Chọn làm chuyên gia hay doanh nhân?
Chào các chuyên gia.
Tôi là một người có chuyên môn tốt, 15 năm kinh nghiệm và hiện tại cũng khá nổi trong lĩnh vực của mình, đó là giáo dục trẻ em. Khi tôi đi giảng bài, tổ chức các lớp học cho cha mẹ về nuôi dạy con, các talkshow nói chuyện trước cả nghìn người,.. tôi nhận được vô số sự ngưỡng mộ, cảm ơn, biết ơn vì giúp họ biết cách nuôi dạy con, hiểu được tâm lý ở trẻ.. và tôi thấy mình như tỏa sáng 😅, có đóng góp cho xã hội.
Bên cạnh đó tôi cũng đang điều hành 1 doanh nghiệp gần 20 người. Lúc này tôi như đóng vai 1 con người khác. Tôi cũng xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp, cũng hút những nhân sự đã từng ngưỡng mộ tôi, muốn theo tôi. Song đời không như mơ, tôi thấy vật lộn khổ sở và sau khi đang ở mốc start up 2 năm tôi loay hoay không biết mình có đi đúng hướng không? Các nhân sự theo tôi vì ngưỡng mộ cũng dần xa.
Bề ngoài, cũng nhiều người đánh giá doanh nghiệp tôi đang làm tốt, cũng có ích cho cộng đồng, cũng nhiều người biết ơn.
Tôi thấy mình loay hoay và bị khó lựa chọn : Một mặt tôi muốn tiếp tục học cao hơn, chuyên sâu hơn, tham gia vào các cộng đồng chuyên gia để có thể trở thành chuyên gia có tiếng, hàng đầu lĩnh vực của mình và có chỗ đứng trong ngành (hiện tại tôi được những người trong ngành đánh giá cao và cũng có lợi thế nhất định). Và với tôi con đường này rất dễ dàng, có lộ trình, đi đến đâu được các nơi săn đón, nhìn thấy mức thu nhập
Một mặt tôi lại muốn phải tập trung cho doanh nghiệp vì đã đầu tư bao nhiêu năm tháng tiền của và cũng không thể bỏ được. Doanh nghiệp tôi mới start up 2,5 năm, và con đường này tôi cũng thấy cửa sáng song đường đi khó khăn trắc trở hơn. Thu nhập cũng bị ảnh hưởng, và tôi lại là phụ nữ cũng thấy mình nhiều bất lợi
Tôi có suy nghĩ, hiện tại sẽ tập trung cho doanh nghiệp, khi ổn (kiểu tự vận hành mà không có mình - như lý thuyết) thì sẽ đi học và quay lại con đường chuyên gia. Song cũng bất an vì hiện tại doanh nghiệp chỉ cần mình ngơi ra là đã chuệch choạc thua lỗ...biết bao giờ và liệu có việc tự chạy hay không?
Tôi viết những dòng này trong tâm trạng khá bối rối hoang mang. Tôi xin chuyên gia cho tôi ý kiến. Ý kiến của chuyên gia lúc nào rất quan trọng với tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
kinh doanh và khởi nghiệp
Trước hết phải chúc mừng bạn vì những thành tựu đã đạt được. Trở thành một chuyên gia đầu ngành trong một lĩnh vực mà mình yêu thích hay kiến tạo được một tổ chức 20 người, có đóng góp hữu ích cho xã hội là điều mà không phải nhiều người làm được. Bạn có quyền tự hào về điều đó.
Tôi thấy bạn cần minh bạch một số khái niệm: Chuyên gia, Doanh nhân, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý, Quản trị, Lãnh đạo.
Doanh nhân theo nghĩa hẹp:
Là người làm kinh doanh, bán hàng, lấy dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận làm thước đo chính. Một doanh nhân sẽ yên tâm nếu đang kiếm được nhiều tiền, và bất an nếu không còn kiếm được thêm tiền nữa. Họ không quá quan tâm tới xung quanh họ là ai, mọi người nghĩ gì. Thước đo chính của họ là tiền.
Câu hỏi của bạn không phản ánh sâu vào vấn đề tiền, và vấn đề bạn đang đối mặt trong câu hỏi không phải là vấn đề dòng tiền. Do đó, chữ doanh nhân ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, chính là những nhà quản trị doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, tiền là máu, vô cùng quan trọng, nhưng tiền không phải là tất cả.
