng cùng một cái tên nhưng vũ trụ đã xếp đặt cho bao nhiêu người sao. Chúc mừng, chúng ta vừa ăn một quả lừa vĩ đại của vũ trụ.

Hiện tượng Baader Meinhof hay còn gọi là Ảo giác tần số, các ảo giác xuất hiện khi bạn vừa tiếp cận một thông tin mới hoặc ở đây là một cái tên mới. Sự thật rằng vũ trụ không sắp xếp cho bạn nhận thấy một cái tên thường xuyên, và bạn cũng không bị điên, cái tên ấy vẫn đang tồn tại ở đó từ rất lâu rồi, chỉ đơn giản là bây giờ bạn mới thấy và mới để ý đến thôi. Chúng ta nhìn thế giới qua một thấu kính lọc, thấu kính ở đây chính là bộ não và đôi mắt của ta, và ta thật sự chỉ nhìn một thứ nào đó theo cách mà ta muốn thấy.

Nếu không tin, hãy nhớ về những buổi ngắm mây của bạn. Có phải bạn luôn nhìn vào những đám mây và tưởng tượng ra đó là một con rùa, một con chó hay một con người không? Từ đâu chúng ta có những tưởng tượng như vậy chứ? Bộ não chúng ta tiếp nhận những hình ảnh và nó nằm trong tiềm thức ta, từ đó khi ta nhìn cái gì tương tự, não ta sẽ tự động sắp xếp để ta có thể nhìn chính xác cái trong tiềm thức của ta mà bạn đang vô-thức biểu hiện ra trong trạng thái có ý thức.

Chúng ta làm một trò chơi nho nhỏ nhé, bạn nhìn thấy gì trong đám mây này? Hãy comment ở dưới cho mình biết nhé.

Tâm trí ta đánh lừa chính chúng ta, đưa đến cho ta những ảo tưởng hoàn hảo với tần suất nhiều, nhưng có lẽ đó sẽ không phải là quá xấu xa và thậm chí ứng dụng tốt trong ngành quảng cáo khi đang trong giai đoạn nhận diện thương hiệu.

Suy cho cùng, chúng ta cũng chẳng thông minh lắm, nhưng cái ngu ngốc của chúng ta vẫn có thể chấp nhận được. Một xã hội toàn người thông minh thì xã hội đó cũng là ngu ngốc theo tiêu chuẩn của người thông minh hơn thôi.

Từ khóa: 

tâm lý học

,

chúng ta ngu ngốc

,

phần 1

,

tâm lý học