Chủ đề của văn học là gì Khái niệm.?

  1. Sáng tác

Từ khóa: 

sáng tác

Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất. Có thể nêu lên một số chủ đề của các tác phẩm: Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí phèo của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ, những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí. Qua Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và tình cảm hướng về cách mạng của họ đồng thời nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu sắc : Ðó là cái tình trong cuộc sống đời thường của những người lao động trong một hoàn cảnh gần như hoàn toàn bế tắc. Trong Mùa lạc, Nguyễn Khải quan tâm đến sự thay đổi số phận của những con người đã từng chịu nhiều bất hạnh trong xã hội cũ, nay đã tìm lại được niềm vui, hạnh phúc và chỗ đứng trong xã hội mới. 2. Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề. -Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định. Nói cách khác, chủ đề không phải là một cái gì bên trên, bên ngoài đề tài mà xuất phát từ ý đồ, từ những gợi ý của những hiện tượng cuộc sống cụ thể thông qua cái nhìn, quan niệm của nhà văn. Chủ đề thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng chủ quan của nhà văn. Vì vậy, cùng viết về một đề tài gần gũi, nhà văn vẫn nêu lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài năng, khả năng thâm nhập đời sống và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Từ đề tài về các cô gái giang hồ trong xã hội cũ, các nhà văn có thể nêu lên những chủ đề không giống nhau. Có thể thấy rõ điều này qua những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Lời kĩ nữ của Xuân Diệu; Ðời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng; Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu... Từ đề tài về miếng ăn, nhiều tác giả đã đặt ra những vấn đề rất khác nhau: Ngô Tất Tố tiếp cận với miếng ăn như một điều kiện để tồn tại (Làm no), Nam Cao nêu lên những vấn đề về nhân cách (Một bửa no, Tư cách mỏ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Sú vơ nia, Sống mòn....); Nguyễn Tuân lại chú trọng đến miếng ăn như một giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc ( Giò lụa, Hương cuội, Chén trà trong sương sớm, Phở, Cốm...) ...Trần Ðăng Khoa nhận xét về vấn đề miếng ăn, vấn đề cơm áo trong tác phẩm Nam Cao có lẽ chưa thực xác đáng và thấu đáo: "Văn chương của Nam Cao cũng rất gần với văn chương của Tsêkhôp, Lỗ Tấn nhưng khoảng cách tầm cỡ thì hình như vẫn còn xa nhau lắm. Sở dĩ có cái khoảng cách ấy cũng là vì ở chỗ, Lỗ Tấn và Tsêkhốp quan tâm đến nỗi đau ở cõi tinh thần còn Nam Cao lại để tâm trí đến cái bụng (Tào VĂn Ân nhấn mạnh). Ðọc ông ấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được" (Chân dung và đối thoại) Chủ đề gắn bó với đề tài nhưng nhiều khi nó vượt qua những giới hạn của những đề tài cụ thể mà nêu lên những vấn đề khái quát, rộng lớn hơn. Không nên nghĩ rằng viết về đề tài nông dân, công nhân, trí thức... thì chủ đề cũng sẽ bị hạn định với những tầng lớp cụ thể, xác định đó. Những tác phẩm văn học lớn, bên cạnh việc phản ánh những nội dung lịch sử xã hội cụ thể, bao giờ cũng từ đó, nêu lên những vấn đề chung có ý nghĩa khái quát về thân phận, nỗi đâu, hạnh phúc của con người. Vì vậy, không nên hạn chế ý nghĩa của chủ đề trong phạm vi đề tài xác định. 3. Chủ đề và hệ thống chủ đề. Trong một tác phẩm, thường không phải chỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chủ đề (Pospelôp gọi là hệ vấn đề). Trong hệ thống chủ đề, có thể nổi lên vài chủ đề có ý nghĩa trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Ðó là chủ đề chính. Bên cạnh đó, có những chủ đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung, làm nổi bật chủ đề chính, được gọi là chủ đề phụ. Trong một tác phẩm, các chủ đề không có giá trị ngang nhau nên việc xác định đúng đắn chủ đề chính, chủ đề phụ sẽ góp phần quan trọng trong việc lí giải ý nghĩa của tác phẩm. 4. Một số chủ đề xuất phát từ những đề tài lịch sử, thiên nhiên, khoa học… Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nêu lên những vấn đề liên quan đến thời đại mình nhưng vì một lí do nào đó, nhà văn có thể không viết về những đề tài đương thời hoặc trực tiếp liên quan đến những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì vậy, có một số tác phẩm viết về các đề tài lịch sử, thiên nhiên, khoa học...