Chưa có thì làm sao để buông bỏ?

  1. Tâm linh

  2. Tâm lý học

Có một chàng trai từ bé đã mồ côi cha mẹ, được sư trụ trì mang về chùa nuôi dậy. Đứa trẻ lớn lên theo học Phật pháp cũng rất tịnh tiến, là niềm tự hào của ngôi chùa nhỏ, có hi vọng kế thừa y bát của trụ trì.

Đến tuổi đôi mươi, chàng trai mới lớn, khí lực sung mãn đã bị thu hút bởi một nữ tiểu thí chủ thường xuyên cùng phụ mẫu lên chùa cúng dường. Chàng trai biết là chuyện không đúng, nhưng lại không giữ được lòng mình. Sư trụ trì cũng cảm nhận được và đã có đôi lời khuyên giải. Thời gian cứ thế qua đi và ngọn lửa trong lòng của chàng trai mỗi ngày một lớn.

Đến một ngày chàng trai xin phép trụ trì cho mình được hoàn tục. Chàng cho rằng: "trên đời này phải có mới buông được. Chưa có làm sao buông? Ngày xưa đức Phật thích ca, trước khi xuất gia tu hành đã là hoàng tử, cái gì cũng có, cái gì cũng thỏa mãn, vậy nên mới dễ dàng buông bỏ mọi thứ."

Sư trụ trì thở dài nói rằng: "nếu con đã cho rằng phải có mới buông được, thì hãy cứ đi đi".

Còn các vị, các vị nghĩ sao? Có mới buông được, hay không có cũng buông được?

Từ khóa: 

buông bỏ

,

tâm linh

,

tâm lý học

Mình nghĩ có được rồi, cảm được rồi mới có thể buông được.

Bản tính của con người vốn như thế, chúng ta mãi ngước nhìn mặt trăng mà không biết rằng mặt trăng cũng lồi lõm hệt như trái đất. Chỉ khi ta lên được mặt trăng, nắm được, cầm được đến khi đó đã mới chấp nhận mà buông tay.

Chưa kể là nếu chưa đích thân trải qua, mọi chuyện chỉ là bàn việc binh trên giấy tờ, không tự mình trải qua thì sao có thể khuyên răn người khác được. Không hiểu thì sao có thể đặt mình vào hoàn cảnh người khác để xử lý vấn đề?

Trả lời

Mình nghĩ có được rồi, cảm được rồi mới có thể buông được.

Bản tính của con người vốn như thế, chúng ta mãi ngước nhìn mặt trăng mà không biết rằng mặt trăng cũng lồi lõm hệt như trái đất. Chỉ khi ta lên được mặt trăng, nắm được, cầm được đến khi đó đã mới chấp nhận mà buông tay.

Chưa kể là nếu chưa đích thân trải qua, mọi chuyện chỉ là bàn việc binh trên giấy tờ, không tự mình trải qua thì sao có thể khuyên răn người khác được. Không hiểu thì sao có thể đặt mình vào hoàn cảnh người khác để xử lý vấn đề?

Có cái gì/và buông cái gì? Có nữ thí chủ đó rồi buông bỏ họ hay sao?

Đã thích, đã muốn hoàn tục là đã có tâm luyến ái, buông bỏ chính là buông bỏ cái tâm luyến ái kia. Chứ chạy ra cưới người ta rồi buông bỏ để người ta chưa chết chồng mà thành góa phụ sao?

Điều mà ai chỉ cần 1 chút suy ngẫm cũng hiểu được. Chú tiểu này mà đòi đc nhận y bát thì tu vi của sư phụ cũng chẳng đến đâu.

