Chúng ta còn biết khá ít về nguồn gốc tổ chức Fulro
FULRO thành lập ngày 20-9-1964 tại Phnom Penh dưới sự chủ tọa của hoàng thân Sihanouk.
FULRO viết tắt của Front Uni de Lutte des Races Opprimées có nghĩa là Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức. Tổ chức này dùng chữ Pháp vì phần lớn lãnh đạo đều được đào tạo bằng tiếng Pháp. Đông Dương vốn là thuộc địa Pháp. Tiền thân của FULRO là BAJARAKA, viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar, Jarai, Rade và Kaho còn thành lập trước đó từ năm 1958, với mục đích đấu tranh yêu cầu chấm dứt mọi chính sách đồng hoá, phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà.
Lý do BAJARAKA được thành lập là vì sau khi sát nhập lại Hoàng Triều Cương Thổ (một dạng kiểu công quốc tự trị như Monaco nằm trong nước Pháp) vào Quốc gia Việt Nam năm 1955 và ngay sau đó là Việt Nam Cộng Hòa, các tướng lĩnh lãnh đạo người Thượng bị phế truất, ông Diệm cử sĩ quan người Kinh và quan chức hành chính người Kinh lên tiếp quản, ra các chính sách đồng hoá như chỉ dụ cấm dạy tiếng Thổ Ngữ, phủ nhận quyền sở hữu đất đai tài sản của người Thượng, cấm các phong tục địa phương và lấy đất cấp cho người Công giáo miền Bắc di cư vào Nam.
Giấy căn cước Hoàng Triều Cương Thổ
Giấy tờ chứng minh lý lịch của Hoàng Triều Cương Thổ
Người Thượng không được chia đất. Nhiều tướng lĩnh, sĩ quan Thượng có âm mưu chống đối bị quản thúc hoặc bắt bớ giam cầm bỏ tù. Sau khi chính quyền Diệm bị đảo chính, các lãnh đạo BAJARAKA được Mỹ thả ra và được phục chức nhưng cũng chỉ là những chức vụ cấp địa phương và hoặc là phó và cấp trưởng là người Kinh và đến năm 1964 thì thành lập FULRO. Ngay trong nội bộ FULRO đã có nhiều tù trưởng bộ tộc khác nhau nên khó có sự thống nhất và đoàn kết. Một số quan chức Mĩ nhận xét họ không có ý chí chính trị. Phe người Chăm là đông nhất, đất Chiêm Thành đến giữa thế kỷ 19 mới chính thức bị xóa sổ, sát nhập vào đất Việt nên “hận Đồ bàn” vẫn còn dâng cao. Phe FULRO Chăm theo đạo Hồi và đi quyên góp được sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo, ở Indonesia, Malaysia, Thailand, đều có cộng đồng người Chăm rất lớn di cư từ thế kỷ 14. FULRO Chăm xin được cả viện trợ của Hồi giáo Ả Rập.
Xung đột ở khu vực này có từ lâu rồi không phải sau 75 mới có. Sách sử có ghi lại nhiều sự kiện nhà Nguyễn đụng độ với người Thượng. Dưới đây là 2 vụ điển hình thời Pháp và thời Mỹ.
Vụ thời Pháp: Mọi người hẳn biết đường Nơ Trang Long. Hồ sơ người Pháp gọi ông là Pou Trang Long. Đây chính là tên của một thủ lĩnh Mnong Bhiet, lãnh đạo của nổi dậy của người Thượng chống lại sự xâm chiếm của người Pháp. Ông cầm cự được gần ¼ thế kỷ từ năm 1901 đến 1935, đánh chiếm đồn bốt Tây và giết rất nhiều sĩ quan Pháp. Người Thượng làm chủ toàn bộ khu vực cao nguyên ngã ba biên giới từ 1915 đến 1933.
Vụ thời Mỹ là năm 1964, đúng ngày thành lập FULRO.
Từ năm 1956, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cử nhiều phái đoàn cố vấn quân sự MAAG (Military Assisstance Advisory Group) lên cao nguyên để thành lập các đơn vị người Thượng chống cộng được gọi là Đội Kháng Chiến Dân sự Bản Địa (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) hay các toán du kích người Thượng. Cho đến năm 1955, khu vực Tây nguyên vẫn do người Pháp nắm quyền hành chánh và thao túng. Đến ngày 10-8-1955 quân đội Pháp mới rút lui khỏi Cao nguyên Trung phần.
