Chữ Đại triện là gì?
kiến thức chung
Chữ Đại triện大篆 là thể chữ lưu hành thời Tây Chu (khoảng thế kỉ XI đến năm 771 trc.CN), phát triển từ Kim văn. Khái niệm “đại triện” cũng không thống nhất. Có người cho rằng đại triện bao gồm Kim Văn và Lựu Văn, lại có người cho rằng đại triện là Lựu Văn. Cũng có khi người ta gọi tất cả các loại chữ cổ thời tiên Tần là đại triện.
- Lựu Văn籀文:
Đời Chu Tuyên Vương (828-782 trc.CN), Kim văn được giản hóa thành Lựu Văn, vì trong Sử Lựu Thiên史籀篇 có ghi chép 223 chữ loại này, nên gọi là Lựu Văn. Tương truyền Lựu văn là do Thái Sử Lựu sáng tạo, cũng có người cho rằng Lựu có nghĩa là “thông độc” (dễ đọc).
- Thạch Cổ Văn石鼓文:
+ Thạch cổ là chiếc trống đá. Thạch Cổ Văn là văn khắc trên trống đá. Đời Đường có tìm được những chiếc trống đá khắc chữ, cho rằng Thạch Cổ Văn có vào đời Chu, cũng do Thái Sử Lựu biên soạn. Ngày nay giới khảo cổ cho rằng những chiếc trống đá này được làm vào đời Tần Mục Công.
+ Thạch Cổ Văn là loại chữ ở khoảng sau kim văn và trước tiểu triện, nhưng lại có nhiều nét khác với đại triện tiên Tần, nên có người cho rằng Thạch Cổ Văn là loại chữ ở giữa đại triện và tiểu triện. Nhưng cũng có người nhận định rằng Lựu Văn và Thạch Cổ Văn thuộc về cùng một loại chữ, đều có thể tính là đại triện.
+ Thạch Cổ Văn có bút pháp vuông vắn hài hòa, được nhiều người luyện thư pháp yêu thích.
Nội dung liên quan
Xuân Bảo Ly