Chiến lược quảng cáo được cấu thành từ những bộ phận nào?
kiến thức chung
* Mục tiêu: những mục tiêu trực tiếp, cụ thể mà quảng cáo hướng đến. Trong đó có những mục tiêu phổ biến như tăng cường lợi nhuận, thúc đẩy tiêu thụ. Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu này còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, chỉ riêng sức mạnh của quảng cáo cũng không đủ để kích thích tiêu thụ, cần có sự phối hợp với các hoạt động marketing khác mới có thể đạt được mục tiêu này. Bên cạnh đó, có nhiều quảng cáo không sản sinh ra hiệu quả ngay lập tức mà đòi hỏi cần phải qua một khoảng thời gian nhất định mới có thể mang lại hiệu quả, khoảng thời gian này có thể dài hoặc ngắn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận của công chúng. Do vậy đặt mục tiêu quảng cáo nên kiên trì hướng tới những mục tiêu dài hạn chứ không phải một con số đại diện cho tiêu thụ hay lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn. Trong các mục tiêu dài hạn thì mục tiêu xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu trong lòng công chúng là những mục tiêu có giá trị tiềm ẩn cao nhất.
* Thủ pháp thể hiện: lựa chọn thủ pháp pháp thể hiện quảng cáo hữu hiệu nhất, có rất nhiều chiến lược cũng như cách thức thể hiện quảng cáo khác nhau như thể hiện giá trị bản thân của sản phẩm, chất lượng, đặc điểm, tính năng hay thể hiện những lợi ích mà sản phẩm có thể đáp ứng, mang lại cho công chúng. Thể hiện thực lực và mục tiêu của doanh nghiệp hay vị trí doanh nghiệp trong xã hội, dùng phương pháp tự thể hiện hay giới thiệu khách quan của người thứ ba. Nói chung sự khác nhau về nội dung quảng cáo, thị trường và đối tượng tuyên truyền sẽ quyết định thủ pháp thể hiện quảng cáo.
* Chiến lược truyền thông: các phương tiện truyền thông rất đa dạng phong phú, việc xác định chọn phương tiện truyền thông nào hữu hiệu? hay phối hợp các hoạt động truyền thông ra sao, tần xuất,…đều rất quan trọng. Chiến lược quảng cáo hiện đại thường yêu cầu quảng cáo tuyên truyền áp dụng “chiến tranh lập thể” - sự phối hợp thống nhất của nhiều phương tiện cùng lúc nhắm tới một mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích một cách nhanh nhất. Mục đích chính của quảng cáo vẫn là tác động mạnh vào tâm lý của đối tượng tiếp nhận nhằm sản sinh ra hành vi.
* Chiến lược nhãn hiệu: trong tuyên truyền quảng cáo thì việc tuyên truyền nhãn hiệu sản phẩm có vị trí quan trọng. Bởi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hàng ngày thì chỉ dựa vào nhận biết về nhãn hiệu. Do đó, trong quá trình tuyên truyền cần chú trọng đặc biệt tới việc dùng các phương pháp thể hiện làm nổi bật nhãn hiệu.
Xây dựng chiến lược quảng cáo không phải là việc copy lại chiến lược marketing, mà còn cần dự vào yêu cầu của thị trường mục tiêu, qua nghiên cứu phân tích các tư liệu về sản phẩm, thị trường, người tiêu dùng đưa ra các phương án và có sự chọn lọc cẩn thận. Khi đó thì một chiến lược quảng cáo có tính sáng tạo, khoa học và mục tiêu cụ thể mới có thể được hoàn thành.
Nội dung liên quan
Bình Thanh