Chính sách nhập cư của tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm 2017 và tác động của chính sách này ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Donald Trump là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, là người của đảng cộng hòa. Nhiệm kỳ đầu tiên từ 2017 – 2021. Các chính sách của ông theo hướng chủ nghĩa dân túy ( populism ). Và các chính sách của Trump luôn nhấn mạnh theo hướng “Make America Great Again” (làm cho nước Hoa Kỳ vĩ đại trở lại ). Và một trong những chính sách thu hút công chúng và giới truyền thông nhất là chính sách nhập cư. 1. Mục tiêu của chính sách nhập cư Trump cho rằng hệ thống luật di trú là không công bằng, nó chỉ mang lợi ích cho những người nhập cư chứ không phải là cho người dân Mỹ. Ông cáo buộc những người nhập cư đánh cắp công việc từ các công nhân Mỹ và đưa tội phạm vào nước này. Để ngăn chặn, Tổng thống Trump đưa ra các mục tiêu sau : • Trục xuất 2 – 3 triệu người người nhập cư trái phép có hồ sơ hình sự • Xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico dài khoảng 2000 dặm ( ≈ 3218 km ) • Đạo luật RAISE : giảm 41% người nhập cư hợp pháp trong năm đầu tiên và tiến tới mục tiêu 50% trong năm thứ 10 • Ngăn cản người hồi giáo từ các nước có chiến sự vào Mỹ • Chấm dứt chương trình DACA 2. Quá trình thực thi 2.1. Trước năm 2017 Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump đưa ra kế hoạch nhằm cắt giảm dòng người nhập cư vào Mỹ. Trước tiên, chính sách này của Trump “đánh” vào những người nhập cư bất hợp pháp. Ở đây, chúng ta có thể hiểu đơn giản khái niệm “nhập cư bất hợp pháp” mà ông Trump đưa ra là: • Những người không được phép vào nước Mỹ nhưng bằng cách nào đó họ đã vượt biên và ở lại nước Mỹ. • Hoặc, những người nhập cảnh vào Mỹ hợp pháp (bằng visa du lịch/du học,…) nhưng sau khi hết thời gian cư trú hợp pháp họ lại không rời nước Mỹ. • Những người nhập cư đang trong tình trạng bất hợp pháp có lẽ là đối tượng đầu tiên mà ông Trump sẽ tác động sau khi ông đắc cử. Đi sâu hơn về vấn đề này, người nhập cư đến từ các quốc gia được cho có nguy cơ khủng bố sẽ gặp trở ngại nhiều hơn. Ông hứa rằng sẽ trục xuất 2 – 3 triệu người người nhập cư trái phép có hồ sơ hình sự. Điều chúng tôi sẽ làm là nhắm tới những tên tội phạm hay người có lý lịch phạm tội, thành viên băng đảng, đối tượng buôn bán ma túy. Con số tương đối lớn, có thể hai triệu, thậm chí lên đến ba triệu người", "Chúng tôi sẽ trục xuất hoặc tống giam họ" , AFP hôm qua dẫn lời tỷ phú Trump nói trong đoạn video hé lộ nội dung cuộc phỏng vấn của ông trên chương trình "60 phút" do kênh truyền hình CBS thực hiện. Và các cơ quan chức năng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện của những người nhập cư không có giấy tờ trên toàn nước Mỹ để đưa ra quyết định cụ thể. 2.2. Sau khi đắc cử làm tổng thống Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm giữ đúng cam kết khi vận động tranh cử rằng ông sẽ tăng cường an ninh biên giới và trấn áp người nhập cư sinh sống trái phép ở Mỹ. Trong số đó, một sắc lệnh yêu cầu khởi công xây dựng bức tường dài 3.200km chạy dọc biên giới Mỹ-Mexico, một trong những lời hứa chủ chốt của ông khi tranh cử. Sắc lệnh thứ hai cắt ngân sách liên bang dành cho các bang và thành phố không bắt hoặc bỏ tù người nhập cư cư trú trái phép, thường do người của đảng Dân chủ điều hành. Ông Trump còn ra lệnh khảo sát biên giới cần hoàn thành trong vòng 180 ngày. Phần lớn diện tích xây tường là đất thu hồi từ tư nhân và chính quyền bang Texas. Ông cũng đe dọa sẽ thay đổi đạo luật USA Patriot Act nếu Mexico không chịu trả tiền cho việc xây dựng bức tường. Hiện nay, Hoa Kỳ là có khoảng 12 triệu người Mexico một số sống ở đây bất hợp pháp, theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu khác nhau theo dõi xu hướng nhập cư. Họ và những người nhập cư