Ở đây, tác phẩm có thể nêu lên hai chủ đề nhưng không cùng trên một bình diện: chủ đề nổi bên trên không trực tiếp biểu hiện nội dung xã hội và một chủ đề ẩn bên dưới kín đáo bộc lộ một ý nghĩa sâu xa về những vấn đề xã hội nóng bỏng. Ðây là một lối viết bóng gió, khai thác tối đa tính đa nghĩa của hình tượng văn học. Trong cuộc họp với hơn 100 nhà hoạt động văn hóa và văn nghệ sĩ vào ngày 7.10.1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho rằng :"Sáng tác tác phẩm đụng đến nhà quan liêu mệnh lệnh nào đó đương chức đương quyền là điều khó nhưng phải dũng cảm bằng cách này cách khác mà viết. Có khi phải mượn chuyện đời xưa để nói làm ai đó phải giật mình, phải thấy nhột. Trước đây, có những tác phẩm vì thế mà phải xổ tọet, tác giả phải hứng chịu nhiều sự phiền toái, thậm chí lao đao nhưng có phải vì thế mà ta phải uốn cong ngòi bút cho hợp khẩu vị của những con người xấu ấy không? Tôi cho rằng nếu phải làm như vậy thì người nghệ sĩ mất hết chất cách mạng rồi". Chủ đề và nhất là đề tài là phương diện khách quan của nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nó giúp người đọc nhận biết tác phẩm đề cập và nêu ra những vấn đề gì của đời sống hiện thực. Gọi là khách quan vì chủ yếu nó bắt nguồn từ hiện thực, do hiện thực gợi ý mặc dù có sự lựa chọn, suy ngẫm của nhà văn. Khách quan ở đây cần được hiểu với ý nghĩa tương đối của nó.
Trả lời
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất. Có thể nêu lên một số chủ đề của các tác phẩm: Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí phèo của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ, những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí. Qua Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và tình cảm hướng về cách mạng của họ đồng thời nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu sắc : Ðó là cái tình trong cuộc sống đời thường của những người lao động trong một hoàn cảnh gần như hoàn toàn bế tắc. Trong Mùa lạc, Nguyễn Khải quan tâm đến sự thay đổi số phận của những con người đã từng chịu nhiều bất hạnh trong xã hội cũ, nay đã tìm lại được niềm vui, hạnh phúc và chỗ đứng trong xã hội mới. 2. Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề. -Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định. Nói cách khác, chủ đề không phải là một cái gì bên trên, bên ngoài đề tài mà xuất phát từ ý đồ, từ những gợi ý của những hiện tượng cuộc sống cụ thể thông qua cái nhìn, quan niệm của nhà văn. Chủ đề thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng chủ quan của nhà văn. Vì vậy, cùng viết về một đề tài gần gũi, nhà văn vẫn nêu lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài năng, khả năng thâm nhập đời sống và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Từ đề tài về các cô gái giang hồ trong xã hội cũ, các nhà văn có thể nêu lên những chủ đề không giống nhau. Có thể thấy rõ điều này qua những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Lời kĩ nữ của Xuân Diệu; Ðời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng; Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu... Từ đề tài về miếng ăn, nhiều tác giả đã đặt ra những vấn đề rất khác nhau: Ngô Tất Tố tiếp cận với miếng ăn như một điều kiện để tồn tại (Làm no), Nam