Chức năng của báo chí là gì?
kiến thức chung
Thuật ngữ chức năng (xuất phát từ tiếng Latinh: functio, còn có nghĩa là mục đích, công dụng, tác dụng) được hiểu là tổng hợp của tất cả vai trò, vị trí, tác dụng của một hoạt động nào đó trong đời sống xã hội. Những tri thức về chức năng có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Đó là cơ sở để nghiên cứu những mối liên hệ của các sự kiện, hiện tượng, quá trình; đồng thời, xác định phương hướng và biện pháp hành động một cách có hiệu quả. Nói đến chức năng của báo chí chính là nói đến mục đích của hoạt động báo chí, nói đến vấn đề người ta viết báo để làm gì; vì sao công chúng đọc, xem, nghe tác phẩm báo chí; ý nghĩa xã hội của báo chí ra sao khi phân tích vị trí, vai trò của báo chí, ít nhiều cũng đã đề cập đến các chức năng của báo chí, nói đến lí do tồn tại và sức sống không gì thay thế được của báo chí trong đời sống. Tuy nhiên, báo chí nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung là một hiện tượng tinh thần độc đáo, phức tạp, muốn xác định chức năng của nó cần phải xem xét trên nhiều quan hệ khác nhau.
Hướng tiếp cận chức năng của báo chí Do tính chất phức tạp của hoạt động báo chí và do sự đa dạng về quan điểm, phương pháp, mục tiêu nghiên cứu báo chí của các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài, việc xác lập chức năng của báo chí khó tìm được tiếng nói chung. Vì thế, để hạn chế sự tùy tiện và cảm tính trong nghiên cứu về chức năng của báo chí, cần chú trọng đến mấy điểm: - Phân biệt chức năng/nhiệm vụ - Về số lượng và tên gọi các chức năng - Các chức năng có quan hệ chi phối, phụ thuộc lẫn nhau - Báo chí là một trong những những loại hình tham gia thực hiện các chức năng chung trong xã hội - Chức năng có tính lịch sử.
Các nhóm chức năng cơ bản của báo chí Chức năng thông tin – giao tiếp Chức năng tư tưởng Chức năng tổ chức quản lý và giám sát xã hội Chức năng khai sáng và giải trí Chức năng kinh tế - dịch vụ.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Mạnh Hoàng