khác sử dụng các đại lý chuyển tiền hoặc ngân hàng để gửi tiền về nhà, thường với mục tiêu hỗ trợ gia đình họ. Các ngân hàng trung ương Mexico báo cáo rằng tiền gửi về nhà của người Mexico ở nước ngoài đạt gần 24,8 tỷ USD. Nếu Trump thay đổi đạo luật, đó sẽ là cú sốc lớn, nó ngăn chặn dòng ngoại hối từ Western Union của những người nhập cư. Đồng thời, các CEO tại Silicon Valley cũng lo lắng rằng tổng thống đương nhiệm sẽ hạn chế chương trình thị thực H-1B. Nó cho phép 315 000 công dân nước ngoài đến làm việc tại Silicon Valley. Nếu chương trình này bị hạn chế các công ty này sẽ mất đi thị phần cũng như những nhân viên có năng lực. Chỉ một tuần sau khi nhận chức, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm cho vào Mỹ người dân từ 7 quốc gia với đa số theo Hồi giáo, là Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia. Lệnh đó được thi hành ngay lập tức trong ngày 27/1/2017 nên đã gây phản ứng mãnh liệt trong dư luận với những cuộc biểu tình phản đối tại phi trường. Nhiều luật sư di trú cũng đã có mặt ngay tại chỗ để can thiệp và giúp đỡ cho những di dân gặp khó khăn do bởi quyết định đột ngột của Tổng thống Trump. Sắc lệnh đó đã bị nhiều tổ chức bảo vệ dân quyền cũng như cơ quan pháp lí tiểu bang đứng đơn kiện và sau đó đã không còn được thi hành vì thiếu tính hợp hiến. Ít tháng sau Tổng thống Trump lại ký một sắc lệnh mới, cũng cùng mục đích ngăn cấm vào Mỹ đối với dân từ 6 quốc gia Hồi giáo như sắc lệnh đầu tiên, trừ Iraq, tuy không khắc khe như trước nhưng vẫn có những tranh tụng trước tòa về tính hợp pháp và hợp hiến của nó. Ngày 2/8 Tổng thống Donald Trump đang kêu gọi luật mới cải tổ hệ thống nhập cư Hoa Kỳ , cắt giảm mạnh số người nhập cư hợp pháp được phép vào nước này và thực hiện một chương trình thị thực được gọi là RAISE. Nếu được thông qua, đạo luật RAISE sẽ cắt giảm số người nhập cư được phép vào Hoa Kỳ 50 phần trăm trong 10 năm tới. Nó sẽ loại bỏ thị thực xổ số đa dạng và phá vỡ cái gọi là "chuỗi nhập cư" - thị thực cung cấp dựa trên kết nối gia đình, chứ không phải là kỹ năng nghề nghiệp. Chính sách này của Trump ưu tiên những người nói tiếng anh và ổn định về mặt tài chính. Mục tiêu của RAISE là giảm 41% người nhập cư hợp pháp trong năm đầu tiên và tiến tới mục tiêu 50% trong năm thứ 10. Theo dự luật RAISE, số đối tượng nhận được thẻ xanh sẽ bị giảm một nửa, với 500.000 thẻ xanh sẽ được cấp mỗi năm. Thẻ xanh là tên gọi thường dùng của Thẻ Thường trú, cho phép người nước ngoài trên 18 tuổi sống và làm việc hợp pháp tại Mỹ. Mỹ cấp thẻ xanh cho hơn một triệu người mỗi năm. Cụ thể : • Không trợ cấp người nhập cư mới : Trong 5 năm, người được cấp thẻ xanh mới sẽ không được hưởng các trợ cấp dành cho người nghèo và thu nhập thấp gồm: phiếu thực phẩm, lợi tức an sinh bổ sung, bảo hiểm y tế cho người nghèo, trợ cấp tạm thời cho những gia đình túng quẫn và bảo hiểm y tế cho trẻ em của bang • Hạn chế người nhập cư diện gia đình : Những người có thành viên gia đình sinh sống hợp pháp ở Mỹ đang được ưu tiên nhận thẻ xanh, nhưng dự luật RAISE sẽ bỏ ưu tiên này với con cái trưởng thành của người nhập cư hợp pháp. Bạn đời hay con dưới 18 tuổi của họ vẫn sẽ được hưởng ưu tiên. Nếu một người định cư tại Mỹ có cha mẹ ốm đau, cha mẹ người đó được phép vào Mỹ với thị thực 5 năm có thể gia hạn, miễn là người định cư hứa sẽ chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho họ. • Xóa bỏ chương trình thị thực đa dạng : Chương trình thị thực nhập cư đa dạng được bắt đầu hơn hai thập kỷ trước theo yêu cầu của quốc hội Mỹ. Chương trình này lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng được cấp thẻ xanh từ công dân từ các quốc gia có tỷ lệ nhập cư vào Mỹ thấp trong vòng 5 năm trước đó. Mỗi năm có hàng triệu người nộp đơn vào chương trình cấp thị thực kiểu "xổ số" này và 50.000 người được chọn. Để