Chứng khoán Việt Nam giảm 4% có phải là dấu hiệu tạo đáy

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Tin Tức

Tại sao một ngày giảm mạnh nhất trong 1 tháng qua lại là một chỉ báo cho việc thị trường đang tạo đáy?

Trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu về thuật ngữ Wash Out, đây là một chỉ báo kỹ thuật rất uy tín và cho độ chính xác cao.

Khái niệm:

Wash out là một thuật ngữ để biểu hiện trạng thái một phiên giao dịch hoảng loạn của nhà đầu tư. Đây là phiên mà thị trường chứng khoán chứng kiến sự bán tháo với lượng cung tăng dồn dập. Cổ phiếu giảm kịch biên độ, bên bán áp đảo, thậm chí không ai dám mua hàng giá sàn vào những phiên này.

Tuy nhiên, sau đó thị trường có thể quay đầu tăng ngay hoặc bước vào giai đoạn thị trường đi ngang (sideways), dần dần hồi phục trở lại và bước sang giai đoạn tăng điểm.

Cách nhận biết Wash out:

Wash out hay bị nhầm lẫn với Bear Trap (bẫy giảm giá) do chúng đều là một phiên giảm giá, rũ bỏ rất mạnh của thị trường. Sự khác biệt rõ ràng nhất là Bear Trap nằm ở đầu chu kì giảm, còn Wash out là ở cuối chu kì. 
"Wash out đại diện cho đỉnh của sự tuyệt vọng, chán nản, hoảng loạn sau một chuỗi ngày giảm điểm kéo dài liên tiếp của thị trường"
https://cdn.noron.vn/2022/10/03/6224173305414089-1664811365.jpg
Phiên Wash out điển hình vào đầu tháng 7 năm 2018 kết thúc chu kì 3 tháng giảm giá của Vnindex.
Vậy làm thế nào để chúng ta nhận biết hiện tại đang là cuối chu kì giảm?
Thực sự không ai có thể nhận định được đâu là đáy của thị trường, nhưng chúng ta có thể dựa vào một chỉ báo đáng tin cậy khác là RSI để xác định vùng đáy ngắn hạn - nơi mà cho khả năng đảo chiều cao nhất.

RSI là tên gọi viết tắt của cụm từ Relative Strength Indicator, chỉ số RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, một chỉ báo sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán. Nguồn gốc ra đời của chỉ báo này đó là từ J.Welles Wilder và được chính thức biết đến từ năm 1978. 

Chỉ báo RSI sẽ so sánh về tỷ lệ tương quan giữa số ngày giá chứng khoán tăng so với số ngày giá chứng khoán giảm với khoảng dao động dữ liệu từ 0 đến 100 (trong đó mức trung bình là 50). 

Tóm gọn : chúng ta sẽ dùng chỉ số RSI để xác định giai đoạn "quá mua (RSI trên 70)" - "quá bán (RSI dưới 30)" của thị trường.

Nếu nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thấy RSI trên 70, họ sẽ không tham gia, và thấy RSI dưới 30 họ sẽ bắt đầu cân nhắc điểm vào lệnh.

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/78982014412834347-1664812643.jpg

Hiện tại RSI của Vnindex là 18. Đối chiếu với một số lần RSI chạm mốc 18 - 20 trong 7 năm qua, ta đều thấy xuất hiện nhịp phục hồi ngay sau đó, yếu nhất là 4,8% và mạnh nhất là 20%.

=> RSI và Wash Out cùng kết hợp, cho chỉ báo tin cậy rất cao.

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/6224173305414150-1664813153.jpg

Lần giảm mạnh gần đây nhất vào tháng 4/2022, khi RSI của VNI rơi về vùng 20, ở cuối xu hướng giảm đã xuất hiện 2 phiên wash out giảm hơn 8%. Sau đó thị trường hồi phục tăng 13,3%.

Hay như 2 lần Wash out kèm RSI dưới 30 vào năm 2020, thị trường sau đó cũng đảo chiều vào xu hướng tăng.