Toàn cảnh doanh trại CIDG Buôn Briêng có cả sân bay dã chiến
Đến năm 1964, tổ chức FULRO cài người vào các trại huấn luyện CIDG được người Mỹ đào tạo. Vụ nổi dậy này làm cho chính người Mỹ bất ngờ, ngạc nhiên không hiểu tại sao. Nhà báo Mỹ, Howard Sochurek của tạp chí National Geographic tình cờ lên Cao nguyên Trung Phần để nghiên cứu về các bộ lạc người Thượng đúng vào dịp này đã tường thuật lại với phóng sự trang bìa chi tiết về cuộc nổi dậy đăng trên số đầu tiên của tạp chí National Geographic tháng 1 năm 1965. Theo như phóng sự, có 3000 người Thượng có vũ trang đã nổi dậy và giết chết 29 sĩ quan cũng như người Việt và bắt giữ hơn 20 người Mỹ làm con tin.
Trang bìa trên tạp chí nổi tiếng National Geographic về bài phóng sự đặc biệt của Howard Sochurek. Bức ảnh chụp khoảnh khắc Thiếu tá Edwin Brooks đang dẫn quân nổi dậy rời khỏi đài phát thanh Buôn Mê Thuột
Trên trang của Lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ US ARSOF – US Army Special Operations Forces còn có nhiều tài liệu giải mật về các cuộc điều trần của các sĩ quan Mỹ trực tiếp liên quan đến vụ việc. Ví dụ như liệu có sĩ quan Mỹ nào đồng cảm với người thổ dân mà tham gia lực lượng này không? Sự bất đồng quan điểm giữa sứ quán Mỹ với CIA trong việc sử dụng người Thượng. Xin tóm lược một số chi tiết thú vị như sau:
Theo kế hoạch nổi dậy của FULRO, quân Thượng sẽ chiếm quyền kiểm soát 5 doanh trại CIDG trung tâm trong Vùng II Chiến Thuật (Buôn Mi Ga, Bon Sar Pa, Bu Prăng, Bản Đôn và Buôn Brieng) từ đó làm bàn đạp tiến chiếm Ban Mê Thuột, sau khi kiểm soát và phong tỏa được thành phố sẽ tiến hành đàm phán với VNCH và Mỹ để đòi quyền tự trị.
Lúc đầu người Mỹ tưởng là Việt Cộng tấn công, vì thấy tiến chiếm được cả đài phát thanh Ban Mê Thuột nhưng sau thấy một lá cờ kỳ lạ kéo lên nhìn không phải là cờ Việt Cộng mãi sau mới biết là cờ FULRO.
Lúc đầu tưởng VC tấn công lúc sau thấy lá cờ lạ hoắc hóa ra là cờ FULRO
Một sĩ quan Mỹ thấy súng nổ đằng xa nhảy ra bắn cối về phía tiếng súng và nghĩ là để cản đường tiến công của Việt Cộng thì tự nhiên thấy hơn chục lính Thượng vốn được anh ta huấn luyện hàng ngày giơ tiểu liên và bắt giữ.
Đại uý Y Jhon (người Thượng) với đại uý Trường (VNCH) và đại uý Gillespie (Mỹ), 3 người 3 sắc tộc cắt máu ăn thề kết nghĩa anh em như trong Tam Quốc. Đại uý Y Hon là sĩ quan người Thượng duy nhất trong 5 trại huấn luyện không nổi dậy, và còn giúp giải cứu một xe tải chở đầy tù binh là lính VNCH khỏi bị hành quyết. Tại bốn trại còn lại (Buôn Mi Ga, Bon Sar Pa, Bu Prăng và Bản Đôn), người Thượng đã tước vũ khí và bắt các cố vấn Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ làm con tin. Đại uý Y Jhon sau này trở thành kẻ thù và tội đồ của người Thượng theo như lời điều trần của các sĩ quan Mỹ và bị “bỏ bùa” bởi các thầy cúng mà hoá điên, mặc dù được đưa về Saigon chữa trị bởi các bác sĩ tâm thần của quân Y Mỹ nhưng không khỏi được.
Trại lính CIDG ở Buôn Briêng. đại úy Y Jhon đứng giữa ảnh đang huấn luyện binh lính người Thượng trước khi tiến về Buôn Mê Thuột để dập tắt chính cuộc nổi dậy của đồng bào mình
Đại úy Y Jhon đang giải cứu các quân nhân người Kinh (VNCH) ngay trong tổng hành dinh của quân nổi dậy
Từ trái sang đại uý Gillespie (Mỹ), đại uý Y Jhon (Thượng) đang tay trong tay đại uý Trường (VNCH) 3 người 3 sắc tộc cắt máu ăn thề kết nghĩa anh em vườn đào
Nghi lễ có thầy cúng và sự chứng kiến của anh em CIDG
Lực lượng huấn luyện quân sự Mỹ sau đó phải dừng và việc kiểm soát súng đạn trong các đơn vị tác chiến miền núi là do người Việt (Kinh) quản lý.