đủ điều kiện nộp đơn, người tham gia phải học xong trung học và có việc làm. Tuy nhiên, dự luật RAISE muốn loại bỏ hoàn toàn chương trình này. • Giảm số người tị nạn : Trước khi rời nhiệm sở, cựu tổng thống Barack Obama cam kết ông sẽ nhận 110.000 người tị nạn một năm, nhưng dự luật RAISE muốn con số đó chỉ còn 50.000 người. Hôm 5/9 ông Trump đã quyết định chấm dứt chương trình DACA, Deferred Action for Childhood Arrivals (Hoãn Trục xuất người vào Mỹ bất hợp pháp khi còn vị thành niên), là một sắc lệnh được Tổng thống Barack Obama ký ban hành năm 2012. Đối tượng của sắc lệnh này là cho hưởng qui chế di dân tạm thời những ai sinh từ ngày 1/6/1981 trở về sau, được cha mẹ đem vào Mỹ bất hợp pháp khi còn vị thành niên, dưới 16 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông trung học và không có án vì vi phạm pháp luật. Hội đủ những điều kiện trên, họ sẽ được học đại học, được thi bằng lái xe, được phép tìm kiếm công việc làm. Tổng thống Trump quyết định chấm dứt chương trình DACA, như thế những ai trước đây được tạm thời bảo vệ sẽ thì có thể bị trục xuất về nguyên quán. Đầu tháng 12/ 2017, Tòa án tối cao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho việc thực hiện toàn bộ sắc lệnh mới đây của Tổng thống Donald Trump, nhằm cấm công dân 6 nước có đa số người dân theo đạo Hồi vào lãnh thổ nước này. Chỉ có 2 trên tổng số 9 thành viên của Tòa án tối cao không đồng ý với quyết định vô hiệu hóa các phán quyết của tòa án cấp thấp, không cho phép thực hiện một số điểm được nêu trong sắc lệnh. Vào lúc 7h20 sáng thứ Hai (11/12) giờ địa phương tại một đường hầm nối 2 ga tàu điện ngầm gần quảng trường Thời đại, New York. Nghi phạm đã kích hoạt một thiết bị nổ tự chế mang theo người khiến 4 người bị thương, trong đó, nghi phạm bị thương nặng, 3 người khác bị thương nhẹ. Cảnh sát xác định đây là một âm mưu khủng bố nhưng kẻ tấn công đã không đạt được mục tiêu cuối cùng. Ngay sau vụ tấn công ở New York, Nhà Trắng đã hối thúc Quốc hội Mỹ cần nhanh chóng thông qua kế hoạch cải cách hệ thống nhập cư của Tổng thống Donald Trump nhằm tăng cường an ninh quốc gia và an toàn công cộng. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders, nếu chính sách cải cách nhập cư của ông Trump được thực thi thì sẽ ngăn những kẻ tấn công như ở New York thâm nhập vào nước Mỹ. 3. Tác động Để hối thúc Quốc hội cắt giảm lượng người nhập cư hợp pháp, Donald Trump đã đẩy mạnh các cuộc tranh luận về bản sắc dân tộc, tăng trưởng kinh tế, sự công bằng với người lao động và những giá trị của Mỹ, nhấn mạnh tiếp nhận quá nhiều người nhập cư có kỹ năng thấp trong một thời gian dài, gây tổn hại cho người lao động Mỹ. “Dự luật này sẽ không chỉ khôi phục lợi thế cạnh tranh của chúng ta trong thế kỷ 21 mà còn khôi phục sự gắn kết thiêng liêng của niềm tin giữa đất Mỹ với công dân Mỹ”, ông Donald Trump nói trong một sự kiện gần đây của Nhà Trắng cùng với 2 Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa ủng hộ dự luật của ông. Ông khẳng định: “Dự luật này thể hiện sự cảm thông của chúng ta với những gia đình Mỹ đang phải vật lộn trong cuộc sống, những người xứng đáng một hệ thống nhập cư luôn đặt nhu cầu của họ cũng như đặt nước Mỹ lên trên hết”. Tuy nhiên Phe Dân chủ và cả một số thành viên đảng Cộng hòa nhanh chóng chỉ trích động thái này. Họ cho rằng đề xuất của ông Donald Trump có thể hạ thấp hình ảnh sơ khai của nước Mỹ với tư cách là một hợp chúng quốc, một miền đất hứa cho những người nghèo mang “giấc mơ Mỹ” mong muốn đổi đời bằng bàn tay lao động của họ. “Thay vì bắt tội phạm, ông Donald Trump muốn chia rẽ các cộng đồng và trừng phạt các gia đình nhập cư đang có những đóng góp có giá trị cho nền kinh tế của chúng ta”, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Tom Perez nói. “Đó không phải là những gì mà nước Mỹ đại diện”. Đề xuất này cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực nông nghiệp và du lịch của Mỹ. Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Nam Carolina, ông Lindsey Graham cho biết: “Nếu đề xuất này trở thành luật, nó sẽ tàn phá nền kinh tế bang của chúng tôi, vốn phụ thuộc vào lực lượng lao động nhập cư”. Sắc lệnh hạn chế người tị nạn từ 7 nước Hồi giáo Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thế giới lo ngại, nhiều chuyên gia nhận định chính sách này có nhiều điểm khác thường và khó hiểu. New York Times có bài xã luận gọi lệnh cấm của Trump là "hèn nhát và nguy hiểm". Theo tờ Times, quyết định “tàn nhẫn” này trước hết đã gây tổn thương cho các gia đình người tị nạn, những người vẫn luôn tin tưởng rằng họ có thể thoát khỏi cảnh tàn sát đẫm máu để tìm kiếm hy vọng mới trên đất Mỹ. Người ta có thể cảm nhận sự đau khổ và tuyệt vọng của họ tại các sân bay Mỹ chỉ vài giờ sau khi sắc lệnh được ban hành. Những người tị nạn đã ở rất gần cánh cửa vào nước Mỹ sau quá trình kiểm soát nghiêm ngặt kéo dài hàng năm trời cảm thấy đây giống như một “trò đùa quái ác của số phận”. Khi người tị nạn và dân di cư bị cấm vào các quốc gia khác, họ phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng, gia đình ly tán, cơ hội vuột mất. Bên cạnh đó là sự lãng phí tài chính, mất mát tài sản trong quá trình di chuyển. Các nước chủ nhà thì đánh mất nguồn lao động dồi dào cũng như kiến thức và chuyên môn họ mang theo, yếu tố có lợi cho việc phát triển kinh tế. Với sắc lệnh của ông Trump, nhiều sinh viên có thể phải bỏ dở chương trình học ở Mỹ. Bác sĩ không thể trở lại công việc bình thường ở bệnh viện, người bệnh cũng không được tiếp nhận điều trị kịp thời. Vì sắc lệnh nhập cư mới mà bé Iran Fatemeh Reshand suýt mất đi cơ hội chữa bệnh tim. Gia đình và cộng đồng phải vận động, kêu gọi rất nhiều thì cô bé và cha mẹ mới được cấp quyền miễn trừ y tế. Đồng thời Sắc lệnh này làm người ta liên tưởng đến luật nhập cư 1917 . Dù luật Nhập cư năm 1917 sâu rộng hơn so với sắc lệnh của Tổng thống Trump, các nhà quan sát cho biết có ít nhất 3 điểm tương đồng lớn: • Thứ nhất, những người ủng hộ của cả hai lệnh cấm đều cho rằng chúng cần thiết cho an ninh quốc gia của Mỹ. • Thứ hai, các lệnh cấm đều áp đặt những hình thức kiểm tra chặt chẽ đối với người nhập cư tới Mỹ. • Thứ ba, chúng dường như phân biệt đối xử con người dựa trên gốc gác của họ Ngay khi Trump tuyên bố chấm dứt DACA, Tổng giám đốc của 400 công ti, gồm cả Facebook, Apple, Mirosoft, AT&T, Amazon, Snap Chat, với hàng nghìn nhân viên trong diện DACA, đã lên tiếng thỉnh cầu chính quyền Trump và quốc hội giữ lại quy chế này. Trong khi đó, 15 tiểu bang và vùng Thủ đô Washington đã đứng đơn kiện, cho rằng sắc lệnh hủy bỏ của Tổng thống Trump là vi phạm luật. Hơn 100 giáo sư và những nhà nghiên cứu luật cùng đưa ra nhận định rằng sắc luật của Tổng thống Barack Omaba là hợp pháp. Tuy quyết định hủy bỏ DACA được đưa ra vào hôm 5/9, nhưng chính quyền Trump không áp dụng ngay mà cho thời hạn 6 tháng để quốc hội có thể làm luật mới để giải quyết tình trạng di trú của những người có qui chế này. Và ông cho biết nếu quốc hội không hành động ông sẽ xem xét lại vấn đề một lần nữa. Chính sách di dân của chính quyền Trump có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với người dân gốc Mexico và các nước Nam Mỹ mà cũng ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Á, vì trong số hơn 10 triệu di dân bất hợp pháp, có hơn 1 triệu người gốc Á, đông nhất là người Hoa, Ấn Độ, Nam Hàn, Philippine. Số người Việt cư ngụ không giấy tờ hợp lệ cũng cả trăm nghìn. Với chủ trương dân túy và đặt quyền lợi dân Mỹ lên hàng ưu tiên, American First, chính sách di dân của Trump cũng có chiều hướng được nối kết với phát triển quan hệ song phương với các nước, trong đó có việc Hoa Kỳ yêu cầu nhận trả về những người đã nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, kể cả người Việt.