Quản trị doanh nghiệp:
Trong tác phẩm "Một đời quản trị" của giáo sư Phan Văn Trường, đúc kết rất nhiều kinh nghiệm quản trị tuyệt vời của giáo sư, có một câu đáng lưu ý: "Quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người".
Doanh nghiệp trong từng giai đoạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: Ý tưởng, Sản phẩm, Khách hàng, thị trường, dòng tiền, chăm sóc khách hàng, quản lý tài chính ... Nhưng có một vấn đề mà nó luôn luôn phải đối mặt từ lúc bắt đầu đến lúc giải tán đó là: Vấn đề con người.
Phụ nữ và nghề quản lý, lãnh đạo:
- Phụ nữ khá phù hợp với vai trò quản lý: Các tổ chức lớn, muốn hướng tới sự ổn định và đảm bảo quy trình luôn ưu tiên dùng phụ nữ hơn là nam giới cho các vị trí quản lý. Anh Vượng VinGroup dùng rất nhiều nữ tướng.
- Phù nữ ít phù hợp với vai trò lãnh đạo. Nhận định này có thể khiến một số nhà đấu tranh cho bình đẳng giới không hài lòng, nhưng hãy nhìn vào thực tế. Lý do vì sao tôi xin phép sẽ dành cho một bài viết khác. Chỉ một số ít phụ nữ có thể đứng ở các vị trí lãnh đạo cấp cao, và để làm được điều đó họ cũng thường dùng các nghệ thuật lãnh đạo rất "đặc thù" của giới nữ.
Lựa chọn giữa việc tiếp tục phát triển theo chuyên môn, trở thành chuyên gia xuất sắc hơn hay trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp.
Dĩ nhiên lựa chọn là ở bạn, và các động lực của lựa chọn nên xuất phát từ cá nhân. Thế nhưng từ góc độ xã hội:
- Một chuyên gia giỏi hữu ích hơn là một quản lý tồi.
- Một nhà quản lý giỏi luôn có giá hơn một chuyên gia giỏi.
- Một nhà quản trị doanh nghiệp luôn đáng quý vì không chỉ lo cho mình, mà còn lo cuộc sống cho nhiều người đi theo họ.
Vấn đề của bạn có thể rút lại thành 3 câu hỏi:
- Bạn cần làm gì ngắn hạn với tình thế hiện tại:
Mình thấy câu trả lời của anh Hùng là rất phù hợp. Một trong những vấn đề quan trọng khiến startup fail đó là founder không trưởng thành kịp so với doanh nghiệp. Bạn nên bình tĩnh giải quyết các vấn đề từng bước. Có hai cách để giải. Một lại cho doanh nghiệp chạy chậm lại, và founder phải tăng tốc độ trưởng thành. Hai là phải bổ sung những người đồng hành mới.
- Liệu bạn có thể trở thành một nhà quản lý giỏi? Bạn sẽ đóng vai trò gì trong doanh nghiệp của mình thì phù hợp? Lãnh đạo hay quản lý?
Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của câu hỏi bên trên. Nhưng bạn yên tâm, chúng ta đều có thể trở thành điều mà chúng ta mong muốn. Quản lý, hay lãnh đạo doanh nghiệp là nữ cũng không phải quá hiếm, quá khó. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể trở thành số đó. Điều bạn cần lưu tâm duy nhất là cái "giá" mà bạn sẽ phải trả để đạt được điều đó mà thôi. Thứ mà xã hội càng đánh giá cao, thì để đạt được càng phải trả giá nhiều. Bạn có dám?
- Liệu bạn có thể rời bỏ doanh nghiệp, quay trở lại để trở thành chuyên gia và doanh nghiệp sẽ tự chạy tốt. Đây là "lý tưởng" của các doanh nghiệp hướng tới tổ chức trường tồn. Thực tế là rất khó đạt được và rất lâu một doanh nghiệp mới đạt được trạng thái như vậy. Do đó ở thời điểm này tôi nghĩ câu trả lời là Không. Bạn phải lựa chọn.
Lê Minh Hưng
Trước hết phải chúc mừng bạn vì những thành tựu đã đạt được. Trở thành một chuyên gia đầu ngành trong một lĩnh vực mà mình yêu thích hay kiến tạo được một tổ chức 20 người, có đóng góp hữu ích cho xã hội là điều mà không phải nhiều người làm được. Bạn có quyền tự hào về điều đó.
Tôi thấy bạn cần minh bạch một số khái niệm: Chuyên gia, Doanh nhân, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý, Quản trị, Lãnh đạo.