Sau vụ này thì các chính sách của VNCH với người Thượng có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Nguồn: Steve Tran
FULRO viết tắt của Front Uni de Lutte des Races Opprimées có nghĩa là Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức. Tổ chức này dùng chữ Pháp vì phần lớn lãnh đạo đều được đào tạo bằng tiếng Pháp. Đông Dương vốn là thuộc địa Pháp. Tiền thân của FULRO là BAJARAKA, viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar, Jarai, Rade và Kaho còn thành lập trước đó từ năm 1958, với mục đích đấu tranh yêu cầu chấm dứt mọi chính sách đồng hoá, phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà.
Lý do BAJARAKA được thành lập là vì sau khi sát nhập lại Hoàng Triều Cương Thổ (một dạng kiểu công quốc tự trị như Monaco nằm trong nước Pháp) vào Quốc gia Việt Nam năm 1955 và ngay sau đó là Việt Nam Cộng Hòa, các tướng lĩnh lãnh đạo người Thượng bị phế truất, ông Diệm cử sĩ quan người Kinh và quan chức hành chính người Kinh lên tiếp quản, ra các chính sách đồng hoá như chỉ dụ cấm dạy tiếng Thổ Ngữ, phủ nhận quyền sở hữu đất đai tài sản của người Thượng, cấm các phong tục địa phương và lấy đất cấp cho người Công giáo miền Bắc di cư vào Nam.
Giấy căn cước Hoàng Triều Cương Thổ
Giấy tờ chứng minh lý lịch của Hoàng Triều Cương Thổ
Người Thượng không được chia đất. Nhiều tướng lĩnh, sĩ quan Thượng có âm mưu chống đối bị quản thúc hoặc bắt bớ giam cầm bỏ tù. Sau khi chính quyền Diệm bị đảo chính, các lãnh đạo BAJARAKA được Mỹ thả ra và được phục chức nhưng cũng chỉ là những chức vụ cấp địa phương và hoặc là phó và cấp trưởng là người Kinh và đến năm 1964 thì thành lập FULRO. Ngay trong nội bộ FULRO đã có nhiều tù trưởng bộ tộc khác nhau nên khó có sự thống nhất và đoàn kết. Một số quan chức Mĩ nhận xét họ không có ý chí chính trị. Phe người Chăm là đông nhất, đất Chiêm Thành đến giữa thế kỷ 19 mới chính thức bị xóa sổ, sát nhập vào đất Việt nên “hận Đồ bàn” vẫn còn dâng cao. Phe FULRO Chăm theo đạo Hồi và đi quyên góp được sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo, ở Indonesia, Malaysia, Thailand, đều có cộng đồng người Chăm rất lớn di cư từ thế kỷ 14. FULRO Chăm xin được cả viện trợ của Hồi giáo Ả Rập.
Xung đột ở khu vực này có từ lâu rồi không phải sau 75 mới có. Sách sử có ghi lại nhiều sự kiện nhà Nguyễn đụng độ với người Thượng. Dưới đây là 2 vụ điển hình thời Pháp và thời Mỹ.
Vụ thời Pháp: Mọi người hẳn biết đường Nơ Trang Long. Hồ sơ người Pháp gọi ông là Pou Trang Long. Đây chính là tên của một thủ lĩnh Mnong Bhiet, lãnh đạo của nổi dậy của người Thượng chống lại sự xâm chiếm của người Pháp. Ông cầm cự được gần ¼ thế kỷ từ năm 1901 đến 1935, đánh chiếm đồn bốt Tây và giết rất nhiều sĩ quan Pháp. Người Thượng làm chủ toàn bộ khu vực cao nguyên ngã ba biên giới từ 1915 đến 1933.
Vụ thời Mỹ là năm 1964, đúng ngày thành lập FULRO.
Từ năm 1956, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cử nhiều phái đoàn cố vấn quân sự MAAG (Military Assisstance Advisory Group) lên cao nguyên để thành lập các đơn vị người Thượng chống cộng được gọi là Đội Kháng Chiến Dân sự Bản Địa (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) hay các toán du kích người Thượng. Cho đến năm 1955, khu vực Tây nguyên vẫn do người Pháp nắm quyền hành chánh và thao túng. Đến ngày 10-8-1955 quân đội Pháp mới rút lui khỏi Cao nguyên Trung phần.