Có câu chuyện cổ Ấn Độ thế này: Có 1 nhà sư 1 lòng tu hành, buông bỏ tất cả chỉ giữ lại 2 cái xà-rông để thay đổi mà thôi. 1 hôm, vị vua của xứ đó đem lòng ngưỡng mộ mà mời vị sư trên về giảng đạo. Đang giảng giữa chừng thì mé tây hoàng cung bốc cháy dữ dội. Nhà vua vẫn cứ điềm nhiên như không và tiếp tục ngồi nghe giảng. Trong khi đó, nhà sư lại dớn dác không yên. Vì ông ta có phơi cái xà-rông của mình ở chỗ đó.

Nhà vua đâu phải buông bỏ tài sản của ông, ông buông đc cái tâm quý giá cái tài sản đó. Ngược lại, cái xà-rông có quý giá gì, nhà vua dư sức cấp cho ông cả trăm cái sau buổi giảng đạo. Nhưng nhà sư chưa bỏ đc cái tâm luyến ái tài sản, nên tâm không tịnh dáo dác ko yên là vậy.

Người tu Phật, tâm ko luyến ái là buông bỏ, chứ cái tay ko bao giờ chạm đến thì vẫn chưa phải. Nên thấy người ta ăn mình ko cảm thấy thèm thuồng mới gọi là chay, còn đồ chay mà cầu kỳ, giả mặn thì dù nó được làm từ gì nó vẫn chỉ là đồ mặn mà thôi.

Mình nghĩ câu chuyện này khá hay, câu trả lời thì tùy suy nghĩ mỗi cá nhân thôi.

Riêng với mình thì còn tùy vào mức độ "nghiêm trọng" của vấn đề, nhận thức của bản thân lúc đưa quyết định. Chuyện trên với mình nó sẽ như này, Phật, sư thầy là những người đi trước, chính vì trải qua rồi, từng có rồi nên mới giác ngộ được sự thật, "có" đôi khi là đau, "có" đôi khi chỉ để thỏa mãn ham muốn, dục vọng của bản thân, rất cá nhân, vụ lợi, và hiển nhiên theo Phật thì đó là không tốt. Chàng trai thì chưa từng trải qua, chưa từng khổ nên k cảm được suy nghĩ đó, chưa giác ngộ được đúng sai. Nhưng, suy nghĩ chậm lại ở nhịp này, rất giống kiểu bố mẹ khuyên bảo con không nghe vậy, người đi trước đưa chỉ dẫn và kinh nghiệm nhưng không làm theo. Trong khi đó, hoàn toàn có lựa chọn là tin tưởng và nghe theo, thực sự rất ít người làm được việc này, kể cả trong cuộc sống, và nó vẫn diễn ra hằng ngày, mình tin chắc rằng ai cũng trải qua như vậy ^^.

"Có mới buông được, hay không có cũng buông được?", cả 2 trường hợp đều có thể xảy ra, miễn là có niềm tin, chỉ khác là tin bản thân hay tin người khác mà thôi.

Cái gì cũng phải thử cho biết rồi mới buông thì..

Có câu nói: "đâu cần phải nhảy vào chảo dầu sôi mới biết được tâm trạng của miếng mỡ trong chảo dầu".

Đừng coi thường Tình Ái, nó là liều thuốc phiện cực kỳ khó bỏ, nếu không thì tại sao lại có các vụ án mạng thương tâm vì tình? đánh ghen hỗn chiến cũng vì tình?

Vị sư trẻ đó muốn trải nghiệm cuộc sống thì đành phải hoàn tục thôi. Nhưng lý luận như vậy là sai, Phật Thích Ca đâu phải chỉ một đời có trải nghiệm sung sướng là buông bỏ hết đâu, đó là kiếp cuối cùng trước khi thành Phật, còn vô vàn kiếp trước đó ông cũng đã từng làm Vua, từng ở trên đỉnh cao của mọi niềm hoan lạc hạnh phúc của Trần Thế rồi.

