Chính phủ có nên đánh thuế cao với xe ô tô để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông?

  1. Xã hội

Theo mình, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vấn đề giao thông hiện tại (đặc biệt là tắc đường nghiêm trọng ở các đô thị lớn) chính là việc ngày càng nhiều ô tô lưu thông ở ngoài đường. Hẳn trong lúc mệt mỏi và khó chịu vì tắc đường, nhiều người nảy lên câu hỏi: "Tại sao người ta không đi xe máy mà đi ô tô cho mất thời gian như thế này nhỉ? Bởi vì rõ ràng đi xe máy chắc chắn sẽ đến được điểm mà mình muốn nhanh hơn, thêm vào đó lại hạn chế sự tắc đường". Vậy, chính phủ có nên đánh thuế cao cho ô tô để kiểm soát sức mua của người dân, từ đó hạn chế việc ô tô lưu thông ngoài đường?

Từ khóa: 

xã hội

Mức thuế đánh lên ô tô của Việt Nam có lẽ là cao gần nhất thế giới, và hoàn toàn chả giải quyết vấn đề gì.

Biến những chiếc xe ô tô rẻ tiền của thế giới thành hàng xa xỉ chỉ làm giàu thêm cho các công ty nước ngoài và đem rác về đất mẹ. Cùng mức giá 100k USD, người Campuchia có thể sở hữu những công nghệ ô tô hiện đại nhất, còn người Việt nhiều khả năng chỉ sở hữu thêm 1 chiếc xe có công nghệ từ thời "vặn núm". Hóa ra tiền của người Việt ít giá trị như thế ư?

Vì vậy đây là một trong những chính sách sai lầm nhất của Việt Nam hiện tại. Bỏ nhiều tiền hơn để nhập khẩu về thứ công nghệ outdate, 1 trong nhiều thứ "Làm nghèo đất nước" nữa! Gây ra lãng phí cho xã hội, kéo lùi giá trị xã hội của đất nước và trên hết là hủy hoại hoàn toàn ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam!

Nhưng vấn đề lớn hơn là chính sách thuế "kéo lùi phát triển" này tạo ra nguồn thu thuế khổng lồ, dẫn đến mọi ý kiến tìm cách thay đổi chính sách này đều bị Bộ tài chính phản đối cực kỳ mạnh mẽ và thường không thể được thông qua!

Nhìn nhận bên ngoài vấn đề, nếu người Việt bỏ ra 30k USD để mua 1 chiếc xe chỉ có giá 10k USD ở Mỹ, thế thì khác mẹ gì tự biến mình thành 1 thứ thị trường hạng hai dành cho hàng phế thải, outdate và lỗi thời?

Còn tắc đường.

Đây hoàn toàn là vấn đề về hạ tầng, thậm chí chả liên quan gì đến xe hết, giải quyết tận gốc nó nên nhìn về 2 vấn đề:

  1. Nhu cầu giao thông của dân cư
  2. Năng lực phát triển của hạ tầng

Luật pháp về quy hoạch của Việt Nam quy định rất rõ về tỉ lệ đô thị/nhà cao tầng/diện tích hạ tầng giao thông, nhưng ngay tại Hà Nội, điều đó bị vi phạm có tính chất hệ thống, đơn giản là vì người ta có thể thoải mái phá vỡ quy hoạch, thu về vô số tiền và chẳng có hậu quả gì hết.

Vì thế không phải chúng ta không có công cụ mà là chúng ta hoàn toàn thiếu lòng dũng cảm, động lực và nỗ lực để làm.

Còn bạn có thể đánh thuế xe ô tô lên hẳn 500%, vẫn chỉ giải quyết đúng 1 vấn đề là người Việt vẫn sẽ mua những chiếc "thùng tôn" out date từ năm 1990 với giá 1 chiếc Tesla! Và khi đó đám đầu đất sẽ không phải người Mỹ, người Nhật mà là người Việt tự nhận luôn thích "đi tắt đón đầu" bằng cách "đi xuống hồ"!

Trả lời

Mức thuế đánh lên ô tô của Việt Nam có lẽ là cao gần nhất thế giới, và hoàn toàn chả giải quyết vấn đề gì.

Biến những chiếc xe ô tô rẻ tiền của thế giới thành hàng xa xỉ chỉ làm giàu thêm cho các công ty nước ngoài và đem rác về đất mẹ. Cùng mức giá 100k USD, người Campuchia có thể sở hữu những công nghệ ô tô hiện đại nhất, còn người Việt nhiều khả năng chỉ sở hữu thêm 1 chiếc xe có công nghệ từ thời "vặn núm". Hóa ra tiền của người Việt ít giá trị như thế ư?