Doanh nhân theo nghĩa hẹp:
Là người làm kinh doanh, bán hàng, lấy dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận làm thước đo chính. Một doanh nhân sẽ yên tâm nếu đang kiếm được nhiều tiền, và bất an nếu không còn kiếm được thêm tiền nữa. Họ không quá quan tâm tới xung quanh họ là ai, mọi người nghĩ gì. Thước đo chính của họ là tiền.
Câu hỏi của bạn không phản ánh sâu vào vấn đề tiền, và vấn đề bạn đang đối mặt trong câu hỏi không phải là vấn đề dòng tiền. Do đó, chữ doanh nhân ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, chính là những nhà quản trị doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, tiền là máu, vô cùng quan trọng, nhưng tiền không phải là tất cả.
Quản trị doanh nghiệp:
Trong tác phẩm "Một đời quản trị" của giáo sư Phan Văn Trường, đúc kết rất nhiều kinh nghiệm quản trị tuyệt vời của giáo sư, có một câu đáng lưu ý: "Quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người".
Doanh nghiệp trong từng giai đoạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: Ý tưởng, Sản phẩm, Khách hàng, thị trường, dòng tiền, chăm sóc khách hàng, quản lý tài chính ... Nhưng có một vấn đề mà nó luôn luôn phải đối mặt từ lúc bắt đầu đến lúc giải tán đó là: Vấn đề con người.
Phụ nữ và nghề quản lý, lãnh đạo:
- Phụ nữ khá phù hợp với vai trò quản lý: Các tổ chức lớn, muốn hướng tới sự ổn định và đảm bảo quy trình luôn ưu tiên dùng phụ nữ hơn là nam giới cho các vị trí quản lý. Anh Vượng VinGroup dùng rất nhiều nữ tướng.
- Phù nữ ít phù hợp với vai trò lãnh đạo. Nhận định này có thể khiến một số nhà đấu tranh cho bình đẳng giới không hài lòng, nhưng hãy nhìn vào thực tế. Lý do vì sao tôi xin phép sẽ dành cho một bài viết khác. Chỉ một số ít phụ nữ có thể đứng ở các vị trí lãnh đạo cấp cao, và để làm được điều đó họ cũng thường dùng các nghệ thuật lãnh đạo rất "đặc thù" của giới nữ.
Lựa chọn giữa việc tiếp tục phát triển theo chuyên môn, trở thành chuyên gia xuất sắc hơn hay trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp.
Dĩ nhiên lựa chọn là ở bạn, và các động lực của lựa chọn nên xuất phát từ cá nhân. Thế nhưng từ góc độ xã hội:
- Một chuyên gia giỏi hữu ích hơn là một quản lý tồi.
- Một nhà quản lý giỏi luôn có giá hơn một chuyên gia giỏi.
- Một nhà quản trị doanh nghiệp luôn đáng quý vì không chỉ lo cho mình, mà còn lo cuộc sống cho nhiều người đi theo họ.
Vấn đề của bạn có thể rút lại thành 3 câu hỏi:
- Bạn cần làm gì ngắn hạn với tình thế hiện tại:
Mình thấy câu trả lời của anh Hùng là rất phù hợp. Một trong những vấn đề quan trọng khiến startup fail đó là founder không trưởng thành kịp so với doanh nghiệp. Bạn nên bình tĩnh giải quyết các vấn đề từng bước. Có hai cách để giải. Một lại cho doanh nghiệp chạy chậm lại, và founder phải tăng tốc độ trưởng thành. Hai là phải bổ sung những người đồng hành mới.
- Liệu bạn có thể trở thành một nhà quản lý giỏi? Bạn sẽ đóng vai trò gì trong doanh nghiệp của mình thì phù hợp? Lãnh đạo hay quản lý?
Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của câu hỏi bên trên. Nhưng bạn yên tâm, chúng ta đều có thể trở thành điều mà chúng ta mong muốn. Quản lý, hay lãnh đạo doanh nghiệp là nữ cũng không phải quá hiếm, quá khó. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể trở thành số đó. Điều bạn cần lưu tâm duy nhất là cái "giá" mà bạn sẽ phải trả để đạt được điều đó mà thôi. Thứ mà xã hội càng đánh giá cao, thì để đạt được càng phải trả giá nhiều. Bạn có dám?
