Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực khi thi đại học, cao đẳng năm 2017 theo ma trận phân tích?
kiến thức chung
Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực khi thi đại học, cao đẳng năm 2017.
Chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực
Theo quy định, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó.
- Khu vực 1 (KV1) gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng. Số điểm được cộng 1,5.
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3. Số điểm được cộng 1.
- Khu vực 2 (KV2) gồm các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1). Số điểm được cộng 0,5.
- Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.
Kết quả Hậu quả Hệ lụy
Dương tính(1)
(phù hợp với mục tiêu chính sách) Tạo động lực cho đối tượng thí sinh thi Đại học Khu vực I ; Ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục đại học phát triển ; Nâng cao trình độ dân trí trong xã hội.
Âm tính (2)
(không phù hợp với mục tiêu chính sách)
Đầu vào chất lượng các thí sinh trúng tuyển chưa đảm bảo; Vô tình làm mất cơ hội của các thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên; Ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra của các trường ĐH, cao đẳng.
Ngoại biên (3) Dương tính
Chuyển nơi học tập từ nội thành ra ngoại thành; Giảm áp lực đô thị; Giảm áp lực đối với các vấn đề về môi trường, mật độ dân số,…
Âm tính Tình trạng “chạy” giấy tờ để được hưởng ưu tiên; Sự trung thực trong việc hưởng điểm ưu tiên; Đối tượng không được hưởng ưu tiên cảm thấy không công bằng, gây nên một vấn đề bức xúc trong xã hội.
Ngoại biên Đối tượng hưởng điểm ưu tiên ồ ạt đăng ký những ngành “hot”; Không phù hợp với năng lực thực tế và gây nhiễu cho việc tuyển sinh; Các cơ sở tuyển sinh khó nắm bắt để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp.
Phân tích:
(1) Dương tính:
Khu vực I (Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng) là khu vực được hưởng ưu tiên lớn nhất ( 1,5 điểm) Vì đây là khu vực kinh tế - xã hội còn kém phát triển và nhiều khó khăn. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục. Vì vậy, chính sách giúp các thí sinh có thêm động lực để thi tuyển và theo học những trường đại học cao đẳng mà mình mong muốn. Giúp ngày càng nâng cao trình độ hiểu biết đối với thế hệ trẻ.
(2) Âm tính:
Việc cộng nhiều điểm ưu tiên cũng khiến cho số lượng thí sinh điểm cao tăng đồng nghĩa với việc các trường cao đẳng đại học phải nâng mức điểm chuẩn lên đột ngột. Vì vậy, các thí sinh không được cộng điểm ưu tiên có thế mất đi cơ hội trúng tuyển theo đúng nguyện vọng. Không chỉ vậy, các ngành đòi hỏi học lực giỏi và xuất sắc như ngành y dược, chính sách cộng điểm ưu tiên sẽ ảnh hưởng đến phần nào việc đánh giá chất lượng đầu vào. Theo số liệu năm 2016, trên 80% thí sinh trúng tuyển ngành Y tại Hà Nội thuộc đối tượng được hưởng điểm ưu tiên.
(3) Ngoại biên:
- Ngoại biên dương tính: Đối với một số khu vực ngoại thành của các thành phố trực thuộc trung ương, được hưởng ưu tiên 0,5 điểm. Điều này khiến cho nhiều học sinh quyết định chuyển ra ngoại thành. Việc này cũng góp phần làm giảm áp lực dân số trong đô thị, điển hình là Thành phố Hà Nội. Các vấn đề như giao thông đô thị hay ô nhiễm cũng sẽ được giảm đáng kể nếu như dân số được phân bố đều cho các khu vực ngoại thành xung quanh. Hơn nữa, chất lượng giảng dạy tại những điểm ngoại thành cũng không thua kém khu vực nội thành.
- Ngoại biên âm tính: Tại một số nơi ở Khu vực I, có hiện tượng thí sinh theo học tại các trường thuộc thị xã, thị trấn nhưng đến năm cuối của THPT lại thực hiện các thủ tục giấy tờ chứng nhận có hộ khẩu tại nơi có vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, nhằm hưởng điểm ưu tiên tối đa khi đăng ký thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Điều này đánh giá không thực tế và gây nên những bức xúc và mất công bằng nhất là đối với những đối tượng thí sinh không được cộng điểm ưu tiên.
- Ngoại biên của ngoại biên: Đối tượng được hưởng ưu tiên ồ ạt đăng ký vào những ngành nghề “hot” và những ngành đòi hỏi học lực giỏi và xuất sắc. Việc này khiến cho tình trạng nhiễu loạn đối với hệ thống tuyển sinh. Các thí sinh chưa biết lượng sức mình, khi đăng ký vào ngành học yêu cầu điểm chuẩn cao, có thể trượt nguyện vọng và đánh mất cơ hội theo học những trường phù hợp với năng lực. Các cơ sở giáo dục đại học, cụ thể là những trường Đại học và cao đẳng khó đánh giá được chất lượng đầu vào của các thí sinh của mình. Rất nhiều trường hợp đối với các ngành khó như y dược hay bách khoa, nhiều thí sinh bỏ dở giữa chừng vì không đủ năng lực để theo học mặc dù điểm thi tuyển khi vào trường rất xuất sắc.
Nội dung liên quan
Mỹ Diệu Tuyết