Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán công nhận chủ quyền của Việt Nam thông qua hiệp định gì và vào năm nào?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

sử việt

,

điện biên phủ

,

lịch sử

Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng trở thành gánh nặng đè lên vai nước Pháp. Sự lệ thuộc ngày càng gia tăng vào Mỹ, những thất bại liên tiếp trên chiến trường, phong trào phản chiến lan rộng, những khó khăn về kinh tế, ngân khố thâm hụt trầm trọng... những yếu tố đó buộc chính phủ Pháp phải tìm ra lối thoát. Đó là đạt được một chiến thắng quân sự giúp nước Pháp có thể thoái lui khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương trong danh dự.

Nhằm tạo ra một chiến thắng xoay chuyển cục diện chính trị - quân sự, tạo ra được tình huống để nước Pháp “có thể thương lượng với Việt Minh trong những điều kiện tốt, thuận lợi”, Bộ Chỉ huy Quân đội Pháp vội vã điều lực lượng cơ động nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành “cột mốc của thế giới tự do mà cộng sản không thể vượt qua” thành “Verdun” của Đông Nam Á, bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào. Để giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp quyết tâm bảo vệ Điện Biên Phủ bằng mọi giá.

Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.

Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Béclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 8-5-1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Chính phủ ta, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, chính thức mời được họp.

Cuộc đấu tranh trên hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp-Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự toàn Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng. Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954.

=> Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước  

Trả lời

Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng trở thành gánh nặng đè lên vai nước Pháp. Sự lệ thuộc ngày càng gia tăng vào Mỹ, những thất bại liên tiếp trên chiến trường, phong trào phản chiến lan rộng, những khó khăn về kinh tế, ngân khố thâm hụt trầm trọng... những yếu tố đó buộc chính phủ Pháp phải tìm ra lối thoát. Đó là đạt được một chiến thắng quân sự giúp nước Pháp có thể thoái lui khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương trong danh dự.

Nhằm tạo ra một chiến thắng xoay chuyển cục diện chính trị - quân sự, tạo ra được tình huống để nước Pháp “có thể thương lượng với Việt Minh trong những điều kiện tốt, thuận lợi”, Bộ Chỉ huy Quân đội Pháp vội vã điều lực lượng cơ động nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành “cột mốc của thế giới tự do mà cộng sản không thể vượt qua” thành “Verdun” của Đông Nam Á, bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào. Để giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp quyết tâm bảo vệ Điện Biên Phủ bằng mọi giá.

Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.

Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Béclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 8-5-1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Chính phủ ta, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, chính thức mời được họp.

Cuộc đấu tranh trên hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp-Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự toàn Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng. Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954.

=> Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước  

Hiệp định Giơnevơ (Thụy Sỹ) được ký ngày 20-7-1954 về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Nguồn: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954