Chuẩn hóa tên riêng tiếng Việt?
kiến thức chung
Danh từ riêng là những danh từ dùng để làm tên riêng, dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng riêng lẻ
Vd
• Tên người: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du
• Tên tỉnh: Nghệ An, Hà Nội…
• Tên địa danh: Phong Nha – Kẻ Bàng, Tràng An…
• Tên công trình: cầu Long Biên, chùa Bái Đính…
Tại sao chúng ta không viết hoa mặt trăng và mặt trời trong khi chúng chỉ một sự vật cụ thể nhưng lại viết hoa tên dân tộc như Việt Nam, Trung Quốc... hoặc các cơ quan, đoàn thể như Bộ Ngoại Giao, Bộ Công Thương trong khi chúng không chỉ những đối tượng đơn lẻ? Vậy ranh giới giữa cái chung và cái riêng là ở đâu?
• Chúng ta nên định nghĩa danh từ riêng là những từ ngữ dùng để gọi tên những thực thể vật chất và tinh thần có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội, tồn tại với tư cách là từng cá thể trong tư duy của từng dân tộc:
+ Những tên chỉ người, tên cá nhân , dân tộc: Nguyễn Trãi, Việt Nam
+ Những tên chỉ nơi chốn, núi, sông, hồ, tỉnh: sông Hồng, hồ Hoàn Kiếm, Nghệ An…
+ Những từ ngữ chỉ công trình xây dựng và văn hóa: cầu Long Biên, chùa Một Cột, Truyện Kiều
+ Những từ ngữ chỉ các cơ quan tổ chức xã hội: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Công Thương
+ Những từ ngữ chỉ từng thời kì, từng sự kiện lịch sử: Trần Lê, Cách mạng tháng Tám, Nghị quyết 8…
** Tên riêng tiếng Việt:
Cần xác định :
+ Thành tố của tên riêng
+ Cách viết hoa tên riêng
>> Tên người Việt gồm 3 thành tố : Tên họ, tên đệm( không bắt buộc ), tên cá nhân. Tên của mỗi người thường gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm, ước vọng trong đó nhưng về bản chất chũng cũng chỉ để dùng phần biệt cá thể này với cá thể khác. Vì vậy cần viết hoa các âm tiết không có gạch nối ( Hội đồng Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ quy định năm 1983 )
>> Tên gọi chỉ nơi chốn ( địa danh ) quan niệm về các thành tố của nó chưa hẳn đã thống nhất nên cách viết hoa cũng không thống nhất
VD: hồ Gươm – Hồ Gươm
Hồ Tây – hồ Tây
Các từ “ hồ” trong hồ Tây và hồ Gươm đều là những danh từ chung, không phải thành tố của tên riêng. Nhưng trong các trường hợp danh từ chung được dùng để cấu tạo tên riêng và khi đó nó không còn mang ý nghĩa ban đầu nữa thì tất cả các âm tiết trong tên riêng chỉ nơi chốn đều viết hoa.
Vd: núi Trường Sơn (sơn là núi), chợ Đồn
Tên riêng chỉ các tổ chức xã hội chưa được thống nhất về các thành tố và cách viết của chúng. Hội đồng chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ quy định: Tên tổ chức cơ quan chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên.
Vd: Trường đại học bách khoa Hà Nội
Yếu tố đầu tiên trong tên gọi chỉ cơ quan tổ chức xã hội là những yếu tố chỉ loại đơn vị: bộ, cục, đảng, đoàn, hội…. Những yếu tố khác có giá trị hạn chế về mặt tính chất, chức năng, nhiệm vụ, địa điểm…Tất cả những yếu tố ấy đều có giá trị như nhau trong việc phân biệt và nhận diện đối tượng nên mỗi chữ cái đầu của mỗi từ ngữ thể hiện những ý niệm ấy đều nên viết hoa >> dạng đầy đủ là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
>> Tên các thời kì lịch sử, các sự kiện lịch sử, các danh hiệu tôn vinh cũng nên viết hoa theo như cách viết tên địa danh ở trên.
Vd: Anh hùng Lao động, Hội nghị Paris..
Tên gọi các chức vụ: chủ tịch, bộ trưởng…không cần viết hoa vì không phải tên riêng nhưng trong trường hợp thể hiện sự tôn trọng có thể viết hoa chữ cái đầu
*** Tên riêng không phải tiếng Việt:
Cần nhận thức rõ bản chất và vị trí của chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Các tên riêng không phải tiếng Việt là một loại từ đặc biệt hay một loại kí hiệu không phải là bộ phận từ vựng được cấu tạo trong tiếng Việt. Khi chuẩn hóa lớp từ này cần được ghi, được dùng chính xác nhất để đảm bảo sự liên hệ không nhầm lẫn với cá nhân, cá thể, đơn vị mang tên đó.
+ Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ Latin thì viết nguyên dạng như trong nguyên ngữ, chỉ bớt đi các dấu phụ: Paris, Shakespeare…
+ Nếu chữ cái nguyên dạng dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyền tự chính thức sang chữ cái Latin: Moskva, Lomonosov…
+ Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm bằng chữ cái thì dùng một cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin: Tokyo…
+ Một số trường hợp tên riêng viết bằng chữ cái Latin được dùng phổ biến mà khác với nguyên ngữ thì dùng tên phổ biến đó. Vd: Hungary( Maggarorszag)
+ Những tên sông núi thuộc nhiều nước thì dùng những hình thức phổ biến trên thế giới. Nhưng tùy hoàn cảnh có thể dùng hình thức của địa phương. Vd: sông Danube tùy văn cảnh có thể dùng Donau( Đức ), Duna( Hungary)
Khi phiên âm tên nước ngoài chúng ta thường phiên âm không sát, việc này thường dẫn đến lợi bất cập hại vì vậy cần
+ Áp dụng nhất quán triệt để cách viết nguyên dạng trong các phong cách khoa học, chính luận, hành chính
+ Trong văn chương, khẩu ngữ vẫn có thể chấp nhận những tên riêng có hình thức phiên âm, đặc biệt tên phiên âm có ý nghĩa tu từ
+ Không cự tuyệt phương thức phiên âm, nhưng cách giữ nguyên dạng hoặc chuyển tự mới là quan trọng.
-Không nên dễ dãi mà cần có trách nhiệm với từng từ, từng chữ mình viết ra.
+ Nên nhận thức rằng đọc sách báo không chỉ tiếp thu thông tin mà còn học thêm chữ nghĩa mà mình chưa biết
+ Cần thành lập hội đồng chuẩn hóa cấp nhà nước, sớm có những quy định thống nhất trong cả nước
+ Ngành ngôn ngữ học có trách nhiệm biên soạn các từ điển thuật ngữ, tên riêng không phải tiếng Việt, từ điển chính tả để hướng dẫn cách viết, cách đọc thống nhất
+ Cần tìm hiểu và công bố rộng rãi các nguyên tắc chuyển tự Latin của tất cả các hệ chữ viết trên thế giới để người Việt có thể tra cứu dễ dàng.
Nội dung liên quan
Nghi Phương Bình