Chủ nghĩa cá nhân là gì?

  1. Xã hội

Nghe nói nhiều về chủ nghĩa cá nhân, thường nghe mn nói là chủ nghĩa cực xấu và tiêu cực, nhưng tôi không hiểu chủ nghĩa đó ntn. Tại sao bên phương tây họ sống theo chủ nghĩa cá nhân lại sản sinh ra nhiều người thành công, nổi tiếng và giàu có vậy? Xin bạn câu trả lời chính xác.

Từ khóa: 

xã hội

Có cái chủ nghĩa cá nhân mang nghĩa theo triết học phương Tây thì mang một ý nghĩa khác, có thể tích cực

Nhưng nếu xét theo nét nghĩa mà Bác Hồ hay nói đến thì chủ nghĩa cá nhân là làm việc gì chỉ vì lợi riêng mình, trái với tập thể. Cái chủ nghĩa cá nhân đó thì xấu, phải chống.

Tuy nhiên, theo HCM, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách, sở trường, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”

Trả lời

Có cái chủ nghĩa cá nhân mang nghĩa theo triết học phương Tây thì mang một ý nghĩa khác, có thể tích cực

Nhưng nếu xét theo nét nghĩa mà Bác Hồ hay nói đến thì chủ nghĩa cá nhân là làm việc gì chỉ vì lợi riêng mình, trái với tập thể. Cái chủ nghĩa cá nhân đó thì xấu, phải chống.

Tuy nhiên, theo HCM, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách, sở trường, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”

Để tiếp thu thông tin dễ hiểu hơn và bớt mang tính học thuật thì tôi định nghĩa chủ nghĩa cá nhân theo kiểu như này:

Chủ nghĩ cá nhân nghĩa là chúng ta không để gia đình đưa ra quyết định cho chúng ta sau 18 tuổi. Điều này bao gồm học vấn, kết hôn với ai, sống ở đâu, v.v. Chúng ta không chịu "mặc cảm tội lỗi" rằng chúng ta mắc nợ cha mẹ một điều gì đó.

Có nghĩa là chúng ta độc lập về kinh tế càng sớm càng tốt và không bao giờ xin tiền bố mẹ trừ trường hợp khó tránh khỏi. Một số trẻ em có thể được cho vay số tiền trả trước để mua nhà, và chúng sẽ phải tự kiếm tiền để trả nợ (Điều này thực ra chỉ đang thiết thực ở phương Tây chứ không hề thiết thực ở phương Đông)

Nó có nghĩa là chúng ta không chấp nhận tôn giáo mà chúng ta đã lớn lên trừ khi chúng ta thực sự tin vào nó và chúng tôi không giả vờ rằng chúng tôi chấp nhận nó. Chúng tôi nói ra cảm xúc thật khi được hỏi.

Có nghĩa là chồng không phải chịu trách nhiệm về hành vi của vợ và ngược lại. Tức là nếu một trong những người thân của bạn đang ở trong tù thì bạn hoặc những người còn lại trong gia đình không có gì phải xấu hổ vì bạn và họ là những người vô tội.

Nó có nghĩa là bạn sống với kết quả của các quyết định của bạn, tốt hay xấu và không phàn nàn về những gì đã xảy ra bởi vì bạn đã tự quyết định.

Đó là một sự khởi đầu cho tính tự lực và tự chủ của bản thân, điều mà mỗi con người đều phải học, nhưng đáng tiếc đâu phải ai cũng theo chủ nghĩa cá nhân, cơ mà nếu toàn bộ con người theo chủ nghĩa cá nhân thì đều đó lại không hề ổn cho một quốc gia và tính bền vững của nó. Chúng ta ngầm hiểu để đạt được sự thành công thì cần có những gì? Sự kiên trì, mày mò, thích nghi, nhanh nhạy, quan điểm rõ ràng,...Ít nhiều trong số đó bao gồm những đức tính trong chủ nghĩa cá nhân rồi. Mỗi phẩm chất trong đó tương tự như mỗi chiếc chìa khóa hướng tới sự thành công dễ dàng hơn, bởi họ có làm gì đi chăng nữa, thất bại, thử thách họ đều nhận thấy trách nhiệm của bản thân và thích nghi với điều đó. 

Trong lẽ sống, thì không phải người giỏi nhất mới là người chiến thắng, người thích nghi tốt nhất mới là người chiến thắng. 

Cncn là tư tưởng triết học hoàn toàn trái ngược với cnxh. Hai cái này sẽ triệt tiêu lẫn nhau, có cncn thì sẽ không có cnxh và ngược lại. Hiểu đơn giản cnxh thì cá nhân phải phục vụ xh, còn cncn thì xh phải phục vụ cá nhân. 

