Chiều nay xem 60giây thấy 1 người đàn ông mỹ đánh 1 phụ nữ châu á dã man Phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á: “Giọt nước tràn ly” thách thức Tổng thống Biden

  1. Tâm sự cuộc sống

“Giọt nước tràn ly”

Nước Mỹ những ngày qua không yên ả sau vụ xả súng đẫm máu tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia khiến 8 người thiệt mạng. Con số 6 phụ nữ gốc Á tử vong như giọt nước làm tràn ly, khi chỉ trong 1 năm qua đã ghi nhận tới gần 3.800 vụ việc phân biệt đối xử, kỳ thị, chống lại người Mỹ gốc Á.

https://cdn.noron.vn/2021/04/10/37598201266469070-1618060337.jpg

Một phụ nữ cầm biểu ngữ ghi thông điệp "Chúng tôi cũng là người Mỹ" như thể hiện sự chua chát của những người gốc Á khi bị phân biệt đối xử ở Mỹ. Ảnh: AFP

Dù động cơ của vụ xả súng mới nhất vẫn chưa xác định có liên quan đến phân biệt chủng tộc hay không, nhưng dư luận và giới chức Mỹ không khỏi lo lắng rằng, nạn kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á đang có nguy cơ lan rộng; đặc biệt sẽ càng bùng phát khi mà cả xã hội vẫn đang phải chật vật để ứng phó với Covid-19.

Vấn đề kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ vào đầu năm 2020. Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ trong năm ngoái, đặc biệt là ở Los Angeles và New York, những nơi có đông người gốc Á sinh sống.

Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố, kể từ tháng 3/2020 đến hết tháng 2 năm nay đã có gần 3.800 vụ tấn công nhằm vào nhóm người này được ghi nhận ở 48/50 bang của Mỹ, trong đó chủ yếu là bằng lời nói, tỷ lệ hành động vũ lực chiếm khoảng hơn 11%. Điểm đáng lo ngại là số vụ việc và mức độ bạo lực ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây. Đã có không ít người Mỹ gốc Á lớn tuổi bị tấn công dẫn đến tử vong, khiến ở nhiều nơi, nhất là khu vực phố người Hoa, người già ngại ra đường. Cộng đồng người Mỹ gốc Hoa chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 42%, tiếp đến là người Hàn Quốc với gần 15%, người gốc Việt là 8,5% và người gốc Philippines là gần 8%. Hiện nay các cộng đồng người Mỹ gốc Á đang kêu gọi các quan chức chính phủ làm nhiều hơn nữa để bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng của họ.

Thực trạng phân biệt đối xử trong xã hội Mỹ

Người dân gốc Á đã sống ở Mỹ hơn 160 năm và đã từ lâu trở thành mục tiêu của sự phân biệt đối xử và kỳ thị. Từ giữa thế kỷ 19, người nhập cư Trung Quốc đã bắt đầu tới Mỹ với số lượng lớn, chủ yếu là tới California và các bang miền Tây để làm việc trong các mỏ kim loại và xây dựng các tuyến đường sắt, các công việc nguy hiểm và được trả lương thấp. Hầu như ngay lập tức đã xuất hiện định kiến mang tính sắc tộc rằng: “Người châu Á tới để đánh cắp công việc của người da trắng” và từ đó bắt đầu sự phân biệt đối xử như người gốc Á không được làm chứng chống lại người da trắng trước tòa hay rất nhiều hành động sát hại và phá hoại tài sản của người gốc Á trong suốt chiều dài lịch sử nước Mỹ.

Quốc hội Mỹ thậm chí từng thông qua đạo luật loại trừ người Trung Quốc nhằm cấm người dân nước này vào Mỹ trong vòng 20 năm, mặc dù sau đó Tổng thống Chester đã rút ngắn giới hạn xuống còn 10 năm. Năm 1890, bệnh dịch hạch bùng phát ở San Francisco. Dịch bệnh được cho là bắt nguồn từ một con tàu từ Australia, tuy nhiên, khi bệnh nhân đầu tiên trên toàn bang California là một người nhập cư Trung Quốc, toàn bộ cộng đồng người Trung Quốc đã bị đổ lỗi vì dịch bệnh.

Điều này rất giống như khi Covid-19 bùng phát ở Mỹ, cựu Tổng thống Trump thường gọi là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán”, điều đã khiến gia tăng tình trạng tấn công do thù hận và kỳ thị nhằm vào người Mỹ gốc Á. Thực trạng này phần lớn xuất phát từ sự ngộ nhận một cách mù quáng của một bộ phận người Mỹ rằng, cộng đồng người Mỹ gốc Á là nguyên nhân làm lây lan dịch Covid-19 tại Mỹ khiến hơn nửa triệu người đã tử vong. Chính vì thế, số vụ tấn công do thù hận và kỳ thị nhằm vào người Mỹ gốc Á gia tăng.

Phản ứng của chính quyền Tổng thống Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án vụ xả súng tại bang Georgia vừa qua và khẳng định tình trạng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á là "rất đáng quan ngại". Hiện Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã chính thức lên án tình trạng này và yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp ngăn chặn.

Ông Biden mới đây đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch Covid-19 sau sự việc trên. Đạo luật này sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù hận ngày càng trầm trọng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo tội phạm thù hận và đảm bảo rằng thông tin về tội ác thù hận dễ tiếp cận hơn đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng đã tuyên bố những hành động tấn công do thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á là hành động tội ác và sẽ phối hợp với Cục điều tra liên bang Mỹ để điều tra và truy tố. Ở các địa phương nơi tập trung đông người Mỹ gốc Á, cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện và tuần tra để răn đe và ngăn chặn kịp thời những hành động tội ác này.

Ngoài các hành động từ phía chính quyền, trên toàn nước Mỹ cũng đã hình thành nhiều tổ chức, phong trào bảo vệ người gốc châu Á nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi sự đoàn kết, chung tay lên án và ngăn chặn những hành động kỳ thị, thù hận nhằm vào người gốc châu Á nói riêng và các sắc tộc nói chung./.

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

mình chỉ thắc mắc 1 điều là không nhắm vào nam mà toàn nhắm vào nữ????

Trả lời

mình chỉ thắc mắc 1 điều là không nhắm vào nam mà toàn nhắm vào nữ????