- Liệu bạn có thể rời bỏ doanh nghiệp, quay trở lại để trở thành chuyên gia và doanh nghiệp sẽ tự chạy tốt. Đây là "lý tưởng" của các doanh nghiệp hướng tới tổ chức trường tồn. Thực tế là rất khó đạt được và rất lâu một doanh nghiệp mới đạt được trạng thái như vậy. Do đó ở thời điểm này tôi nghĩ câu trả lời là Không. Bạn phải lựa chọn.
Ngô Bảo Diệp
Hi bạn.
Trước hết xin chúc mừng bạn vì không phải nhiều người là chuyên gia được tin cậy, kiếm được tiền và lại có 1 doanh nghiệp 20 người đã tồn tại 2.5 năm.
Con đường phù hợp nhất chắc chắn do chính bạn xem xét và lựa chọn cho mình. Không ai có thể hiểu rõ bản thân bạn và cũng không ai thàng công theo cách hoàn toàn giống nhau.
Tiêu chí để xem xét và lựa chọn theo mình có một số bạn có thể tham khảo và cân nhắc:
1. Bạn có phù hợp với việc chỉ làm chuyên gia thôi hay là mix (thu nhập chỉ làm chuyên gia có thoả mãn không, có lãng phí các cơ hội không)? Qua chia sẻ mình thấy có vẻ phù hợp với việc mix. Nhưng làm 1 lúc nhiều việc quá khiến bạn thấy hơi rối, không đảm bảo chất lượng cho tất cả. Thực ra quy mô 20 người cũng là 1 quy mô đáng kể, không phải là nhỏ nên đương nhiên là nhiều việc.
2. Để phát triển quy mô, chất lượng công việc, Bạn phù hợp với con đường mạo hiểm hay an toàn lấy ngắn nuôi dài? Thông qua bạn chia sẻ, mình cảm thấy có vẻ như con đường chậm chắc, an toàn tốt hơn. Nếu trong trường hợp đó bạn xem dù làm gì cũng nên đảm bảo mảng kiếm tiềm cốt lõi của mình, phát triển kinh doanh chậm, bài toán kinh doanh luôn dương (doanh thu > chi phí), không nên ham mở rộng quy mô nhanh quá.
3. Công việc hàng ngày, hàng tuần được kiểm soát tốt, không bị lụt, không quá tải, có thời gian hàng tuần, hàng tháng tĩnh tâm nhìn lại toàn cảnh tình hình.
4. Đào tạo được nhân sự tin tưởng, không cần giữ nhiều, cốt giữ người tin cậy. Chú ý vấn đề quyền lợi vật chất, động viên tinh thần cho những key này.
5. Có nhân sự nào muốn ra đi bạn hãy vui vẻ chấp nhận. Đó là 1 quá trình bình thường. Miễn là kinh doanh của bạn luôn dương, bạn giữ đc đa số key thì vẫn rất tuyệt vời. Đừng cố tìm việc cho người. Rất nguy hiểm. Hãy mạnh dạn cho nghỉ kể cả với nhân sự thấy rất tốt nhưng lại chả có việc gì cho ngừoi đó làm. Nặn việc nhét vào tay là bài học vô cùng đau đớn cho hệ thống và tác hại lâu dài.
Hi vọng bạn tìm được những thông tin có ích cho mình.
Đặng Việt Hùng
Bạn nên tập trung làm việc mình tốt nhất. Còn nếu muốn mở doanh nghiệp, bạn nên chọn đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó để hợp tác làm cùng vì kinh doanh đòi hỏi tệp kỹ năng hoàn toàn khác. Việc hợp tác sẽ giúp bạn vẫn có thể làm chuyên môn và vẫn kinh doanh được. Nếu bạn tự làm phần kinh doanh thì thực ra là bỏ sở trường để dùng sở đoản sẽ vất vả khó khăn và mất nhiều chi phí cơ hội.
Nguyen Dung
Dựa theo những gì bạn chia sẻ thì mình nghĩ trong sâu thẳm con người bạn, bạn thích làm chuyên gia hơn. Khi làm chuyên gia, bạn được là chính mình, cảm thấy dễ dàng vì nó là sở trường, bạn tìm thấy niềm vui, lẽ sống trong công việc đó. Còn khi điều hành doanh nghiệp bạn đang phải gồng mình lên, nó mang tính tránh nhiệm hơn là thấy niềm vui. Bạn đang buộc phải duy trì doanh nghiệp chỉ là vì bạn đã bỏ tiền, bỏ công mất 2,5 năm rồi, giờ nếu bỏ thì tiếc, kiểu như "cầm vàng mà lội qua sống; vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng". Chính điều đó làm cho bạn cảm thấy nặng nề, không hạnh phúc.
