Chứng minh quan điểm: Các triều đại phong kiến Việt Nam đều xem pháp luật là công cụ quan trọng để xây dựng tổ chức và vận hành bộ máy chính quyền,bảo vệ quyền và lợi ND?
lịch sử
Lịch sử của đất nước ta luôn gắn liền với quá trình chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước và thiết lập mô hình quân chủ chuyên chế. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng đề cao pháp luật trong quá trình cai trị. Pháp luật được xem là công cụ để quản lý xã hội, xây dựng nhà nước tập quyền, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, giám sát, đề cao trách nhiệm của quan chức trong quá trình thực thi công vụ.
Để phân tích rõ ràng hơn về vấn đề này, hãy cũng mình nhìn lại cách một số triều đại trong lịch sử Việt Nam sử dụng pháp luật để xây dựng chính quyền và bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê (939-1009)
Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền tự chủ, ở Triều Ngô đã bước đầu có sự xuất hiện của pháp luật, ít nhất là về cách thức tổ chức bộ máy hành chính, chính quyền triều đình trung ương ("đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục"). Bên cạnh việc kế thừa hệ thống luật tục, tập quán ở giai đoạn trước, thì đây là nền tảng quan trọng để nhà Ngô vận hành bộ máy nhà nước và phát triển xã hội.
Đến Triều Đinh (968-980), các yếu tố căn bản của một chính quyền độc lập đã hiện diện, vua cho: "đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư..."; "bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo". Trong tổ chức chính quyền, nhà Đinh bắt đầu chú trọng hơn đến cấp chính quyền địa phương khi vừa kế thừa hệ thống tổ chức hành chính thời nhà Khúc, vừa thay thế hai cấp phủ, châu bằng cấp đạo để tiện việc quản lý. Một nguyên tắc trong đời sống chính trị pháp lý thời Đinh đó là: đề cao "phép" - pháp luật, nghiêm trị những hành vi "trái phép" - vi phạm pháp luật.
Triều Tiền Lê (890-1009), đã tiến hành cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật. Các công việc quan trọng của quốc gia như "định luật lệnh, chọn quân lính, chia tướng hiệu làm hai ban, đổi mười đạo làm phủ, lộ, châu" đã được tiến hành bài bản hơn so với hai triều đại trước. Chính quyền địa phương đã được tổ chức thành 5 cấp; quân đội được định theo ngạch quân 10 đạo, quy định khung biên chế quân đội trong cả nước. Như vậy, nhà Tiền Lê đã chính thức tiến hành hoạt động lập pháp, các văn bản pháp luật đơn hành của nhà vua đã xuất hiện và là công cụ để quản lý các lĩnh vực của đời sống đất nước.
Triều đại Lý - Trần - Hồ (1010-1407)
Triều Lý (1010-1025): Lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ luật thành văn - bộ Hình thư đã được ban hành năm 1042, vào đời vua Lý Thái Tông. Bộ Hình thư nhà Lý gồm 3 quyển, tuy sớm thất truyền, nhưng là thành tựu to lớn trong lịch sử pháp luật Đại Việt, minh chứng nhà nước phong kiến Việt Nam đã có thể có một nền pháp luật thống nhất trong cả nước, đủ khả năng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Triều Trần (1225-1400): So với triều Lý, công việc pháp điển hóa, tập hợp hóa pháp luật ở triều Trần được chú trọng hơn. Triều Trần đã ban hành bộ Hình thư (năm 1341), cùng nhiều văn bản tập hợp hóa như: Quốc triều thông chế (1230), Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều đại điển (1341), Hoàng triều Ngọc điệp (1267), Công văn cách thức (1290) cùng nhiều văn bản đơn hành của nhà vua như đạo, chiếu, lệnh quy định về các lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng, kinh tế...
Triều Hồ (1400-1407): Ban đầu, nhà Hồ về cơ bản tiếp tục cho thi hành pháp luật của các triều đại Lý - Trần để ổn định xã hội, "phòng khi lòng dân nhớ tục cũ". Sau đó, đã dần thực hiện hàng loạt các cuộc cải cách với mục đích khôi phục sức mạnh của chính quyền trung ương, bảo vệ và phát triển đất nước. Điển hình phải kể đến những chính sách quan trọng như: chính sách hạn điền (năm 1397), chính sách hạn nô (năm 1401), các chính sách cải cách kinh tế, xã hội khác như phát hành tiền giấy, thống nhất đơn vị đo lường, đổi mới chế độ thuế khóa, chính sách về an ninh lương thực quốc gia, đồng thời cho "sửa lại luật hình", ban hành bộ Đại ngu quan chế hình luật.
Triều Hậu Lê(đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI): Triều Hậu Lê được xem là triều đại có đời sống pháp luật phong phú nhất. Ngay từ thời Lê Thái Tổ, cùng với việc kiện toàn bộ máy nhà nước, việc xây dựng pháp luật đã rất được chú trọng. Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật triều Lê đã thể hiện những điểm tiến bộ khi quy định về sở hữu, thừa kế, hợp đồng. Trong thừa kế, pháp luật đã ghi nhận cả quyền thừa kế của con gái, con nuôi, người vợ; trong lao động, phụ nữ được trả công ngang bằng với đàn ông: "không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà" (Điều 23 Quốc triều hình luật). Đây được xem là những điểm tiến bộ vượt bậc của pháp luật Hậu Lê, khi đã vượt ra khỏi định kiến Nho giáo "trọng nam khinh nữ" thông thường.
Triều Nguyễn (1832-1884): Nhằm xây dựng một nền quân chủ chuyên chế với quyền lực tập trung vào nhà Vua, một bộ máy hành chính mạnh, đất nước ổn định, phát triển, nhà Nguyễn càng ý thức rõ vai trò của pháp luật trong đời sống. Công tác xây dựng pháp luật được nhà Nguyễn chú trọng, với các thành tựu điển hình như: Bộ Hoàng Việt luật lệ (1815), Hội điển toát yếu (1833), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1843-1855), Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam điển lệ toát yếu...
Tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng tựu chung lại, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đã nhận thấy vai trò to lớn của pháp luật, đều xem pháp luật là công cụ quan trọng để xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy chính quyền; bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân và đặc biệt là kiểm soát, nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực nhà nước, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ quan lại trong quá trình thực thi công vụ.
Hy vọng câu trả lời sẽ giúp ích được cho bạn ^^
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bành Phương Linh