Chúng ta biết sử Trung Quốc qua phim ảnh thì con đường tiếp cận sử Việt Nam nếu thông qua phim ảnh có thành công không?

  1. Lịch sử

Những điểm chưa hấp dẫn trong phim dã sử ở Việt Nam?

Từ khóa: 

lịch sử

Việt Nam mình vẫn còn khắt khe quá trong việc kiểm duyệt nội dung. Và thực sự thì độc giả hay khán giả vẫn có thói quen chém tơi bời những tác phẩm vừa mới ra mắt

Trả lời

Việt Nam mình vẫn còn khắt khe quá trong việc kiểm duyệt nội dung. Và thực sự thì độc giả hay khán giả vẫn có thói quen chém tơi bời những tác phẩm vừa mới ra mắt

Chắc bạn cũng biết bộ phim đình đám gần đây thuộc thể loại cung đấu Diên hy công lược? Trong phim dù lịch sử Càn Long hay nhà Thanh có hấp dẫn như thế nào thì cũng đã từng bị quân Tây Sơn của Hoàng đế Quang Trung đánh bại… Nên đất để các đạo diễn, biên kịch nhà sản xuất phim ở VN tạo nên các bộ phim hay về lịch sử là không hề ít.

Thực tế VN làm khá nhiều bộ phim cổ trang. Trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long như Huyền sử thiên đô (kịch bản: Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn: NSƯT Đặng Tất Bình - Thanh Phong), Thái sư Trần Thủ Độ (kịch bản: Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn: Đào Duy Phúc)… và các bộ phim này đều gặp phải khó khăn, trầy trật trước khi lên sóng. Được đầu tư trên dưới 60 tỉ đồng, cả hai phim đều bị “đắp chiếu” từ 1 đến 3 năm vì những lý do “nhạy cảm lịch sử” hoặc “chưa phù hợp” (dù sau đó Thái sư Trần Thủ Độ nhận 3 giải Cánh diều vàng cho biên kịch, đạo diễn và phim truyền hình xuất sắc nhất).

Hay gần đây hơn dự án dã sử diễn họa Việt sử kiêu hùng nhận được sự yêu thích khá lớn từ giới trẻ. 

Nhìn chung mình thấy cái khó của các bộ phim về lịch sử của VN là cần phải duyệt - chỉnh sửa rất nhiều trước khi phát, rồi các “sử gia trên mạng” soi - chém tơi bời… nếu bị cho là sai lệch/xuyên tạc lịch sử. Điều này phần nào sẽ khó khăn và sự mệt mỏi cho các nhà sáng tạo, còn nếu 100% lịch sử thì phim sử chỉ có thể dưới dạng các tập phim tài liệu ngắn mà thôi. 

Mình nghĩ phim ảnh, truyện hay game... là các nội dung có thể khiến cho các câu chuyện lịch sử dễ tiếp cận một cách phổ cập, đại chúng hơn tới lớp trẻ. Từ những câu chuyện , cấu tứ ấy có thể kích thích mọi người tìm hiểu và đoc để tìm hiểu lịch sử nhiều hơn

Vấn đề mình nghĩ là từ góc độ các nội dung này thì chúng ta nên tập trung tiếp cận từ góc độ chính sử hay dã sử? 

Ở Việt Nam hiện nay dư luận và các nhà quản lý dường như vẫn chưa đủ cởi mở ở góc độ "dã sử"; chính sử thì cũng Ko biết thế nào là chính xác  nên cơ ban làm các phim lịch sử thực sự quá rủi ro:

  • Chi phí rất cao: đầu tư về bối cảnh, trang phục quá lớn. Thiếu các phim trường để làm phim lịch sử như ở Trung Quốc nên khi làm phim tự xây dựng bối cảnh quad tốn kém.
  • Những khó khăn về kiểm duyệt như mình nói ở phía trên, do dư luận và các nhà quản lý văn hoá chưa thật sự rõ ràng và cởi mở .