Chữ Quốc ngữ?
Cho em hỏi rằng anh(chị) có suy nghĩ gì về việc chữ Quốc ngữ của nước ta không phải do người nước ta sáng tạo nên mà là do người Pháp? Liệu nếu thực dân Pháp không đô hộ nước ta thì chữ Quốc ngữ của nước ta có là chữ Nôm được không ạ?
văn hóa
,tinh hoa việt nam
,văn hóa
Đính chính lại là chữ Quốc ngữ không phải do người Pháp mà là do nhiều nhà truyền đạo Công giáo sáng tạo ra để phục vụ mục đích truyền bá Công giáo. Phiên bản hoàn thiện và gần với chữ Quốc ngữ hiện nay ta đang dùng nhất là bản của Cha Alexandre de Rhodes, người Bồ Đào Nha. Người Pháp chỉ đưa chữ Quốc ngữ vào sử dụng trong hành chính, giáo dục,...
Hiện nay phần đông ý kiến đều ủng hộ việc sử dụng chữ Quốc ngữ do những lợi ích nó mang lại. Nhưng vẫn có ý kiến cho rằng việc sử dụng chữ Quốc ngữ đã làm mai một nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam, do các thế hệ sau này không thể đọc được những tài liệu lịch sử cha ông để lại hay các văn tự trên đình chùa, miếu mạo.
Những người theo quan điểm thứ hai thường lấy dẫn chứng là Trung Quốc, Nhật Bản có được nền văn hóa phát triển và có kho tàng lịch sử đồ sộ, phong phú do họ giữ lại chữ viết truyền thống của mình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, phần lớn người Trung Quốc đại lục hiện nay cũng không thể hiểu được các văn bản, tài liệu cha ông họ để lại do đã chuyển qua sử dụng tiếng Trung giản thể thay cho tiếng Trung phồn thể theo chính sách của nhà nước.
Việc lịch sử Việt Nam còn nhiều thiếu sót, chắp vá, thậm chí các nhà sử học phải tìm tòi các văn bản lịch sử của Trung Quốc để nghiên cứu về lịch sử nước nhà chủ yếu là do rất nhiều các tài liệu, sử sách của nước ta đã bị tiêu hủy dưới thời nhà Minh đô hộ. Việc này không hề hoặc bị ảnh hưởng rất ít bởi chữ viết người Việt đang sử dụng hiện nay.
Nhìn chung, việc sử dụng chữ Quốc ngữ có lợi nhiều hơn là có hại.
Nguyễn Đức Minh
Đính chính lại là chữ Quốc ngữ không phải do người Pháp mà là do nhiều nhà truyền đạo Công giáo sáng tạo ra để phục vụ mục đích truyền bá Công giáo. Phiên bản hoàn thiện và gần với chữ Quốc ngữ hiện nay ta đang dùng nhất là bản của Cha Alexandre de Rhodes, người Bồ Đào Nha. Người Pháp chỉ đưa chữ Quốc ngữ vào sử dụng trong hành chính, giáo dục,...
Hiện nay phần đông ý kiến đều ủng hộ việc sử dụng chữ Quốc ngữ do những lợi ích nó mang lại. Nhưng vẫn có ý kiến cho rằng việc sử dụng chữ Quốc ngữ đã làm mai một nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam, do các thế hệ sau này không thể đọc được những tài liệu lịch sử cha ông để lại hay các văn tự trên đình chùa, miếu mạo.
Những người theo quan điểm thứ hai thường lấy dẫn chứng là Trung Quốc, Nhật Bản có được nền văn hóa phát triển và có kho tàng lịch sử đồ sộ, phong phú do họ giữ lại chữ viết truyền thống của mình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, phần lớn người Trung Quốc đại lục hiện nay cũng không thể hiểu được các văn bản, tài liệu cha ông họ để lại do đã chuyển qua sử dụng tiếng Trung giản thể thay cho tiếng Trung phồn thể theo chính sách của nhà nước.
Việc lịch sử Việt Nam còn nhiều thiếu sót, chắp vá, thậm chí các nhà sử học phải tìm tòi các văn bản lịch sử của Trung Quốc để nghiên cứu về lịch sử nước nhà chủ yếu là do rất nhiều các tài liệu, sử sách của nước ta đã bị tiêu hủy dưới thời nhà Minh đô hộ. Việc này không hề hoặc bị ảnh hưởng rất ít bởi chữ viết người Việt đang sử dụng hiện nay.
Nhìn chung, việc sử dụng chữ Quốc ngữ có lợi nhiều hơn là có hại.
Nguyễn Quang Vinh
Chữ Quốc ngữ do người ngoại quốc sáng tạo thì không phải bàn rồi. Chữ Quốc ngữ lại dùng các ký tự Latin, Hy Lạp,.... Từ gốc tới ngọn đều không phải do người Việt làm ra cả, có chăng chỉ có phát âm là của người Việt thôi (nhưng chúng ta đang bàn đến chữ viết).
Còn nếu thực dân Pháp không đô hộ, chính quyền phong kiến nhà Nguyễn vẫn tồn tại đến bây giờ thì sẽ không có việc bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ từ Nam ra Bắc, rồi trở thành chính thức, sau đó lại được các chính quyền sau đó kế thừa. Không có những bước tiến đó chắc chắn không có chuyện nhà Nguyễn tự bỏ chữ Nôm, chữ Hán (phong kiến Việt luôn đi kèm với Nho học). Như vậy, gần như không có chuyện chúng ta đang dùng chữ cái Latin để gõ những dòng này. Các nước khác TQ, Nhật, Hàn,... ít có sự can thiệp của ngoại bang nên chữ họ vẫn dùng chữ bản địa đấy thôi.
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Chính xác. Người Pháp đã để lại rất nhiều giá trị văn hóa & các công trình nghiên cứu.