Chúng ta có phải bị “thao túng tâm lý” tập thể khi coi thứ 2 là NGÀY TỒI TỆ NHẤT TUẦN?

  1. Xã hội

Với mình nhé, ngày nào đi làm về cũng mệt mỏi ngang nhau cả, ngay cả thứ 6, thứ 7 - những ngày cuối tuần, khi làm xong mấy hôm ấy sẽ được nghỉ ngơi. Mình thấy thứ 2 đỡ mệt mỏi hơn, vì trước đó bản thân được nghỉ ngơi rồi. Nhưng mọi người lại nghĩ đó là ngày mệt mỏi và uể oải nhất bởi vì họ thường nuối tiếc hai ngày nghỉ trôi qua nhanh, mong muốn được nghỉ thêm, thậm chí mang gương mặt ủ rũ cùng tâm trạng cáu kỉnh xuất hiện ở chỗ làm. Thuật ngữ này lần đầu tiên được công bố vào năm 2005 và dần trở nên phổ biến để ám chỉ việc con người uể oải, mệt mỏi, không muốn học tập, làm việc khi bắt đầu tuần mới.

Liệu đây chỉ là một nỗi sợ sinh ra trong suy nghĩ của mỗi người thông qua truyền thông, truyền miệng, mọi người tự “bảo nhau” và do hiệu ứng lan truyền nên mọi người mới có sự phân biệt đối xử như thế với thứ 2?

Từ khóa: 

xã hội

Theo NDTV, lý do Tổ chức Kỷ lục Guiness thế giới trao danh hiệu này bởi thứ hai mang đến cho nhiều người cảm giác buồn chán, chậm chạp.

Bởi vì thứ 2 vốn là cái ngày mà phần lớn chúng ta không ưa thích nhất mà. Ngay cả hồi xưa chưa đi làm, đi học thôi cũng chỉ mong nhanh đến thứ 7 để được nghỉ ngơi, đi chơi thoải mái mà không màng đến bài tập, được ngủ nướng đến trưa. Sau này đi làm thì thứ 2 vẫn là ngày mệt mỏi và uể oải nhất trong tuần (theo mình thấy là thế). Bởi vì sau thứ bảy và chủ nhật nghỉ ngơi, thứ hai là ngày đầu tiên mà mọi người phải quay trở lại với guồng quay của mình. Và cái guồng quay ấy thì đâu có ai muốn nhanh chóng tiếp tục đâu. Chúng ta luôn muốn nghỉ ngơi cơ mà. Nên là mình không nghĩ chúng ta bị “thao túng tâm lý" hay do hiệu ứng lan truyền mà không thích thứ 2 đâu. Thực tế vốn như thế mà. 

Trả lời

Theo NDTV, lý do Tổ chức Kỷ lục Guiness thế giới trao danh hiệu này bởi thứ hai mang đến cho nhiều người cảm giác buồn chán, chậm chạp.

Bởi vì thứ 2 vốn là cái ngày mà phần lớn chúng ta không ưa thích nhất mà. Ngay cả hồi xưa chưa đi làm, đi học thôi cũng chỉ mong nhanh đến thứ 7 để được nghỉ ngơi, đi chơi thoải mái mà không màng đến bài tập, được ngủ nướng đến trưa. Sau này đi làm thì thứ 2 vẫn là ngày mệt mỏi và uể oải nhất trong tuần (theo mình thấy là thế). Bởi vì sau thứ bảy và chủ nhật nghỉ ngơi, thứ hai là ngày đầu tiên mà mọi người phải quay trở lại với guồng quay của mình. Và cái guồng quay ấy thì đâu có ai muốn nhanh chóng tiếp tục đâu. Chúng ta luôn muốn nghỉ ngơi cơ mà. Nên là mình không nghĩ chúng ta bị “thao túng tâm lý" hay do hiệu ứng lan truyền mà không thích thứ 2 đâu. Thực tế vốn như thế mà. 

Vì thứ hai vốn là ngày bắt đầu một tuần làm việc mệt mỏi với đống công việc ngổn ngang chưa giải quyết trong khi những ngày cuối tuần trước kia cho phép chúng ta trốn khỏi những bận rộn ấy mà tận hưởng những thú vui giải trí của mình.Thậm chí nhiều người còn cảm thấy chán chường và căng thẳng khi đối diện với hàng tá công việc phải được giải quyết trong một tuần trước mắt đấy. Đây là câu chuyện không riêng gì một ai mà với nhiều người khác, đặc biệt là những người chung cơ quan. Nói chung thứ 2 không có lỗi, lỗi là ở chúng ta vì thứ 2 là ngày tâm trạng chúng ta khó chịu nhất.

Chính vì cảm giác đó, nên với nhiều người trẻ, họ thú thật thứ hai là ngày khiến họ ngột ngạt, làm việc không có hiệu quả năng suất lao động cao. Sự chán chường làm bản thân trì trệ, không có sự hứng thú, không có năng lượng để toàn tâm toàn ý với công việc, học tập. Và rồi, họ chỉ mong “giá như đừng có... thứ hai”.

Vì thứ hai vốn là ngày bắt đầu một tuần làm việc mệt mỏi với đống công việc ngổn ngang chưa giải quyết trong khi những ngày cuối tuần trước kia cho phép chúng ta trốn khỏi những bận rộn ấy mà tận hưởng những thú vui giải trí của mình.Thậm chí nhiều người còn cảm thấy chán chường và căng thẳng khi đối diện với hàng tá công việc phải được giải quyết trong một tuần trước mắt đấy. Đây là câu chuyện không riêng gì một ai mà với nhiều người khác, đặc biệt là những người chung cơ quan. Nói chung thứ 2 không có lỗi, lỗi là ở chúng ta vì thứ 2 là ngày tâm trạng chúng ta khó chịu nhất.

Chính vì cảm giác đó, nên với nhiều người trẻ, họ thú thật thứ hai là ngày khiến họ ngột ngạt, làm việc không có hiệu quả năng suất lao động cao. Sự chán chường làm bản thân trì trệ, không có sự hứng thú, không có năng lượng để toàn tâm toàn ý với công việc, học tập. Và rồi, họ chỉ mong “giá như đừng có... thứ hai”.