Chức năng của ngôn ngữ?
xã hội
1. Ngôn ngữ có chức năng làm công cụ giao tiếp. Chức năng trung tâm của ngôn ngữ là chức năng làm công cụ giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết... với nhau và tác động đến nhau.Nhờ thực hiện vai trò này ngôn ngữ trở thành một trong những động lực tối quan trọng bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội Loài người
2. Chức năng làm công cụ tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện, là "nơi tàng trữ" các kết quả của hoạt động tư duy. Các hiểu biết, các trải nghiệm và tri nhận của con người về thế giới vật chất và tinh thần của nhân loại đều được tàng trữ trong ngôn ngữ. Nó chính là phương tiện phản ánh tư duy
3. Chức năng làm nhân tố cấu thành văn hóa và lưu giữ, truyền tải văn hóa. Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền văn hóa tộc người. Chính ngôn ngữ đóng vai trò như 1 tấm gương phản ánh nội dung văn hóa,lưu giữ và truyền tải văn hóa từ thế hệ trước sang thế hệ sau
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Diệu Khải Diệu
Cành Liễu Mành Bẻ Thuở Đương Tơ
1)Chức năng làm công cụ giao tiếp
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với 1 mục đích nhất định nào đó. Hoạt động giao tiếp cần có:
- Người nói (viết) và hành vi nói ra (hành vi tạo lập diễn ngôn – văn bản)
- Thông điệp cần truyền đi
- Người nghe (đọc) và hành vi hiểu diễn ngôn – văn bản
- Bối cảnh giao tiếp và phương tiện chung để giao tiếp.
Chức năng trung tâm của NN là chức năng làm công cụ giao tiếp. Nhờ có chức năng này, NN trở thành một trong những động lực tối quan trọng bảo đảm sự tồn tại & phát triển của XH loài người.
NN là công cụ giao tiếp giữa người với người, nhưng không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau trong quá trình này. Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin & truyền đạt thông tin là những đơn vị định danh như từ, cụm từ; và những đơn vị thông báo như câu, văn bản. Trong khi đó, những đơn vị như âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham gia quá trình giao tiếp vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo các đơn vị lớn hơn ở trên.
Phương tiện phổ biến nhất, tiện lợi nhất, có năng lực nhất, kì diệu nhất để con người giao tiếp với nhau chính là NN. Lênin nói rằng NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Vì, trên góc độ lịch sử hay xét 1 cách toàn diện, không có 1 phương tiện giao tiếp nào có thể so sánh được với nó.
So với NN, các phương tiện giao tiếp khác của con người (điệu bộ, cử chỉ, âm thanh, âm nhạc…) chỉ có thể đóng vai trò phương tiện bổ sung, khắc phục hạn chế cho nó. Có thể NN bị hạn chế về không gian hay thời gian, nhưng không có phương tiện giao tiếp nào sánh được với NN về độ phong phú thông tin và phức hợp về tổ chức. Các phương tiện giao tiếp bổ sung ấy không đủ sức để phản ánh những hoạt động & kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp thuộc phạm trù nhận thức & tư duy của con người.
2) Chức năng làm công cụ tư duy
Để thực hiện chức năng làm phương tiện giao tiếp, NN đồng thời thực hiện 1 chức năng cực kỳ quan trọng nữa là chức năng phản ánh – chức năng làm công cụ cho con người tư duy bằng khái niệm.
NN là phương tiện, là nơi tàng trữ các kết quả của hoạt động tư duy. Các hiểu biết, trải nghiệm, tri nhận của con người về thế giới vật chất & tinh thần của nhân loại đều tàng trữ trong NN dưới dạng các khái niệm, nội dung được chứa đựng trong từ ngữ.
a)Khi giao tiếp, con người cần phải nói với nhau về một cái gì đó. Mệnh đề này cần có yếu tố: Một là con người đã có 1 cái gì đó (những kết quả của nhận thức, tư duy, hoạt động tinh thần, cảm xúc…) cần phải được truyền đạt – đây là phương diện nội dung của NN. Hai là phương tiện đề truyền đạt những thông tin đó, hay là phương tiện vật chất để truyền tải nội dung của NN.
Ý thức cần được hiểu rộng hơn tư duy. Nó là tập hợp hoàn chỉnh những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là 1 quá trình nhận thức mà thôi. Tư duy là 1 bộ phận cấu thành ý thức.
VD như ta không thể “nói” 1 tiếng hắt hơi, ợ hay ho (vì nó là những âm thanh phát ra vô thức do hoạt động thuần sinh lý). Tuy nhiên, ta có từ “ho” “ợ” hay “hắt hơi”.
Vốn tri thức, hiểu biết của con người được tàng trữ nhờ NN, rồi chính nhờ NN mà người ta có thể truyền thụ đi tri thức. Tức là không chỉ có mặt “truyền đi” mà cả “nhận thức” “truyền tải về” tri thức.
Về mặt sinh lí học, sự truyền đạt tri thức bằng NN là hiện tượng NN tham gia vào việc tạo lập “liên hệ lâm thời”, 1 hoạt động khác biệt giữa con người và động vật. Nghĩa là người ta không cần thiết phải quen trực tiếp với sự vật mà vẫn biết ít nhiều nó là gì, như thế nào…
Cần phải rõ rằng NN và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau, ko tách rời nhau, nhưng ko phải là một. Với thực tại KQ, NN là công cụ để định danh, gọi tên sự vật – hiện tượng. NN cũng là 1 công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại KQ.
3) Chức năng hệ quả: sáng tạo văn học, lưu trữ, thi pháp.
NN là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền văn hóa tộc người. Nó cũng là tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữ và chuyển tải văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cả nền văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần của mỗi tộc người bao giờ cũng được ghi lại, được phản ánh trong NN của tộc người đó.
VD như, người Việt sống ở vùng nhiệt đới nên có hàng loạt cách gọi tên cho các loài thực vật thuộc họ “tre” là: tre, tre gai, tre la ngà, nứa, trúc, mai, vầu, giang…trong khi châu Âu chỉ có tên gọi bamboo. Ngược lại, tuyết là một thứ không quen thuộc với người Việt, nên chỉ có từ vay mượn từ tiếng Hán, trong khi người Eskimo ở Bắc Mỹ lại có tới hơn ba chục loại tuyết khác nhau.
NN còn có vai trò quan trọng trong chức năng nghệ thuật – thi ca- thi pháp. Chức năng này đời hỏi NN cần phải có tính thẩm mĩ, tính biểu cảm cao. Trong đó, biểu hiện của chức năng thẩm mĩ là tính hình tượng – thẩm mĩ, và tính đa nghĩa - thẩm mĩ.
VD chức năng hình tượng – thẩm mĩ:
Lá bàng đang đỏ trên cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời (Tố Hữu)
14 âm tiết trong cặp lục bát trên có tới 6 âm tiết mang vần “ang”, 1 nguyên âm “a” và 1 phụ âm vang mũi “ng”. Điều này góp phần mở ra không gian cao, rộng, êm nhẹ cho 2 câu thơ.
VD chức năng đa nghĩa – thẩm mĩ:
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc…
Động từ nghe ở đây không còn là động từ ngoại động thể hiện sự tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài cuộc sống đập vào tai nữa, mà nó còn là sự cảm nhận, sự nhảy cảm tinh tế của giác quan con người trước sự đổi mùa.