Trả lời
Donald Trump là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, là người của đảng cộng hòa. Nhiệm kỳ đầu tiên từ 2017 – 2021. Các chính sách của ông theo hướng chủ nghĩa dân túy ( populism ). Và các chính sách của Trump luôn nhấn mạnh theo hướng “Make America Great Again” (làm cho nước Hoa Kỳ vĩ đại trở lại ). Và một trong những chính sách thu hút công chúng và giới truyền thông nhất là chính sách nhập cư. 1. Mục tiêu của chính sách nhập cư Trump cho rằng hệ thống luật di trú là không công bằng, nó chỉ mang lợi ích cho những người nhập cư chứ không phải là cho người dân Mỹ. Ông cáo buộc những người nhập cư đánh cắp công việc từ các công nhân Mỹ và đưa tội phạm vào nước này. Để ngăn chặn, Tổng thống Trump đưa ra các mục tiêu sau : • Trục xuất 2 – 3 triệu người người nhập cư trái phép có hồ sơ hình sự • Xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico dài khoảng 2000 dặm ( ≈ 3218 km ) • Đạo luật RAISE : giảm 41% người nhập cư hợp pháp trong năm đầu tiên và tiến tới mục tiêu 50% trong năm thứ 10 • Ngăn cản người hồi giáo từ các nước có chiến sự vào Mỹ • Chấm dứt chương trình DACA 2. Quá trình thực thi 2.1. Trước năm 2017 Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump đưa ra kế hoạch nhằm cắt giảm dòng người nhập cư vào Mỹ. Trước tiên, chính sách này của Trump “đánh” vào những người nhập cư bất hợp pháp. Ở đây, chúng ta có thể hiểu đơn giản khái niệm “nhập cư bất hợp pháp” mà ông Trump đưa ra là: • Những người không được phép vào nước Mỹ nhưng bằng cách nào đó họ đã vượt biên và ở lại nước Mỹ. • Hoặc, những người nhập cảnh vào Mỹ hợp pháp (bằng visa du lịch/du học,…) nhưng sau khi hết thời gian cư trú hợp pháp họ lại không rời nước Mỹ. • Những người nhập cư đang trong tình trạng bất hợp pháp có lẽ là đối tượng đầu tiên mà ông Trump sẽ tác động sau khi ông đắc cử. Đi sâu hơn về vấn đề này, người nhập cư đến từ các quốc gia được cho có nguy cơ khủng bố sẽ gặp trở ngại nhiều hơn. Ông hứa rằng sẽ trục xuất 2 – 3 triệu người người nhập cư trái phép có hồ sơ hình sự. Điều chúng tôi sẽ làm là nhắm tới những tên tội phạm hay người có lý lịch phạm tội, thành viên băng đảng, đối tượng buôn bán ma túy. Con số tương đối lớn, có thể hai triệu, thậm chí lên đến ba triệu người", "Chúng tôi sẽ trục xuất hoặc tống giam họ" , AFP hôm qua dẫn lời tỷ phú Trump nói trong đoạn video hé lộ nội dung cuộc phỏng vấn của ông trên chương trình "60 phút" do kênh truyền hình CBS thực hiện. Và các cơ quan chức năng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện của những người nhập cư không có giấy tờ trên toàn nước Mỹ để đưa ra quyết định cụ thể. 2.2. Sau khi đắc cử làm tổng thống Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm giữ đúng cam kết khi vận động tranh cử rằng ông sẽ tăng cường an ninh biên giới và trấn áp người nhập cư sinh sống trái phép ở Mỹ. Trong số đó, một sắc lệnh yêu cầu khởi công xây dựng bức tường dài 3.200km chạy dọc biên giới Mỹ-Mexico, một trong những lời hứa chủ chốt của ông khi tranh cử. Sắc lệnh thứ hai cắt ngân sách liên bang dành cho các bang và thành phố không bắt hoặc bỏ tù người nhập cư cư trú trái phép, thường do người của đảng Dân chủ điều hành. Ông Trump còn ra lệnh khảo sát biên giới cần hoàn thành trong vòng 180 ngày. Phần lớn diện tích xây tường là đất thu hồi từ tư nhân và chính quyền bang Texas. Ông cũng đe dọa sẽ thay đổi đạo luật USA Patriot Act nếu Mexico không chịu trả tiền cho việc xây dựng bức tường. Hiện nay, Hoa Kỳ là có khoảng 12 triệu người Mexico một số sống ở đây bất hợp pháp, theo báo cáo của các tổ chức nghiên cứu khác nhau theo dõi xu hướng nhập cư. Họ và những người nhập cư khác sử dụng các đại lý chuyển tiền hoặc ngân hàng để gửi tiền về nhà, thường với mục