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/78982014412834380-1664813481.jpg

Vậy chỉ cần dựa vào các chỉ báo kỹ thuật là sẽ dễ dàng bắt được đúng đáy? Thực chất chỉ báo kỹ thuật chỉ để dự đoán xu hướng trong tương lai chứ không khẳng định tương lai, nhưng nếu phân tích thêm vĩ mô, ta có thể có thêm thông tin để tăng thêm độ tin cậy cho nhận định về vùng đáy của thị trường.

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường giai đoạn hiện tại:

  • Fed vừa tăng lãi suất thêm 0.75 điểm vào tháng 9
  • Ngân hàng nhà nước nâng trần lãi suất huy động thêm 1%
  • Đồng đô la vượt đỉnh gây bất ổn về tình hình tỷ giá do kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang cạn dần.
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ và Việt Nam đều đã vượt đỉnh cũ.
  • Kế hoạch tăng lãi suất của Fed ngày càng diều hâu, nâng mức trần lãi suất dự định tăng từ nay đến năm 2023 từ 3,8% lên 4,6%
  • Thị trường chứng khoán toàn cầu đang rớt giá rất mạnh.

Lãi suất và chứng khoán luôn ngược pha với nhau, lãi suất tăng thì chứng khoán giảm và ngược lại. Do đó tháng 9 vừa qua sự tăng giá đột biến của đồng đô la và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ đã khiến thị trường toàn cầu đổ dốc. 

Tuy nhiên 2 chỉ số này đang có dấu hiệu tạo đỉnh và bước vào xu hướng giảm 

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/6224173305414164-1664814307.jpg

Ngày 3/10 lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm sốc 5%

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/78982014412834387-1664814321.jpg

Đồng đô la cũng đang suy yếu trong 1 tuần qua

Vậy điều gì đã khiến cho 2 chỉ số này sụt giảm? 

Đó chính là vì chỉ số PMI của Mỹ đã bị giảm một cách nghiêm trọng trong tháng 9/2022 vì chính sách diều hâu của FED.

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/6224173305414170-1664814608.jpg

Trước đó các nhà hoạch định kinh tế dự báo PMI tháng 9 của Mỹ sẽ dao động quanh mức 52.2 nhưng con số thực tế lại gây hoảng sợ vì chỉ đạt 50.9

PMI nếu giảm dưới 50 là cảnh báo chỉ số sản xuất của một nền kinh tế đang bị suy yếu, báo động đỏ. Trong lịch sử của Mỹ 5 năm trở lại đây chỉ có duy nhất năm 2020 PMI giảm dưới 50 điểm, khi đó cả thế giới đang phải đóng cửa vì đại dịch covid 19.

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/78982014412834391-1664814724.jpg

Thị trường chứng khoán Mỹ đang bật tăng mạnh hơn 700 điểm vì nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ phải xem xét lại chính sách tăng lãi suất diều hâu của mình, ông Powell được xem là đang đẩy Mỹ vào bờ vực suy thoái. 

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/78982014412834405-1664815128.jpg

Chắc chắn vào tháng 11 tới đây, Fed sẽ phải cân nhắc việc tăng lãi suất một cách nhẹ nhàng hơn để cứu nền kinh tế Mỹ. Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ dễ thở hơn một chút và đi vào nhịp phục hồi trong ngắn hạn.

Update : Fed đã bắt đầu họp khẩn ngày 3/10 

 
 
 
 

Nhà đầu tư đang kỳ vọng Fed sẽ quay trở lại chính sách năm 2021 : Mua trái phiếu để giảm lãi suất cho vay dài hạn, nhằm kích thích sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Nếu điều này là sự thực thì sẽ là tin rất tốt cho thị trường tài chính toàn cầu.

Nguồn : Trường Vũ Stock

P/s : Liên hệ zalo 0333888020 để Trường mời bạn tham gia vào cộng đồng đầu tư chứng khoán nhé.
Từ khóa: 

chứng khoán

,

giầu bền vừng

,

đầu tư chứng khoán

,

đầu tư & tài chính

,

tin tức

Cái đáy chỉ được gọi là đáy khi nó bắt đầu có dấu hiệu ngóc dậy thôi. Từ rất nhiều năm trước đã có 1 chuyên gia khẳng định động lực của chứng khoán Việt Nam là : VĨ MÔ VĨ MÔ VÀ VĨ MÔ.

Vĩ mô Việt Nam có gì?

