Chính trị là hiện tượng xã hội có giai cấp và mang bản chất giai cấp?
kiến thức chung
Đầu tiên, cần phải hiểu khái niệm về giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị trong một xã hội sản xuất nhất định của lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ với tư liệu sản xuất, vai trò trong tổ chức lao động xã hội. Có nghĩa là khác nhau về cách hưởng thụ và phân phối của cải mà họ được hưởng.
Chính trị ra đời gắn liền với sự ra đời của giai cấp. Trong quá trình lịch sử tự nhiên ở thời công xã nguyên thủy khi con người chưa có phương thức sản xuất, sống “ bầy đàn” không có sự phân chia, không có giai cấp cũng tương đương với việc họ không hệ tư tưởng chính trị.
Ở mỗi thời kỳ, chính trị đại diện cho giai cấp khác nhau và mang bản chất giai cấp khác nhau. Bắt đầu từ xã hội chiếm hữu nô lệ trở đi, họ có phương thức sản xuất riêng, manh nha xuất hiện quản lý, thống trị. Khi ấy cùng với sự xuất hiện của tư hữu thì người quản lý trở thành giai cấp thống trị trong xã hội và người bị quản lý sẽ trở thành giai cấp bị trị trong xã hội. Giai cấp thống trị chi phối đến quan hệ sản xuất tức là quan hệ lợi ích giữa giai cấp thống trị bao giờ cũng lớn hơn giai cấp bị trị. Đây là quan hệ bất tương xứng nó dẫn đến nguy cơ các giai cấp đối lập, mâu thuẫn với nhau về lợi ích và có khả năng loại bỏ lẫn nhau. Từ đó, cần phải có sự xuất hiện của nhà nước để thống nhất và nó cũng là công cụ để duy trì sự cân bằng lợi ích của các giai cấp, hạn chế việc mâu thuẫn giữa các giai cấp. Giai cấp chi phối sức mạnh kinh tế sẽ chi phối sức mạnh chính trị.
Như vậy, chính trị là hiện tượng của xã hội có giai cấp và mang bản chất giai cấp với quan điểm lợi ích giai cấp sẽ chi phối lợi ích thống trị. Giai cấp nào nắm trong tay quyền lực chính trị thì mọi hoạt động chính trị của tầng lớp cầm quyền sẽ phản ánh bản chất giai cấp đó.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lan Thục Lâm