Chiến dịch Marketing ngành Dược và FMCG thất bại do không thấu hiểu văn hóa địa phương - Part 1

  1. Marketing

#MPShare Văn hóa địa phương là một nét đặc trưng của mỗi vùng miền, và việc không tìm hiểu kĩ văn hóa trước khi xâm nhập thị trường thường biến doanh nghiệp thành trò cười hoặc tệ hơn là thất bại thảm hại

Thương hiệu Gerber tại Nam Phi

Gerber là thực phẩm dành cho em bé thuộc quyền sở hữu của Nestle, họ là những người tiên phong tấn công vào thị trường châu Phi, thương hiệu này sử dụng bao bì y như là ở Mỹ. Sau một thời gian không bán được sản phẩm, họ mới phát hiện ra rằng các công ty ở châu Phi thường xuyên sử dụng hình ảnh của nhãn là những gì có trong bao bì vì một lý do đa số người châu Phi đều không biết đọc.

Coca Cola tại Trung Quốc

Năm 1927, Coca-Cola khi vào thị trường Trung Quốc cũng mắc sai lầm khó đỡ khi “Cocacola” phát âm trong tiếng Trung trở thành “Kekoukela” nghĩa là “cắn một con nòng nọc sáp” hoặc “ngựa cái bị nhét sáp”. Sai lầm này khiến Coca-cola phải đổi tên thương hiệu và cùng các chuyên gia tra cứu 40.000 từ đồng âm để có được một cái tên mới với cách phát âm “Kokoukole” mang ý nghĩa “Hạnh phúc ngay ở trong miệng”.

Thuốc Vicks tại Đức

Vicks giới thiệu sản phẩm thuốc ho tại thị trường Đức, doanh thu của họ tại thị trường này vô cùng là tệ hại. Và họ thật sự shock khi phát hiện ra rằng trong cách phát âm của người Đức chữ “V” sẽ phát âm là “F” có nghĩa là ở thị trường này Vicks sẽ được phát âm nghe như là “F*ck”.

Panasonic vào Mỹ

Giữa những năm 1990, khi mà người người nhà nhà đang hoà chung niềm vui tìm tòi và khám phá máy vi tính, thì tại Nhật, các kĩ sư của Panasonic đã có những bước tiến vượt bậc về công nghệ, vào những năm 1996 họ đã cho ra đời sản phẩm máy vi tính với màn hình cảm ứng cho thị trường Nhật Bản. Tiếp nối thành công này Panasonic quyết định tấn công vào thị trường Mỹ và sử dụng Woody (chim gõ kiến) làm linh vật cho mình. Vào thời điểm đó người Mỹ đã tạo ra nhân vật hoạt hình Woody Woodpecker và nhân vật này ảnh hưởng rất lớn ở Nhật Bản vào những năm 1990s. Panasonic tự hào gọi máy tính cảm ứng của mình là “The Woody” mà không biết rằng “ Woody” trong tiếng lóng Mỹ có nghĩa là “cậu nhỏ cứng”. Không dừng lại ở đó, để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm máy tính màn hình cảm ứng, Panasonic đã đặt tên cho sản phẩm này là “ Touch Woody” (đụng vào cậu nhỏ). Và kể từ đó mọi thứ đã đi quá xa vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ. Không ai chỉ cho họ biết sai lầm của mình cho đến khi chỉ còn một ngày chiến dịch quảng cáo này sẽ khởi động, một cán bộ tư pháp Mỹ đã thông báo với Panasonic ý nghĩa sâu xa của cái tên mà họ đã đặt.

-----------------------

Theo Advertising Vietnam

Từ khóa: 

marketing

,

gerber

,

coca-cola

,

vicks

,

panasonic

,

marketing