Chính trị tranh sáng tranh tối, 4 vạn người rời khỏi hệ thống công quyền khiến bộ máy hành chính tựa như 1 tập đoàn lớn đang gặp khủng hoảng nhân sự....

Kinh tế hướng ngoại cũng gặp tình cảnh chưa rõ ràng, cả châu Âu và Mỹ đang đứng trước viễn cảnh suy thoái kinh tế lâu dài trong khi Nga - Ukraina tiềm tàng những dấu hiệu của xung đột mở rộng...

Các vấn đề xã hội thực tế đều đang bị bỏ qua trong các chương trình nghị sự, hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam đang bị frag thành từng mảnh thiếu định hướng và tầm nhìn của 20-30 năm tới.

Việt Nam đã vượt qua thời đại của các công ty nhỏ vốn tính bằng triệu đô, tầm nhìn của chúng ta giờ đây là tỷ đô và nhiều tỷ đô, nhưng lại thiếu dẫn dắt, tầm nhìn và tư duy điều hành của quản trị nhà nước, vì thế dòng tiền vô tận từ 30 năm tăng trưởng kinh tế thay vì kéo vào sản xuất lại tiến vào các tài sản cố định như đất đai, hủy hoại gần như toàn bộ thành quả của 30 năm đổi mới xã hội, các vùng nông thôn bị băm nát bởi giá đất cao và thành thị thì đầy ứ những con người không tương lai.

Nói chung là, nhìn từ khía cạnh nào, vấn đề lớn nhất của TTCK VN hiện nay là không ai biết 4 năm-6 năm nữa hay 20 năm nữa Việt Nam sẽ như thế nào, nguyên nhân chính là tư duy tổng thể chưa xuất hiện, và có thể sẽ không xuất hiện.

Quay trở lại câu chuyện VĨ MÔ VĨ MÔ VĨ MÔ...

Trả lời

Cái đáy chỉ được gọi là đáy khi nó bắt đầu có dấu hiệu ngóc dậy thôi. Từ rất nhiều năm trước đã có 1 chuyên gia khẳng định động lực của chứng khoán Việt Nam là : VĨ MÔ VĨ MÔ VÀ VĨ MÔ.

Vĩ mô Việt Nam có gì?

Chính trị tranh sáng tranh tối, 4 vạn người rời khỏi hệ thống công quyền khiến bộ máy hành chính tựa như 1 tập đoàn lớn đang gặp khủng hoảng nhân sự....

Kinh tế hướng ngoại cũng gặp tình cảnh chưa rõ ràng, cả châu Âu và Mỹ đang đứng trước viễn cảnh suy thoái kinh tế lâu dài trong khi Nga - Ukraina tiềm tàng những dấu hiệu của xung đột mở rộng...

Các vấn đề xã hội thực tế đều đang bị bỏ qua trong các chương trình nghị sự, hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam đang bị frag thành từng mảnh thiếu định hướng và tầm nhìn của 20-30 năm tới.

Việt Nam đã vượt qua thời đại của các công ty nhỏ vốn tính bằng triệu đô, tầm nhìn của chúng ta giờ đây là tỷ đô và nhiều tỷ đô, nhưng lại thiếu dẫn dắt, tầm nhìn và tư duy điều hành của quản trị nhà nước, vì thế dòng tiền vô tận từ 30 năm tăng trưởng kinh tế thay vì kéo vào sản xuất lại tiến vào các tài sản cố định như đất đai, hủy hoại gần như toàn bộ thành quả của 30 năm đổi mới xã hội, các vùng nông thôn bị băm nát bởi giá đất cao và thành thị thì đầy ứ những con người không tương lai.

Nói chung là, nhìn từ khía cạnh nào, vấn đề lớn nhất của TTCK VN hiện nay là không ai biết 4 năm-6 năm nữa hay 20 năm nữa Việt Nam sẽ như thế nào, nguyên nhân chính là tư duy tổng thể chưa xuất hiện, và có thể sẽ không xuất hiện.

Quay trở lại câu chuyện VĨ MÔ VĨ MÔ VĨ MÔ...

Mình nghĩ phải về 1000 mới dừng được.

Một bài phân tích hay, đúng thời điểm em đang cần nghiên cứu tại sao giá cổ phiếu lại tụt dốc thảm hại đến vậy?