Nghe giống như con hổ được nuôi lớn trong một đàn hươu vậy. Con hổ có thể lớn lên bằng sữa của con hươu, ăn cỏ giống như 1 con hươu. Nhưng khi có một miếng thịt vô tình chạm mặt nó thì không giấu nổi cảm giác thèm thuồng và phải lao vào ăn ngay vậy. Con hổ nó là bản chất của động vật ăn thịt, chỉ vì nó sống ở một môi trường khác, không có nghĩa là bản chất nguyên thủy của nó bị mất đi. 

Qua câu chuyện này cũng vậy, dù có được nuôi dạy ở một môi trường Phật giáo, được chăm sóc, chỉ bảo cẩn thận, nhưng do được bao bọc bởi điều răn cũng như môi trường sống tẻ nhạt, nên khi chàng trai này thấy điều mới thì mặc nhiên nó đều là sự thú vị. Chúng ta luôn tò mò, thèm thuồng những thứ chúng ta chưa bao giờ có được. Như vậy, tức là những sự thỏa mãn, chinh phục, hạnh phúc, đau khổ,...là chàng trai ấy chưa từng trải qua, vì thế anh ta đi tìm kiếm nó cũng là chuyện hết sức bình thường. Chỉ đơn giản là để chàng trai đang đi tìm cái bản chất của con người mà thôi. Có trải nghiệm rồi thì mới hiểu được cảm xúc, có được hiểu được thì mới buông được, chỉ sợ có được mà không muốn buông mà thôi. 

Trần đời, có mấy ai sinh ra đã là con của Phật tử đâu. Vốn bản chất con người đã là "Nhân chi sơ bổn tính ác" nên sau cùng dù có tốt hay có xấu thì cũng xứng đáng để đi tìm kiếm cảm xúc của mình, trong đó có bao gồm sự thỏa mãn, sự khoái lạc. 

Trong TH trên, sư trụ trì cũng không thể ngăn cản bản chất loài người trong chàng trai trỗi dậy được, vì thầy biết dù có ngăn cản thì cũng chỉ là tạm thời, nó chắc chắn sẽ bộc phát vào một ngày nào đó mà thôi. Phải chăng cho chàng trai tự đi con đường của mình là đúng đắn nhất. Đến cuối cùng, khi hắn cùng giữ ý niệm về Phật pháp, ắt sẽ buông bỏ và quay trở lại đây mà thôi.

Còn nếu không, hãy để con người là con người!

Khi bạn đi vào cửa hàng, bạn rất thích một bộ váy. Nếu bạn không được thử nó, không biết được khi mình mặc sẽ như thế nào thì bạn có thể quên đi chiếc váy đó không? 

Ng ta thường nói trăm nghe không bằng một thấy, mà đã thấy rồi thì sẽ muốn thử. 

Mình nghĩ có được mới buông được khá là đúng. Không có đc thì ta sẽ cứ mãi tò mò về điều đó, suy nghĩ sẽ quanh quẩn không thông được

Khi bạn thử chiếc váy bạn thích, cảm thấy không hợp thì bạn mới có thể bỏ lại nó chứ, còn nếu bạn thích thì bạn sẽ bắt đầu cân nhắc những vấn đề khác ví dụ như giá cả, thì lúc đó sự yêu thích với chiếc váy ko còn là hàng đầu nữa ^^https://cdn.noron.vn/2022/10/24/981104674527489-1666579402.jpg

Chàng trai chưa trải thì cho trải, cho hưởng cảm giác trần tục nó sướng khổ thế nào. Câu chuyện chàng trai này tôi còn thấy thông cảm được, vì nó vốn là cảm xúc bình thường, tình yêu trai gái,... Chứ tôi toàn nghe chuyện nhà sư nào đó, đầu vẫn cạo trọc, tay vẫn niệm Phật mà ra ngoài ăn chơi, hưởng đủ các thể loại tệ nạn như gái điếm, đánh bạc suốt. Haizzz sư như vậy mới sợ. "Trí" bảo đi tu nhưng "Tâm" thì vẫn thích khoái lạc. 

https://cdn.noron.vn/2022/10/24/1434399462-yhhksu6vfxh-1666618583.jpg