Chỉn chu hay chỉnh chu mới đúng chính tả?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Cụm từ này cực kỳ quen thuộc, nhưng đôi khi mình rất hay bị nhầm.

Từ khóa: 

hỏi xoáy đáp hay

Từ “chỉnh chu” không xuất hiện trong bất kỳ cuốn từ điển tiếng Việt nào. Vì vậy, đây là một từ sai chính tả. Do chỉnh chu và chỉn chu có cách phát âm gần giống nhau và từ chỉnh chu dễ phát âm hơn, nghe thuận tai hơn so với chỉn chu nên thường được sử dụng nhiều, gây ra sự nhầm lẫn.

Từ “chỉn” là một từ Việt cổ có nghĩa là “chỉ, quả thực, vốn, thật”.

Từ “chu” là từ gốc Hán có 2 nghĩa là “đủ, vẹn, toàn thể” và “đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm”.

Theo từ điển của Hoàng Phê (Từ điển Tiếng Việt), chỉn chu có nghĩa là sự chu đáo, nghiêm chỉnh, không có bất kỳ điểm gì có thể bắt lỗi.

Trả lời

Từ “chỉnh chu” không xuất hiện trong bất kỳ cuốn từ điển tiếng Việt nào. Vì vậy, đây là một từ sai chính tả. Do chỉnh chu và chỉn chu có cách phát âm gần giống nhau và từ chỉnh chu dễ phát âm hơn, nghe thuận tai hơn so với chỉn chu nên thường được sử dụng nhiều, gây ra sự nhầm lẫn.

Từ “chỉn” là một từ Việt cổ có nghĩa là “chỉ, quả thực, vốn, thật”.

Từ “chu” là từ gốc Hán có 2 nghĩa là “đủ, vẹn, toàn thể” và “đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm”.

Theo từ điển của Hoàng Phê (Từ điển Tiếng Việt), chỉn chu có nghĩa là sự chu đáo, nghiêm chỉnh, không có bất kỳ điểm gì có thể bắt lỗi.

Chỉn chu bạn nhé. Chỉnh chu là từ sai, chỉn chu tương tự chỉnh tề nhưng nó không dùng từ chỉnh trong chỉnh tề ở trên.