tiêu hỗ trợ gia đình họ. Các ngân hàng trung ương Mexico báo cáo rằng tiền gửi về nhà của người Mexico ở nước ngoài đạt gần 24,8 tỷ USD. Nếu Trump thay đổi đạo luật, đó sẽ là cú sốc lớn, nó ngăn chặn dòng ngoại hối từ Western Union của những người nhập cư. Đồng thời, các CEO tại Silicon Valley cũng lo lắng rằng tổng thống đương nhiệm sẽ hạn chế chương trình thị thực H-1B. Nó cho phép 315 000 công dân nước ngoài đến làm việc tại Silicon Valley. Nếu chương trình này bị hạn chế các công ty này sẽ mất đi thị phần cũng như những nhân viên có năng lực. Chỉ một tuần sau khi nhận chức, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm cho vào Mỹ người dân từ 7 quốc gia với đa số theo Hồi giáo, là Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Syria, Libya và Somalia. Lệnh đó được thi hành ngay lập tức trong ngày 27/1/2017 nên đã gây phản ứng mãnh liệt trong dư luận với những cuộc biểu tình phản đối tại phi trường. Nhiều luật sư di trú cũng đã có mặt ngay tại chỗ để can thiệp và giúp đỡ cho những di dân gặp khó khăn do bởi quyết định đột ngột của Tổng thống Trump. Sắc lệnh đó đã bị nhiều tổ chức bảo vệ dân quyền cũng như cơ quan pháp lí tiểu bang đứng đơn kiện và sau đó đã không còn được thi hành vì thiếu tính hợp hiến. Ít tháng sau Tổng thống Trump lại ký một sắc lệnh mới, cũng cùng mục đích ngăn cấm vào Mỹ đối với dân từ 6 quốc gia Hồi giáo như sắc lệnh đầu tiên, trừ Iraq, tuy không khắc khe như trước nhưng vẫn có những tranh tụng trước tòa về tính hợp pháp và hợp hiến của nó. Ngày 2/8 Tổng thống Donald Trump đang kêu gọi luật mới cải tổ hệ thống nhập cư Hoa Kỳ , cắt giảm mạnh số người nhập cư hợp pháp được phép vào nước này và thực hiện một chương trình thị thực được gọi là RAISE. Nếu được thông qua, đạo luật RAISE sẽ cắt giảm số người nhập cư được phép vào Hoa Kỳ 50 phần trăm trong 10 năm tới. Nó sẽ loại bỏ thị thực xổ số đa dạng và phá vỡ cái gọi là "chuỗi nhập cư" - thị thực cung cấp dựa trên kết nối gia đình, chứ không phải là kỹ năng nghề nghiệp. Chính sách này của Trump ưu tiên những người nói tiếng anh và ổn định về mặt tài chính. Mục tiêu của RAISE là giảm 41% người nhập cư hợp pháp trong năm đầu tiên và tiến tới mục tiêu 50% trong năm thứ 10. Theo dự luật RAISE, số đối tượng nhận được thẻ xanh sẽ bị giảm một nửa, với 500.000 thẻ xanh sẽ được cấp mỗi năm. Thẻ xanh là tên gọi thường dùng của Thẻ Thường trú, cho phép người nước ngoài trên 18 tuổi sống và làm việc hợp pháp tại Mỹ. Mỹ cấp thẻ xanh cho hơn một triệu người mỗi năm. Cụ thể : • Không trợ cấp người nhập cư mới : Trong 5 năm, người được cấp thẻ xanh mới sẽ không được hưởng các trợ cấp dành cho người nghèo và thu nhập thấp gồm: phiếu thực phẩm, lợi tức an sinh bổ sung, bảo hiểm y tế cho người nghèo, trợ cấp tạm thời cho những gia đình túng quẫn và bảo hiểm y tế cho trẻ em của bang • Hạn chế người nhập cư diện gia đình : Những người có thành viên gia đình sinh sống hợp pháp ở Mỹ đang được ưu tiên nhận thẻ xanh, nhưng dự luật RAISE sẽ bỏ ưu tiên này với con cái trưởng thành của người nhập cư hợp pháp. Bạn đời hay con dưới 18 tuổi của họ vẫn sẽ được hưởng ưu tiên. Nếu một người định cư tại Mỹ có cha mẹ ốm đau, cha mẹ người đó được phép vào Mỹ với thị thực 5 năm có thể gia hạn, miễn là người định cư hứa sẽ chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho họ. • Xóa bỏ chương trình thị thực đa dạng : Chương trình thị thực nhập cư đa dạng được bắt đầu hơn hai thập kỷ trước theo yêu cầu của quốc hội Mỹ. Chương trình này lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng được cấp thẻ xanh từ công dân từ các quốc gia có tỷ lệ nhập cư vào Mỹ thấp trong vòng 5 năm trước đó. Mỗi năm có hàng triệu người nộp đơn vào chương trình cấp thị thực kiểu "xổ số" này và 50.000 người được chọn. Để đủ điều kiện nộp đơn, người tham gia phải học xong trung học và