Cho em hỏi về ngành quản lý công nghiệp và cơ điện tử ạ em xin cảm ơn

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

I. Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Ngành quản lý công nghiệp được hiểu một cách cơ bản là ngành đào tạo, cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên về quản trị nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý vật tư – tồn kho, đánh giá công nghệ.

Ngành quản lý công nghiệp thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, các ngành dịch vụ. Công việc chủ yếu của người làm trong ngành quản lý công nghiệp là giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, lập các kế hoạch kinh doanh, tiếp thị. Đồng thời cũng là người lập các dự án và cũng là người phân tích các dự án đó, nghiên cứu về thị trường.

Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em sinh viên học ngành quản lý công nghiệp có thể nộp hồ sơ xin việc vào các vị trí sau:

Làm việc tại các tổ chức sản xuất, công ty, doanh nghiệp, thương mại và dịch vụ trong các nhóm công việc sau:

  • Quản lý nhà máy với các công việc quản lý hàng nhập vào và số lượng tồn kho trong nhà máy, hoạch định sản xuất, đánh giá trình độ công nghệ, quản lý nhân viên.

  • Quản lý mua hàng với các công việc như đánh giá chương trình mua hàng, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành, thiếp lập cấp độ vận hành, phối hợp các công tác trong vận hành,..

  • Quản lý chất lượng gồm các công việc như kiểm tra quá trình để xem xét các khu vực cần cải tiến, phân tích các cơ sở dữ liệu, các bảng tính chi tiết, quản lý các công việc thực hiện những thay đổi,..

  • Lập kế hoạch – Quản lý chuỗi cung ứng

Tư vấn cải tiến quá trình như Thiết kế, triển khai kết hoạch sản xuất tinh gọn, giảm thời gian sản xuất về lĩnh vực dịch vụ và sản xuất,…

Cơ hội việc làm ra sao?

Hiện nay, ngành quản lý công nghiệp là một trong những ngành tiềm năng và ngày càng thu hút thí sinh đăng ký theo học. Và đây cũng là một trong những ngành được đánh giá ngành có cơ hội xin việc cao.

“Ngành quản lý công nghiệp là một trong những ngành mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngày đạt mức cao nhất trong số các nhóm ngành kinh tế. Theo thống kê của ĐH Quốc Gia Singapore, ngoài việc có tỷ lệ việc làm cao nhất, Quản lý Công nghiệp còn thuộc top 3 nhóm ngành có mức lương cao nhất.” – Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa (Điều phối viên chương trình IEM).

Và hiện tại nước ta đang đứng trước thực trạng nguồn nhân lực ngành quản lý công nghiệp, chính điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghiệp. Ngành quản lý công nghiệp trở thành nghề triển vọng mà các em có thể theo đuổi.

Bạn có thể đăng ký xét tuyển ngay ngành Quản lý công nghiệp để giành cho mình cơ hội có được việc làm tốt trong tương lai, đăng ký tại đây:

Trả lời

I. Ngành Quản lý công nghiệp là gì?

Ngành quản lý công nghiệp được hiểu một cách cơ bản là ngành đào tạo, cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên về quản trị nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý vật tư – tồn kho, đánh giá công nghệ.

Ngành quản lý công nghiệp thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, các ngành dịch vụ. Công việc chủ yếu của người làm trong ngành quản lý công nghiệp là giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, lập các kế hoạch kinh doanh, tiếp thị. Đồng thời cũng là người lập các dự án và cũng là người phân tích các dự án đó, nghiên cứu về thị trường.

Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em sinh viên học ngành quản lý công nghiệp có thể nộp hồ sơ xin việc vào các vị trí sau:

Làm việc tại các tổ chức sản xuất, công ty, doanh nghiệp, thương mại và dịch vụ trong các nhóm công việc sau:

  • Quản lý nhà máy với các công việc quản lý hàng nhập vào và số lượng tồn kho trong nhà máy, hoạch định sản xuất, đánh giá trình độ công nghệ, quản lý nhân viên.

  • Quản lý mua hàng với các công việc như đánh giá chương trình mua hàng, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành, thiếp lập cấp độ vận hành, phối hợp các công tác trong vận hành,..

  • Quản lý chất lượng gồm các công việc như kiểm tra quá trình để xem xét các khu vực cần cải tiến, phân tích các cơ sở dữ liệu, các bảng tính chi tiết, quản lý các công việc thực hiện những thay đổi,..

  • Lập kế hoạch – Quản lý chuỗi cung ứng

Tư vấn cải tiến quá trình như Thiết kế, triển khai kết hoạch sản xuất tinh gọn, giảm thời gian sản xuất về lĩnh vực dịch vụ và sản xuất,…

Cơ hội việc làm ra sao?

Hiện nay, ngành quản lý công nghiệp là một trong những ngành tiềm năng và ngày càng thu hút thí sinh đăng ký theo học. Và đây cũng là một trong những ngành được đánh giá ngành có cơ hội xin việc cao.

“Ngành quản lý công nghiệp là một trong những ngành mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngày đạt mức cao nhất trong số các nhóm ngành kinh tế. Theo thống kê của ĐH Quốc Gia Singapore, ngoài việc có tỷ lệ việc làm cao nhất, Quản lý Công nghiệp còn thuộc top 3 nhóm ngành có mức lương cao nhất.” – Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa (Điều phối viên chương trình IEM).

Và hiện tại nước ta đang đứng trước thực trạng nguồn nhân lực ngành quản lý công nghiệp, chính điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghiệp. Ngành quản lý công nghiệp trở thành nghề triển vọng mà các em có thể theo đuổi.

Bạn có thể đăng ký xét tuyển ngay ngành Quản lý công nghiệp để giành cho mình cơ hội có được việc làm tốt trong tương lai, đăng ký tại đây:

Ngành Kỹ thuật cơ – điện tử là gì?

Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành này.

Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử như: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử uy tín như Đại học Bách khoa Hà Nội (BKA), Học viện Bưu chính viễn thông (PTIT),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư cơ điện tử cần phải có.

Học ngành kỹ thuật cơ – điện tử ra trường làm gì?

Hiện nay ở nước ta, đa phần các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành kỹ thuật cơ – điện tử, ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Cơ điện – tử có thể đảm nhận tại các vị trí:

– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.

– Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.

– Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư cơ điện tử, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín đặc biệt chú trọng. Hầu hết các trường đại học đều có sự chuẩn bị, liên kết với các công ty uy tín trên khắp cả nước để phối hợp, tổ chức cho các sinh viên có định hướng học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi ra trường. Một số công ty lớn có thể kể đến như Công ty National Instruments, Công ty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, Công ty CP công nghệ Meetech, Công ty Samsung Việt Nam,…

Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ điện tử tương lai để khi các bạn bắt tay vào làm việc, có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, xử lý – ứng dụng, hội nhập – làm chủ công nghệ cơ điện tử theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.Với những điều đã trình bày, những câu hỏi như ngành kỹ thuật cơ – điện tử xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật cơ điện tử khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử,… bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật cơ điện tử và trở thành một kỹ sư cơ điện tử thành công trong tương lai.

ĐỂ THỰC HIỆN ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH KỸ SƯ CƠ ĐIỆN TỬ GIỎI TIẾNG NHẬT, BẠN HÃY GHI NHỚ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ HỢP TÁC VỚI ĐẠI HỌC NAGAOKA – NHẬT BẢN VỚI MÃ TUYỂN SINH ME – NUT

https://cdn.noron.vn/2021/12/30/tssiehusteduvn2018-6-600x424-1640868794.png