Hãy chấp nhận thực tế: Bạn đang là chuyên gia lĩnh vực đào tạo nuôi dậy con, nhưng bạn không phải là chuyên gia lĩnh vực quản trị và điều hành doanh nghiệp. Con người ta ai cũng vậy, khi chuyển sang lĩnh vực mới, hãy chấp nhận bản thân đang là beginner, đang học việc ở lĩnh vực ấy. Đừng đòi hỏi kết quả phải tốt ngay như lĩnh vực mình đang là chuyên gia lúc đầu. Khi bạn hiểu rõ và chấp nhận được thực tế này, bạn sẽ bớt đặt kỳ vọng cao, đón nhận mọi thứ, mọi kết quả hiện tại dễ dàng hơn.
Việc có nên tiếp tục duy trì doanh nghiệp hay từ bỏ thì theo mình đầu tiên phải căn cứ vào mong muốn, ước vọng của chính bản thân bạn; sau đó là những lợi ích và thiệt hại có thể mang đến.
Nếu bạn quyết định vẫn tiếp tục duy trì doanh nghiệp, thì chắc chắn phải dành 100% thời gian cho nó trong một thời gian đủ dài (có lý thuyết nói rằng cần mất 10.000 giờ để trở thành chuyên gia của 1 lĩnh vực), đồng thời tính toán và sẵn sàng chấp nhận kết quả tồi nhất có thể xảy ra trong thời gian ấy. Hoặc tính đến phương án thuê người quản lý và điều hành. Giống như các ca sĩ, diễn viên bên Hàn họ toàn có người quản lý và công ty quản lý giúp họ. Họ chỉ lo về chuyên môn là đi hát, hay đi diễn thôi.
Solitary
Theo cá nhân em, phụ nữ có nhiều thiệt thòi khi phải đứng ra làm công việc kinh doanh riêng. Vì phụ nữ thường hay cầu toàn, kinh doanh nhưng cuộc sống phải bình ổn, gia đình vẫn chu toàn, công việc khác luôn trọn vẹn do đó phụ nữ cứ quay cuồng trong đống hỗn độn do chính mình tạo ra.
Thêm vào nữa, phụ nữ thường muốn tự tay làm mọi việc, ít khi trao quyền cũng bởi cái tính kỳ, phải là mình làm thì mới an tâm.
Phụ nữ lại đa sầu, đa cảm có chuyện không đáng buồn vẫn cứ buồn, có chuyện bỏ qua được, không dám bỏ qua, người ta không ngưỡng mộ mình nữa mình lại thấy lo âu không rõ mình làm sai gì.
Nhưng trời đã sắp đặt cho phụ nữ vậy thì chúng mình cũng đón nhận thôi chị ạ.
Thực ra em cũng có lúc như chị, có lúc em không biết nên lui về làm hậu phương hay là một người xông pha ra kiếm tiền, nhiều khi con xích thố trong người nó cứ nhảy nhót để em phải làm một cái gì đó nhưng nhìn vào hai đứa con, nhìn vào gia đình em lại bình tâm lại.
Bỏ qua mục tiêu kiếm tiền và vô số cơ hội cho sự nghiệp, em đã là một con người khác ở một vị trí khác - làm mẹ, làm vợ. Nói em có tiếc không, em có chứ nhưng ân hận không thì em không.
Cuộc sống bớt quay cuồng hơn, bớt lo âu hơn, bớt stress hơn, bớt chửi thề hơn (xưa em làm TP kinh doanh). Và em khám phá ra có thật nhiều thứ em bỏ qua, những chuyến đi chơi xa, những khoảnh khắc bên con cái, những chương trình thiện nguyện, những giờ phút trồng cây... Em nghĩ nó vẫn giá trị theo cách riêng của nó.
Quay lại câu hỏi của chị, em nghĩ chị có câu trả lời rồi, thực sự chị cần động lực để ấn nút thôi, chỉ là chị muốn gì, chị cần gì, chị khao khát làm gì, buông bỏ không phải là đánh mất, buông bỏ thực sự là trí tuệ chị ạ.
Cao Văn Hưng
Em thấy có quyết tâm khởi nghiệp vậy là đáng ngưỡng mộ rồi, chứ như chúng em mới tốt nghiệp chẳng thể nghĩ đến những thứ to tát như vậy mà chỉ mong có việc làm thôi.