có việc làm. Tuy nhiên, dự luật RAISE muốn loại bỏ hoàn toàn chương trình này. • Giảm số người tị nạn : Trước khi rời nhiệm sở, cựu tổng thống Barack Obama cam kết ông sẽ nhận 110.000 người tị nạn một năm, nhưng dự luật RAISE muốn con số đó chỉ còn 50.000 người. Hôm 5/9 ông Trump đã quyết định chấm dứt chương trình DACA, Deferred Action for Childhood Arrivals (Hoãn Trục xuất người vào Mỹ bất hợp pháp khi còn vị thành niên), là một sắc lệnh được Tổng thống Barack Obama ký ban hành năm 2012. Đối tượng của sắc lệnh này là cho hưởng qui chế di dân tạm thời những ai sinh từ ngày 1/6/1981 trở về sau, được cha mẹ đem vào Mỹ bất hợp pháp khi còn vị thành niên, dưới 16 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông trung học và không có án vì vi phạm pháp luật. Hội đủ những điều kiện trên, họ sẽ được học đại học, được thi bằng lái xe, được phép tìm kiếm công việc làm. Tổng thống Trump quyết định chấm dứt chương trình DACA, như thế những ai trước đây được tạm thời bảo vệ sẽ thì có thể bị trục xuất về nguyên quán. Đầu tháng 12/ 2017, Tòa án tối cao Mỹ đã "bật đèn xanh" cho việc thực hiện toàn bộ sắc lệnh mới đây của Tổng thống Donald Trump, nhằm cấm công dân 6 nước có đa số người dân theo đạo Hồi vào lãnh thổ nước này. Chỉ có 2 trên tổng số 9 thành viên của Tòa án tối cao không đồng ý với quyết định vô hiệu hóa các phán quyết của tòa án cấp thấp, không cho phép thực hiện một số điểm được nêu trong sắc lệnh. Vào lúc 7h20 sáng thứ Hai (11/12) giờ địa phương tại một đường hầm nối 2 ga tàu điện ngầm gần quảng trường Thời đại, New York. Nghi phạm đã kích hoạt một thiết bị nổ tự chế mang theo người khiến 4 người bị thương, trong đó, nghi phạm bị thương nặng, 3 người khác bị thương nhẹ. Cảnh sát xác định đây là một âm mưu khủng bố nhưng kẻ tấn công đã không đạt được mục tiêu cuối cùng. Ngay sau vụ tấn công ở New York, Nhà Trắng đã hối thúc Quốc hội Mỹ cần nhanh chóng thông qua kế hoạch cải cách hệ thống nhập cư của Tổng thống Donald Trump nhằm tăng cường an ninh quốc gia và an toàn công cộng. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders, nếu chính sách cải cách nhập cư của ông Trump được thực thi thì sẽ ngăn những kẻ tấn công như ở New York thâm nhập vào nước Mỹ. 3. Tác động Để hối thúc Quốc hội cắt giảm lượng người nhập cư hợp pháp, Donald Trump đã đẩy mạnh các cuộc tranh luận về bản sắc dân tộc, tăng trưởng kinh tế, sự công bằng với người lao động và những giá trị của Mỹ, nhấn mạnh tiếp nhận quá nhiều người nhập cư có kỹ năng thấp trong một thời gian dài, gây tổn hại cho người lao động Mỹ. “Dự luật này sẽ không chỉ khôi phục lợi thế cạnh tranh của chúng ta trong thế kỷ 21 mà còn khôi phục sự gắn kết thiêng liêng của niềm tin giữa đất Mỹ với công dân Mỹ”, ông Donald Trump nói trong một sự kiện gần đây của Nhà Trắng cùng với 2 Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa ủng hộ dự luật của ông. Ông khẳng định: “Dự luật này thể hiện sự cảm thông của chúng ta với những gia đình Mỹ đang phải vật lộn trong cuộc sống, những người xứng đáng một hệ thống nhập cư luôn đặt nhu cầu của họ cũng như đặt nước Mỹ lên trên hết”. Tuy nhiên Phe Dân chủ và cả một số thành viên đảng Cộng hòa nhanh chóng chỉ trích động thái này. Họ cho rằng đề xuất của ông Donald Trump có thể hạ thấp hình ảnh sơ khai của nước Mỹ với tư cách là một hợp chúng quốc, một miền đất hứa cho những người nghèo mang “giấc mơ Mỹ” mong muốn đổi đời bằng bàn tay lao động của họ. “Thay vì bắt tội phạm, ông Donald Trump muốn chia rẽ các cộng đồng và trừng phạt các gia đình nhập cư đang có những đóng góp có giá trị cho nền kinh tế của chúng ta”, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Tom Perez nói. “Đó không phải là những gì mà nước Mỹ đại diện”. Đề xuất này cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực nông nghiệp và du lịch của Mỹ. Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Nam Carolina, ông Lindsey Graham cho biết: “Nếu đề xuất này trở thành luật, nó sẽ tàn phá nền kinh tế bang của chúng tôi, vốn phụ thuộc vào lực lượng lao động nhập cư”. Sắc lệnh hạn chế người tị nạn từ 7 nước Hồi giáo Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thế giới lo ngại, nhiều chuyên gia nhận định chính sách này có nhiều điểm khác thường và khó hiểu. New York Times có bài xã luận gọi lệnh cấm của Trump là "hèn nhát và nguy hiểm". Theo tờ Times, quyết định “tàn nhẫn” này trước hết đã gây tổn thương cho các gia đình người tị nạn, những người vẫn luôn tin tưởng rằng họ có thể thoát khỏi cảnh tàn sát đẫm máu để tìm kiếm hy vọng mới trên đất Mỹ. Người ta có thể cảm nhận sự đau khổ và tuyệt vọng của họ tại các sân bay Mỹ chỉ vài giờ sau khi sắc lệnh được ban hành. Những người tị nạn đã ở rất gần cánh cửa vào nước Mỹ sau quá trình kiểm soát nghiêm ngặt kéo dài hàng năm trời cảm thấy đây giống như một “trò đùa quái ác của số phận”. Khi người tị nạn và dân di cư bị cấm vào các quốc gia khác, họ phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng, gia đình ly tán, cơ hội vuột mất. Bên cạnh đó là sự lãng phí tài chính, mất mát tài sản trong quá trình di chuyển. Các nước chủ nhà thì đánh mất nguồn lao động dồi dào cũng như kiến thức và chuyên môn họ mang theo, yếu tố có lợi cho việc phát triển kinh tế. Với sắc lệnh của ông Trump, nhiều sinh viên có thể phải bỏ dở chương trình học ở Mỹ. Bác sĩ không thể trở lại công việc bình thường ở bệnh viện, người bệnh cũng không được tiếp nhận điều trị kịp thời. Vì sắc lệnh nhập cư mới mà bé Iran Fatemeh Reshand suýt mất đi cơ hội chữa bệnh tim. Gia đình và cộng đồng phải vận động, kêu gọi rất nhiều thì cô bé và cha mẹ mới được cấp quyền miễn trừ y tế. Đồng thời Sắc lệnh này làm người ta liên tưởng đến luật nhập cư 1917 . Dù luật Nhập cư năm 1917 sâu rộng hơn so với sắc lệnh của Tổng thống Trump, các nhà quan sát cho biết có ít nhất 3 điểm tương đồng lớn: • Thứ nhất, những người ủng hộ của cả hai lệnh cấm đều cho rằng chúng cần thiết cho an ninh quốc gia của Mỹ. • Thứ hai, các lệnh cấm đều áp đặt những hình thức kiểm tra chặt chẽ đối với người nhập cư tới Mỹ. • Thứ ba, chúng dường như phân biệt đối xử con người dựa trên gốc gác của họ Ngay khi Trump tuyên bố chấm dứt DACA, Tổng giám đốc của 400 công ti, gồm cả Facebook, Apple, Mirosoft, AT&T, Amazon, Snap Chat, với hàng nghìn nhân viên trong diện DACA, đã lên tiếng thỉnh cầu chính quyền Trump và quốc hội giữ lại quy chế này. Trong khi đó, 15 tiểu bang và vùng Thủ đô Washington đã đứng đơn kiện, cho rằng sắc lệnh hủy bỏ của Tổng thống Trump là vi phạm luật. Hơn 100 giáo sư và những nhà nghiên cứu luật cùng đưa ra nhận định rằng sắc luật của Tổng thống Barack Omaba là hợp pháp. Tuy quyết định hủy bỏ DACA được đưa ra vào hôm 5/9, nhưng chính quyền Trump không áp dụng ngay mà cho thời hạn 6 tháng để quốc hội có thể làm luật mới để giải quyết tình trạng di trú của những người có qui chế này. Và ông cho biết nếu quốc hội không hành động ông sẽ xem xét lại vấn đề một lần nữa. Chính sách di dân của chính quyền Trump có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với người dân gốc Mexico và các nước Nam Mỹ mà cũng ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Á, vì trong số hơn 10 triệu di dân bất hợp pháp, có hơn 1 triệu người gốc Á, đông nhất là người Hoa, Ấn Độ, Nam Hàn, Philippine. Số người Việt cư ngụ không giấy tờ hợp lệ cũng cả trăm nghìn. Với chủ trương dân túy và đặt quyền lợi dân Mỹ lên hàng ưu tiên, American First, chính sách di dân của Trump cũng có chiều hướng được nối kết với phát triển quan hệ song phương với các nước, trong đó có việc Hoa Kỳ yêu cầu nhận trả về những người đã nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, kể cả người Việt.