Chưa có kinh nghiệm nên CV nhạt nhòa, làm sao đây?
“Viết CV thế nào khi chưa có kinh nghiệm” là câu hỏi muôn thuở của những tấm chiếu mới trên thị trường tuyển dụng.
“Viết CVthế nào khi chưa có kinh nghiệm” là câu hỏi muôn thuở của những tấm chiếu mới trên thị trường tuyển dụng.
Tuy nhiên, theo anh, khi hỏi như vậy, các bạn đang có cách tiếp cận vấn đề chưa hợp lý ở chỗ: các bạn đang xem vấn đề chỉ xoay quanh tấm CV trong khi
Vì vậy câu hỏi thực sự mà các bạn cần phải tìm câu trả lời chính là:
Khi các bạn đã xác định được đúng vấn đề thì việc lựa chọn những giải pháp phù hợp sẽ dễ hơn rất nhiều. Khi nhà tuyển dụng tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển của các bạn, họ không chỉ nhìn thấy CV mà còn có thể nhìn thấy cover letter,
1. Giới thiệu về bản thân bạn
Ở phần đầu tiên này, thay vì nói lại những thông tin cơ bản đã có trong CV thì bạn nên nhấn mạnh vào những điểm mạnh của bản thân mình mà bạn nhận thấy sau một thời gian đi học/đi làm.
Một lưu ý ở đây là hãy khéo léo nhắc đến những điểm mạnh có liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn ứng tuyển: Ví dụ: Sales – thích gặp gỡ người khác, giỏi trong việc thuyết phục;
Ở phần này thì không nên nói dối với các nhà tuyển dụng nhé, hãy cứ thành thật thôi vì HR họ được huấn luyện để biết ứng viên có thật sự như vậy không mà
2. Tại sao bạn muốn ứng tuyển công việc này?
Phần này đơn giản là nêu ra những lý do mà bạn lựa chọn ứng tuyển công việc này. Đây là phần giúp cho các HR hiểu rằng bạn làm việc này với động lực gì, lý do gì? Vì kinh nghiệm học hỏi? Vì tiền trang trải cuộc sống? Vì muốn tận dụng thời gian rảnh trong lúc đi học? Cứ mạnh dạn đưa vào phần này nhé.
3. Điều gì khiến bạn khác biệt so với những người khác?
Đây là phần cực kì đặc biệt trong câu chuyện của các bạn, nó giúp cho các HR nhớ đến đơn ứng tuyển của bạn hơn so với người khác. Nhiệm vụ của phần này nên là cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự muốn công việc này.
Ví dụ: anh có quen một bạn cũng từng không có kinh nghiệm gì để đưa vào CV, bạn ấy kể lại rằng hồi đầu ứng tuyển công việc part-time vào một start-up công nghệ giáo dục, bạn ấy làm như này:
- Tìm hiểu sâu về công ty: Cụ thể là bạn ấy có lên web và thấy rằng start-up này từng xuất hiện trên chương trình Cafe khởi nghiệp của VTV. Bạn ấy đã xem hết phóng sự này cùng những video khác. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết phân biệt các loại hình công ty sau đây:Công ty lớn vs Start-up, đâu là môi trường dành cho bạn?,Môi trường Start-up có gì thú vị?,Công ty lớn có phải là điểm đến lý tưởng cho các tân cử nhân?, v.v.
- Viết thư ứng tuyển: Bạn ấy viết một bức thư ứng tuyển dài hơn một chút so với bình thường, trình bày rằng bạn ấy rất ấn tượng với anh founder trong phóng sự, cũng như sứ mệnh của startup này, và đề cập rằng bản thân bạn ý cũng có cùng quan điểm như vậy với công ty.
- Cố gắng làm nổi bật mình: Hồ sơ của bạn ấy gây được chú ý và được gọi đến phỏng vấn. Trong lúc phỏng vấn, bạn ấy “ranh ma” hơn một chút khi nói rằng mình đã từng thấy phóng sự trên TV một lần và rất ấn tượng. Sau này khi thấy tin tuyển dụng thì bạn ấy đã rất vui và ứng tuyển ngay lập tức.
Các bạn biết kết quả là gì không? Bạn ý đã vượt qua một bạn sinh viên khác có kinh nghiệm và thành tích hoạt động CLB/ngoại khóa nổi trội hơn. Lý do đơn giản là vì công ty đó cho rằng: bạn ấy đã tìm hiểu rất kĩ về công ty và để lại ấn tượng.
Vậy đó, không phải cứ có thật nhiều thành tích thì bạn mới có thể trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Sẽ luôn có cách “đánh bóng” profile nếu chúng ta nắm bắt được quy tắc ngầm trong tuyển dụng.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trên hành trình hiểu mình và và chưa biết làm thế nào để tìm kiếm một công việc phù hợp, thử tìm hiểu thêm tại
—————————
Anh là Hưng Lưu, hiện đã có 7 năm kinh nghiệm làm Marketing/Business Consultant tại các công ty Startup Công nghệ, Giáo dục. Hiện anh đang là Marketing Director cho 1 startup về giáo dục với quy mô về campus lớn nhất tại Việt Nam và là Founder của Careerprep - nền tảng về ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ ỨNG TUYỂN
Đọc thêm các bài viết của anh tại:
Người ẩn danh
Nguyễn Thành Tiến
Sophie
Rất thích đọc chia sẻ từ anh ạạạ :>>>