Chiếc hộp Pandora là gì? Sao lại được các nhà khoa học nhắc tới khi lên án nghiên cứu biến đổi gen trên người?

  1. Khoa học

Trong tin này có nhắc đến việc 100 nhà khoa học Trung Quốc lên án nghiên cứu "điên rồ" tạo ra 2 bé gái chỉnh sửa gen của He Jiankui. Trong đó các nhà khoa học ví việc để 2 đứa trẻ chỉnh sửa gen để kháng nhiễm HIV chào đời là sự mở ra của chiếc hộp Pandora chứa đầy kỳ bí nhưng sẽ khiến bất hạnh tràn ngập khắp thế gian. Mình đang không hiểu chiếc hộp Pandora này là gì và tại sao lại có sự so sánh như vậy?

Từ khóa: 

chiếc hộp pandora

,

biến đổi gen

,

hiv

,

khoa học

Chiếc hộp của Pandora bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp.

Câu chuyện về cơ bản thì để trừng phạt Prometheus và loài người vì chôm lửa của thần, Zeus sai Hephaistos tạo ra Pandora từ đất sét và gả cho em trai của Prometheus. Zeus tặng cho Pandora 1 cái hộp rất đẹp làm quà cưới nhưng dặn rằng tuyệt đối ko được mở ra. Tuy nhiên, do ko cưỡng lại được sự tò mò Pandora đã mở cái hộp ra và thả ra mọi điều xấu xa, độc ác tới toàn bộ thế giới loài người. Từ đó, con người mới có những đức tính xấu như kiêu ngạo, lòng tham, lười biếng, sự đố kỵ, giả dối, phản bội … từ đó dẫn tới hận thù, tranh giành và chém giết nhau.

Nói chung hộp của pandora thường được dùng để chỉ những thứ mà khi làm nó sẽ mang lại những hậu quả không lường trước được.

Trả lời

Chiếc hộp của Pandora bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp.

Câu chuyện về cơ bản thì để trừng phạt Prometheus và loài người vì chôm lửa của thần, Zeus sai Hephaistos tạo ra Pandora từ đất sét và gả cho em trai của Prometheus. Zeus tặng cho Pandora 1 cái hộp rất đẹp làm quà cưới nhưng dặn rằng tuyệt đối ko được mở ra. Tuy nhiên, do ko cưỡng lại được sự tò mò Pandora đã mở cái hộp ra và thả ra mọi điều xấu xa, độc ác tới toàn bộ thế giới loài người. Từ đó, con người mới có những đức tính xấu như kiêu ngạo, lòng tham, lười biếng, sự đố kỵ, giả dối, phản bội … từ đó dẫn tới hận thù, tranh giành và chém giết nhau.

Nói chung hộp của pandora thường được dùng để chỉ những thứ mà khi làm nó sẽ mang lại những hậu quả không lường trước được.

Bạn có thể đọc kỹ ở đây. Hộp của Pandora mở ra sẽ thả tai ương cho loài người. Kiểu vậy.

Https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chiếc_hộp_Pandora

Một cuộc tranh cãi lớn đã xảy ra vào năm 2019 liên quan đến chỉnh sửa gen di truyền. Hạ Kiến Khuê, phó giáo sư ngành sinh vật của trường đại học Khoa học Kỹ thuật Nam Phương, cùng với nhóm của ông ấy đã thông qua hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR để thay đổi một gen từ trong bào thai nhằm giúp trẻ sơ sinh có thể ‘tự miễn dịch đối với bệnh AIDS’. Ngoài các vấn đề liên quan tới luân lý đạo đức; các vấn đề kỹ thuật, nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai cũng là lý do khiến giới khoa học chỉ trích mạnh mẽ điều này.

Trong các thí nghiệm di truyền, “hiệu ứng chệch mục tiêu” xảy ra theo thời gian. Cái gọi là “hiệu ứng chệch mục tiêu” là tổn thương ngẫu nhiên của các gen khác trong quá trình chỉnh sửa gen; dẫn đến đột biến gen, mất đoạn gen, chuyển vị nhiễm sắc thể và các hậu quả khác.

Nếu những đứa trẻ được chỉnh sửa gen ẩn tàng một khiếm khuyết di truyền nào đó, chúng sẽ được truyền lại cho thế hệ sau, rồi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; thậm chí còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường cho cả loài người. Do đó, một số người mô tả rằng hành động chỉnh sửa gen người chỉ đơn giản là mở “chiếc hộp Pandora” hủy diệt loài người. (Trong thần thoại Hy Lạp, chiếc hộp Pandora mở ra đã khiến cho bất hạnh tràn ngập thế gian).

Ở đây chúng ta sẽ sử dụng lập trình phần mềm để so sánh. Nếu có một siêu chương trình với mã nguồn rất lớn và các chức năng rất mạnh, người ta chỉ biết kết quả sau khi chạy chương trình đó chứ không thể nhìn xuyên qua mã nguồn; cùng lắm thì chỉ hiểu được một đoạn nhỏ mà thôi. Không ai lại dám tùy tiện sửa đổi mã; vì sợ rằng chỉ cần một đoạn mã sai thì có thể làm cho cả hệ thống sụp đổ hoàn toàn.

Tương tự như vậy, 3 tỷ “chương trình” DNA đã được viết ra trong 4 mã ATCG để tạo ra một con người có cơ thể hoàn hảo; trí thông minh cao cấp và trạng thái sống ổn định.