Cao nêu lên những vấn đề về nhân cách (Một bửa no, Tư cách mỏ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Sú vơ nia, Sống mòn....); Nguyễn Tuân lại chú trọng đến miếng ăn như một giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc ( Giò lụa, Hương cuội, Chén trà trong sương sớm, Phở, Cốm...) ...Trần Ðăng Khoa nhận xét về vấn đề miếng ăn, vấn đề cơm áo trong tác phẩm Nam Cao có lẽ chưa thực xác đáng và thấu đáo: "Văn chương của Nam Cao cũng rất gần với văn chương của Tsêkhôp, Lỗ Tấn nhưng khoảng cách tầm cỡ thì hình như vẫn còn xa nhau lắm. Sở dĩ có cái khoảng cách ấy cũng là vì ở chỗ, Lỗ Tấn và Tsêkhốp quan tâm đến nỗi đau ở cõi tinh thần còn Nam Cao lại để tâm trí đến cái bụng (Tào VĂn Ân nhấn mạnh). Ðọc ông ấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được" (Chân dung và đối thoại) Chủ đề gắn bó với đề tài nhưng nhiều khi nó vượt qua những giới hạn của những đề tài cụ thể mà nêu lên những vấn đề khái quát, rộng lớn hơn. Không nên nghĩ rằng viết về đề tài nông dân, công nhân, trí thức... thì chủ đề cũng sẽ bị hạn định với những tầng lớp cụ thể, xác định đó. Những tác phẩm văn học lớn, bên cạnh việc phản ánh những nội dung lịch sử xã hội cụ thể, bao giờ cũng từ đó, nêu lên những vấn đề chung có ý nghĩa khái quát về thân phận, nỗi đâu, hạnh phúc của con người. Vì vậy, không nên hạn chế ý nghĩa của chủ đề trong phạm vi đề tài xác định. 3. Chủ đề và hệ thống chủ đề. Trong một tác phẩm, thường không phải chỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chủ đề (Pospelôp gọi là hệ vấn đề). Trong hệ thống chủ đề, có thể nổi lên vài chủ đề có ý nghĩa trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Ðó là chủ đề chính. Bên cạnh đó, có những chủ đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung, làm nổi bật chủ đề chính, được gọi là chủ đề phụ. Trong một tác phẩm, các chủ đề không có giá trị ngang nhau nên việc xác định đúng đắn chủ đề chính, chủ đề phụ sẽ góp phần quan trọng trong việc lí giải ý nghĩa của tác phẩm. 4. Một số chủ đề xuất phát từ những đề tài lịch sử, thiên nhiên, khoa học… Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nêu lên những vấn đề liên quan đến thời đại mình nhưng vì một lí do nào đó, nhà văn có thể không viết về những đề tài đương thời hoặc trực tiếp liên quan đến những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì vậy, có một số tác phẩm viết về các đề tài lịch sử, thiên nhiên, khoa học...Ở đây, tác phẩm có thể nêu lên hai chủ đề nhưng không cùng trên một bình diện: chủ đề nổi bên trên không trực tiếp biểu hiện nội dung xã hội và một chủ đề ẩn bên dưới kín đáo bộc lộ một ý nghĩa sâu xa về những vấn đề xã hội nóng bỏng. Ðây là một lối viết bóng gió, khai thác tối đa tính đa nghĩa của hình tượng văn học. Trong cuộc họp với hơn 100 nhà hoạt động văn hóa và văn nghệ sĩ vào ngày 7.10.1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho rằng :"Sáng tác tác phẩm đụng đến nhà quan liêu mệnh lệnh nào đó đương chức đương quyền là điều khó nhưng phải dũng cảm bằng cách này cách khác mà viết. Có khi phải mượn chuyện đời xưa để nói làm ai đó phải giật mình, phải thấy nhột. Trước đây, có những tác phẩm vì thế mà phải xổ tọet, tác giả phải hứng chịu nhiều sự phiền toái, thậm chí lao đao nhưng có phải vì thế mà ta phải uốn cong ngòi bút cho hợp khẩu vị của những con người xấu ấy không? Tôi cho rằng nếu phải làm như vậy thì người nghệ sĩ mất hết chất cách mạng rồi". Chủ đề và nhất là đề tài là phương diện khách quan của nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nó giúp người đọc nhận biết tác phẩm đề cập và nêu ra những vấn đề gì của đời sống hiện thực. Gọi là khách quan vì chủ yếu nó bắt nguồn từ hiện thực, do hiện thực gợi ý mặc dù có sự lựa chọn, suy ngẫm của nhà văn. Khách quan ở đây cần được hiểu với ý nghĩa tương đối của nó.