Tôi là một đọc giả yêu thích sách của Ayn Rand, một nhà tiểu thuyết và triết gia người Mỹ. Tuy có nhiều quan điểm tôi không đồng ý với bà 100% nhưng có điều tôi hoàn toàn đồng ý với bà khi bà định nghĩa Chủ nghĩa cá nhân như sau:

"Chủ nghĩa cá nhân coi con người - mọi người - như một thực thể độc lập, có chủ quyền, có quyền bất khả xâm phạm đối với cuộc sống của mình, một đặc quyền xuất phát từ bản chất của anh ta là một sinh thể duy lý. Chủ nghĩa cá nhân cho rằng một xã hội văn minh, hoặc bất kỳ hình thức liên kết, hợp tác hoặc chung sống hòa bình nào giữa nam giới, chỉ có thể đạt được trên cơ sở công nhận các quyền cá nhân và một nhóm. Như vậy, không có quyền nào khác ngoài các quyền cá nhân của các thành viên của nó. 
Đừng mắc phải sai lầm của những người thiếu hiểu biết nghĩ rằng một người theo chủ nghĩa cá nhân là một người đàn ông nói: "Tôi sẽ làm theo ý tôi bằng mọi giá". Người theo chủ nghĩa cá nhân là người thừa nhận các quyền cá nhân bất khả xâm phạm của con người - của chính mình và của người khác.

Người theo chủ nghĩa cá nhân là người nói: “Tôi sẽ không điều hành cuộc sống của bất kỳ ai — cũng như không để bất kỳ ai điều hành cuộc sống của tôi.Tôi sẽ không cai trị và cũng không bị cai trị.Tôi sẽ không phải là chủ nhân cũng không phải là nô lệ.Tôi sẽ không hy sinh bản thân cho bất kỳ ai — cũng không hy sinh bất kỳ ai cho bản thân mình. ”

Tôi thích nghĩ đó là việc thực sự tôn trọng cảm xúc/suy nghĩ/hành động/động lực của người khác và mong đợi người khác cũng như vậy.
Bạn có thể tham khảo tài liệu chính ở đây:

Chủ nghĩa cá nhân là một quan điểm triết học cho rằng cá nhân con người là trung tâm của mọi giá trị con người, có tầm quan trọng hàng đầu và không phụ thuộc vào tập thể hay trừu tượng nào. Mọi cá nhân đều có giá trị như nhau, được hưởng quyền bình đẳng và được bảo vệ bình đẳng. Tất cả các nhận định và đánh giá về đạo đức phải được thực hiện khi xem xét những ảnh hưởng đối với các cá nhân.Tất cả các quyền là quyền cá nhân. Xã hội là sự trừu tượng hóa cho các mô hình liên kết và tương tác giữa các cá nhân. Các cá nhân liên kết với nhau để phục vụ cho mình với tư cách cá nhân. Tự do và công lý đều liên quan đến các cá nhân.

https://cdn.noron.vn/2022/10/25/individualism-1666704071.jpg
(Nguồn ảnh: bratinstore.com)

Chủ nghĩa cá nhân không phải là sự ích kỷ, vị kỷ hay thiếu lòng vị tha. Tính ích kỷ, ích kỷ và thiếu lòng vị tha là thứ kìm hãm chủ nghĩa cá nhân chân chính trong xã hội này.

Chủ nghĩa cá nhân là thuật ngữ mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến lợi ích của mỗi cá nhân, sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân thường sẽ không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống hay tôn giáo nên thường không được chấp thuận. 
Chủ nghĩa cá nhân trở nên tiêu cực vì nhiều người lạm dụng chủ nghĩa cá nhân chỉ làm những cái có lợi cho mình, bỏ quên lợi ích của cộng đồng. Nếu một người lãnh đạo mà lạm dụng chủ nghĩa cá nhân để vơ vét cho mình thì bộ máy sẽ thối nát😁tuy nhiên không phải lúc nào cũng gạt đi tính cá nhân, tính cá nhân đôi khi giúp bạn phát triển được những điểm mạnh riêng và tìm thấy những sức mạnh mới trong chính bản thân bạn

Chủ nghĩa cá nhân là một triết lý xã hội, cho rằng quyền cá nhân và sự tự do cá nhân là quan trọng nhất trong cuộc sống và cần được bảo vệ và thúc đẩy. Chủ nghĩa cá nhân đặt trọng tâm vào sự tự chủ và độc lập của cá nhân, chấp nhận rằng mỗi người có quyền lựa chọn con đường riêng cho cuộc sống của mình, miễn là không gây hại cho người khác.

Theo chủ nghĩa cá nhân, chính phủ và nhà nước nên can thiệp vào cuộc sống của người dân ít nhất có thể, và chỉ nên can thiệp khi cần thiết để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của cộng đồng. Các nhà hoạt động của chủ nghĩa cá nhân thường đề cao các giá trị như tự do cá nhân, quyền sở hữu, và thị trường tự do.

Một ví dụ về chủ nghĩa cá nhân là, quan điểm rằng mỗi người nên có quyền quyết định về việc mua và bán nhà đất của họ, và không nên bị nhà nước can thiệp vào quyết định đó. Theo chủ nghĩa cá nhân, thị trường bất động sản nên hoạt động tự do, mỗi người có quyền sở hữu tài sản và sử dụng tài sản đó theo ý muốn của mình, miễn là không gây hại cho người khác.

Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là mọi thứ đều phải để tự do, và không có quy định. Ví dụ, theo chủ nghĩa cá nhân, người ta có quyền tự do kinh doanh, nhưng cần phải tuân thủ những quy định và luật pháp của đất nước để đảm bảo sự công bằng và an toàn cho tất cả mọi người.