Vì vậy đây là một trong những chính sách sai lầm nhất của Việt Nam hiện tại. Bỏ nhiều tiền hơn để nhập khẩu về thứ công nghệ outdate, 1 trong nhiều thứ "Làm nghèo đất nước" nữa! Gây ra lãng phí cho xã hội, kéo lùi giá trị xã hội của đất nước và trên hết là hủy hoại hoàn toàn ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam!

Nhưng vấn đề lớn hơn là chính sách thuế "kéo lùi phát triển" này tạo ra nguồn thu thuế khổng lồ, dẫn đến mọi ý kiến tìm cách thay đổi chính sách này đều bị Bộ tài chính phản đối cực kỳ mạnh mẽ và thường không thể được thông qua!

Nhìn nhận bên ngoài vấn đề, nếu người Việt bỏ ra 30k USD để mua 1 chiếc xe chỉ có giá 10k USD ở Mỹ, thế thì khác mẹ gì tự biến mình thành 1 thứ thị trường hạng hai dành cho hàng phế thải, outdate và lỗi thời?

Còn tắc đường.

Đây hoàn toàn là vấn đề về hạ tầng, thậm chí chả liên quan gì đến xe hết, giải quyết tận gốc nó nên nhìn về 2 vấn đề:

  1. Nhu cầu giao thông của dân cư
  2. Năng lực phát triển của hạ tầng

Luật pháp về quy hoạch của Việt Nam quy định rất rõ về tỉ lệ đô thị/nhà cao tầng/diện tích hạ tầng giao thông, nhưng ngay tại Hà Nội, điều đó bị vi phạm có tính chất hệ thống, đơn giản là vì người ta có thể thoải mái phá vỡ quy hoạch, thu về vô số tiền và chẳng có hậu quả gì hết.

Vì thế không phải chúng ta không có công cụ mà là chúng ta hoàn toàn thiếu lòng dũng cảm, động lực và nỗ lực để làm.

Còn bạn có thể đánh thuế xe ô tô lên hẳn 500%, vẫn chỉ giải quyết đúng 1 vấn đề là người Việt vẫn sẽ mua những chiếc "thùng tôn" out date từ năm 1990 với giá 1 chiếc Tesla! Và khi đó đám đầu đất sẽ không phải người Mỹ, người Nhật mà là người Việt tự nhận luôn thích "đi tắt đón đầu" bằng cách "đi xuống hồ"!

Mình cũng đồng ý với ý kiến này. Theo đó, quỹ thuế thu được có thể được sử dụng để cải thiện và quản lý phương tiện giao thông công cộng, vì nhiều người sẽ thay đổi phương thức đi lại từ ô tô cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng. Ví dụ, chính phủ có thể thay thế tất cả các chuyến tàu điện ngầm và xe buýt cũ bằng những chuyến tàu mới tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả và thoải mái hơn cho hành khách. Do đó, ngân sách cho nhiên liệu giao thông công cộng có thể giảm và người sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ cảm thấy thoải mái khi sử dụng các phương tiện.

Tuy nhiên, cũng nên nhìn lại mặt trái của vấn đề. Việc đánh thuế nặng đối với chủ xe tư nhân có một số mặt tiêu cực đối với cá nhân và xã hội. Thứ nhất, nhiều người sống ở những khu vực không có giao thông công cộng, chẳng hạn như những người mua xe ô tô sống ở nông thôn hoặc vùng nông thôn. Nếu có bất kỳ xe buýt hoặc tàu hoả nào đi qua các khu vực đó. Những người này cần ô tô riêng và nếu thuế xe cơ giới tăng lên đáng kể thì đó sẽ là một gánh nặng và vấn đề lớn đối với họ. Thứ hai, có một thực tế là ngành công nghiệp ô tô đã thu hút rất nhiều việc làm. Khi nhu cầu về phương tiện cơ giới giảm do thuế suất cao, nhiều công ty ô tô sẽ giảm số lượng việc làm của họ. Điều này dẫn đến việc tỷ lệ thất nghiệp của đất nước sẽ cao.

Mình đồng ý với việc này nhé. Bởi vì việc thu phí chủ sở hữu xe ô tô cá nhân với mức thuế suất cao cũng như dành ngân sách hơn đểcải tạo và phát triển giao thông công cộng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Không thể phủ nhận rằng với mức thuế cao, số lượng người sở hữu ô tô sẽ giảm dần và vấn đề ùn tắc giao thông sẽ giảm dần. Nhờ đó, mọi người có thể di chuyển và lưu thông hơn để đi làm đúng giờ và làm việc hiệu quả. Hơn nữa nếu kiểm soát được lượng phương tiện giao thông trên đường thì sẽ làm giảm lượng khí thải ra môi trường, theo đó ô nhiễm không khí sẽ giảm.