Toàn cảnh doanh trại CIDG Buôn Briêng có cả sân bay dã chiến
Đến năm 1964, tổ chức FULRO cài người vào các trại huấn luyện CIDG được người Mỹ đào tạo. Vụ nổi dậy này làm cho chính người Mỹ bất ngờ, ngạc nhiên không hiểu tại sao. Nhà báo Mỹ, Howard Sochurek của tạp chí National Geographic tình cờ lên Cao nguyên Trung Phần để nghiên cứu về các bộ lạc người Thượng đúng vào dịp này đã tường thuật lại với phóng sự trang bìa chi tiết về cuộc nổi dậy đăng trên số đầu tiên của tạp chí National Geographic tháng 1 năm 1965. Theo như phóng sự, có 3000 người Thượng có vũ trang đã nổi dậy và giết chết 29 sĩ quan cũng như người Việt và bắt giữ hơn 20 người Mỹ làm con tin.
Trang bìa trên tạp chí nổi tiếng National Geographic về bài phóng sự đặc biệt của Howard Sochurek. Bức ảnh chụp khoảnh khắc Thiếu tá Edwin Brooks đang dẫn quân nổi dậy rời khỏi đài phát thanh Buôn Mê Thuột
Trên trang của Lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ US ARSOF – US Army Special Operations Forces còn có nhiều tài liệu giải mật về các cuộc điều trần của các sĩ quan Mỹ trực tiếp liên quan đến vụ việc. Ví dụ như liệu có sĩ quan Mỹ nào đồng cảm với người thổ dân mà tham gia lực lượng này không? Sự bất đồng quan điểm giữa sứ quán Mỹ với CIA trong việc sử dụng người Thượng. Xin tóm lược một số chi tiết thú vị như sau:
Theo kế hoạch nổi dậy của FULRO, quân Thượng sẽ chiếm quyền kiểm soát 5 doanh trại CIDG trung tâm trong Vùng II Chiến Thuật (Buôn Mi Ga, Bon Sar Pa, Bu Prăng, Bản Đôn và Buôn Brieng) từ đó làm bàn đạp tiến chiếm Ban Mê Thuột, sau khi kiểm soát và phong tỏa được thành phố sẽ tiến hành đàm phán với VNCH và Mỹ để đòi quyền tự trị.
Lúc đầu người Mỹ tưởng là Việt Cộng tấn công, vì thấy tiến chiếm được cả đài phát thanh Ban Mê Thuột nhưng sau thấy một lá cờ kỳ lạ kéo lên nhìn không phải là cờ Việt Cộng mãi sau mới biết là cờ FULRO.
Lúc đầu tưởng VC tấn công lúc sau thấy lá cờ lạ hoắc hóa ra là cờ FULRO
Một sĩ quan Mỹ thấy súng nổ đằng xa nhảy ra bắn cối về phía tiếng súng và nghĩ là để cản đường tiến công của Việt Cộng thì tự nhiên thấy hơn chục lính Thượng vốn được anh ta huấn luyện hàng ngày giơ tiểu liên và bắt giữ.
Đại uý Y Jhon (người Thượng) với đại uý Trường (VNCH) và đại uý Gillespie (Mỹ), 3 người 3 sắc tộc cắt máu ăn thề kết nghĩa anh em như trong Tam Quốc. Đại uý Y Hon là sĩ quan người Thượng duy nhất trong 5 trại huấn luyện không nổi dậy, và còn giúp giải cứu một xe tải chở đầy tù binh là lính VNCH khỏi bị hành quyết. Tại bốn trại còn lại (Buôn Mi Ga, Bon Sar Pa, Bu Prăng và Bản Đôn), người Thượng đã tước vũ khí và bắt các cố vấn Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ làm con tin. Đại uý Y Jhon sau này trở thành kẻ thù và tội đồ của người Thượng theo như lời điều trần của các sĩ quan Mỹ và bị “bỏ bùa” bởi các thầy cúng mà hoá điên, mặc dù được đưa về Saigon chữa trị bởi các bác sĩ tâm thần của quân Y Mỹ nhưng không khỏi được.
Trại lính CIDG ở Buôn Briêng. đại úy Y Jhon đứng giữa ảnh đang huấn luyện binh lính người Thượng trước khi tiến về Buôn Mê Thuột để dập tắt chính cuộc nổi dậy của đồng bào mình
Đại úy Y Jhon đang giải cứu các quân nhân người Kinh (VNCH) ngay trong tổng hành dinh của quân nổi dậy
Từ trái sang đại uý Gillespie (Mỹ), đại uý Y Jhon (Thượng) đang tay trong tay đại uý Trường (VNCH) 3 người 3 sắc tộc cắt máu ăn thề kết nghĩa anh em vườn đào
Nghi lễ có thầy cúng và sự chứng kiến của anh em CIDG
Lực lượng huấn luyện quân sự Mỹ sau đó phải dừng và việc kiểm soát súng đạn trong các đơn vị tác chiến miền núi là do người Việt (Kinh) quản lý.
Sau vụ này thì các chính sách của VNCH với người Thượng có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Nguồn: Steve Tran
lịch sử
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian