Chia sẻ những chiến công hiển hách bạn biết của anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy?

  1. Lịch sử

Được tin ông qua đời nhưng không phải ai cũng biết ông. Những chiến công nào đã làm nên tên tuổi của anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy?

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

anh hùng nguyễn văn bảy

,

chiến công lịch sử

,

lịch sử

Nguyễn Văn Bảy - Trận đầu xuất kích - 84 vết thương không chết


Ngày 6/10/1965, các radar cảnh giới của Việt Nam phát hiện đội hình máy bay Mỹ vào đánh phá khu vực sân bay Kép (Bắc Giang). Hai chiếc F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Coral Sea làm nhiệm vụ yểm trợ máy bay cường kích. Chỉ huy biên đội là tổ bay gồm thiếu tá Daniel MacIntyre và sỹ quan điện tử dẫn đường, truy uý Alan Johnson thuộc Không đoàn VF-51.

Biên đội MiG-17 của Trung đoàn 923 gồm các phi công Trần Huyền, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Bảy A và Lưu Huy Chao được lệnh cất cánh, đánh chặn.

Khi đang bay về phía mục tiêu, các phi công Mỹ phát hiện biên đội MiG đang tiếp cận ở độ cao 2,5km. Cả 2 bên đều ép độ nghiêng lao vào không chiến, chiếc nọ bám đuôi chiếc kia theo vòng xoáy. Cho rằng chiếc MiG-17 phía sau không dám nổ súng vì đồng đội đang bay trước mũi F-4 nên các phi công Mỹ đã quyết định tăng tốc bám sát chiếc MiG phía trước. Do sự chênh lệch về công suất của 2 loại máy bay nên chiếc F-4 bay vọt lên trên nắp buồng lái của chiếc MiG-17 do Nguyễn Văn Bảy A điều khiển. Daniel MacIntyre tự phụ nghĩ rằng chỉ với cú doạ đó, chắc chắn Nguyễn Văn Bảy sẽ “chết khiếp” và phải hạ cánh nên cố đuổi theo một chiếc MiG khác. Nhưng không ngờ, khi MacIntyre vừa “khoan ngang” thì thấy Nguyễn Văn Bảy đang săn chiếc F-4 số 2, chỉ ít phút nữa là có thể chọn được vị trí công kích thuận lợi, Daniel MacIntyre hoảng hồn bỏ mục tiêu và quay lại yểm trợ cho số 2 của mình.

Trong báo cáo sau trận đánh, Nguyễn Văn Bảy A kể lại:
“…Biên đội trưởng Huyền phát hiện máy bay Mỹ đầu tiên nên xin phép vào công kích. Lúc này tôi cũng phát hiện 2 chiếc máy bay Mỹ phía trước nên vứt thùng dầu phụ, tăng tốc bám theo yểm trợ đồng đội nhưng vừa nghiêng cánh thì phát hiện chiếc F-4 phía sau phóng tên lửa nhắm bắn mình. Tôi vội kéo cần lái vòng gấp song do cự ly quá gần, tên lửa nổ ngay bên cạnh phải khiến chiếc MiG-17 lật ngửa, mảnh đạn làm thủng 1 lỗ của buồng lái khiến chiếc mất áp lực khiến tôi choáng váng nhưng vẫn cố gắng lật máy bay lại. Tôi định lấy tay bịt lỗ thủng buồng lái nhưng thấy sức hút lớn quá nên rụt tay lại. Ngay lúc đó, nhìn lên buồng lái tôi thấy một chiếc máy bay to bè bay sạt qua đầu nên định tìm cách đuổi theo nhưng máy bay bị thương lại đang ở tốc độ nhỏ nên không đuổi được. Thấy máy bay chao đảo, ngó ra ngoài thấy thân máy bay lỗ chỗ vết đạn nên tôi xin phép hạ cánh về sân bay Nội Bài”.

Tại sân bay Nội Bài, khi các thợ máy đến gần chiếc MiG-17 của anh Bảy A mọi người đều thấy kinh ngạc vì không thể tin nổi một chiếc máy bay bị thương như thế mà vẫn có thể tiếp tục chiến đấu và hạ cánh an toàn. Tổng cộng người ta đếm được 84 lỗ thủng trên thân chiếc MiG của anh.

Lần đầu bắn rụng máy bay Mỹ
Chiều 26/4/1966, Không quân Mỹ tổ chức cho các biên đội F-105D đánh bom đường 1B đoạn BÌnh Gia – Bắc Sơn và đường sắt Lạng Sơn – Hà Nội. Tốp F-4C được giao nhiệm vụ yểm trợ bay vòng ở phía ngoài.

Không quân Việt Nam quyết định cho MiG-17 và MiG-21 hợp đồng tác chiến trong trận này. Biên đội 4 chiếc MiG-17 gồm các phi công Hồ Văn Quỳ, Lưu Huy Chao, Nguyễn Văn Bảy A và Trần Thiêm. Biên đội 2 chiếc MiG-21 của Trung đoàn 921 gồm các phi công Nguyễn Hồng Nhị (đeo tên lửa) và Đồng Văn Song (đeo rocket).

Sau khi cất cánh, biên đội MiG-17 được dẫn đường bay hướng 360 độ lên cao 3.500m bay vào khu vực Nam Bình Gia – Bắc Sơn 15km rồi hướng về phía Bắc Cạn. Khi biên đội đang vòng về hướng 360 độ thì phát hiện mục tiêu phía trái, cự ly 5.000m.

Số 2 Chao lao xuống công kích, số 1 bay theo yểm hộ. Sau khi Lưu Huy Chao bắn rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc MiG số 1 và số 2 vòng lại thì gặp thêm 2 chiếc F-4 khác và tiếp tục công kích, bắn bị thương 1 chiếc F-4.

Trong khi đó, MiG số 3 và số 4 được lệnh công kích tốp đi trước. Mặc dù 2 chiếc F-4 cơ động rất gấp nhưng số 3 Nguyễn Văn Bảy A vẫn kịp nổ súng bắn rơi chiếc F-4 do thiếu tá John Roberton điều khiển. Đây là chiến công đầu tiên của Nguyễn Văn Bảy A, chiến công được lập sau khi anh cưới vợ đúng 1 tuần.

Trận chiến kéo dài chỉ 5 phút nhưng không quân Việt Nam đã bắn hạ 2 F-4, bắn bị thương 1 chiếc khác trong khi cả 4 MiG-17 đều hạ cánh ở Nội Bài an toàn và lành lặn.
Trong chiến tranh trên không với Không lực Hoa Kỳ, phi công Nguyễn Văn Bảy A đã xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ mà không hề bị bắn rơi lần nào (tỷ số 7-0). Trong số 19 phi công “ách” (Ace) – chỉ những phi công bắn hạ được từ 5 máy bay của đối phương trở lên - của Việt Nam thì chỉ có 3 phi công MiG-17 là Nguyễn Văn Bảy A, Lê Hải và Lưu Huy Chao, số còn lại đều là phi công của MiG-21, loại máy bay ngang cơ với các máy bay Mỹ chứ không phải “cuộc đấu của những võ sỹ hạng ruồi (Mig-17) với người khổng lồ F-4”.
Nguyễn Văn Bảy còn được không quân Mỹ công nhận là phi công duy nhất dùng MiG-17 bắn hạ được nhiều máy bay Mỹ nhất thế giới.
(Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam)

Đây là bài đăng trên FB anh Lê Gạch

nvb


Đây là chia sẻ của anh Ta Hai Tung:

Nước Mỹ mà có được ông thì Hollywood chắc ra đời được không biết bn là bom tấn và thần tượng Leonardo DiCaprio của mình chắc chả phải đợi đến năm ngoái, năm kia mới có cái Oscar đầu tiên!

Mig 17 dòng máy bay mà ông lái thời đó khá lạc hậu nhưng tài năng và lòng dũng cảm đã giúp ông dành chiến thắng trong các trận dogfight* với các máy bay tối tân của Không lực Hoa Kỳ, trở thành Aces đc cả 2 phía công nhận.

Ông quay về làm ruộng năm 90, trước khi KT mở cửa, tránh xa những "viên đạn bọc đường" nên hình ảnh Anh hùng LLVT tuy rất mộc mạc, nhưng thực ra lại rất lung linh :)

Rũ bùn sáng lòa trong chiến tranh vệ quốc, và rũ bỏ áo mũ cân đai về làm ruộng. Hai việc đều khó, nhưng ông làm được cả.

Anh hùng!!!

*: dogfight là từ để chỉ các cuộc chiến quần vòng trên không giữa các máy bay chiến đấu!


nvb2

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy ở quê nhà Đồng Tháp năm 2018. Ảnh: Thành Nguyễn - VNExpress 


Lại là bài của anh Lê Gạch:

Nói về chiến công của lão phi công Nguyễn Văn Bảy có lẽ cần nói thêm chút ít về loại máy bay mà ông lái.

Trước hết, ở giai đoạn đầu của cuộc chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, Không quân VN chưa có MiG-21 mà chỉ có MiG-17 đời đầu. Đây là những chiếc tiêm kích khá cổ lỗ vì động cơ yếu (năm 1966 mới được bổ sung thêm loại MiG-17 có động cơ cải tiến cho phép tăng tốc nhanh hơn), tốc độ chỉ bằng 1/2 so với con ma F-4C. MiG-17 không có tên lửa mà chỉ có 3 khẩu canon, 1 khẩu 37 ly và 2 khẩu 23 ly. Không có radar để phát hiện địch từ xa, hệ thống xạ kích chủ yếu bằng mắt thường.

Trong khi đó, F-4 của Không quân Mỹ có radar, có 2 phi công trong đó có 1 người làm nhiệm vụ điện tử, dẫn đường. Máy bay được trang bị tới 8 tên lửa tầm nhiệt và tất nhiên là tốc độ cao, khả năng tăng tốc lớn... tóm lại là vượt trội về mọi mặt.

Nhưng ngay từ giai đoạn đầu, các phi công MiG-17 đã xỏ mũi không lực Hoa Kỳ bằng cách biến mọi sở trường của máy bay Mỹ thành sở đoản bằng cách chơi chiến thuật quần thảo ở độ cao thấp, vòng cua hẹp. Chơi kiểu này thì F-4 hoàn toàn mất lợi thế và sau khi thiệt hại nhiều quá phía Mỹ phải áp dụng chiến thuật Feather Duster (Chổi quét bụi) để có thể khắc chế được với những chú "chim chèo bẻo" Mig-17.

Trả lời

Nguyễn Văn Bảy - Trận đầu xuất kích - 84 vết thương không chết


Ngày 6/10/1965, các radar cảnh giới của Việt Nam phát hiện đội hình máy bay Mỹ vào đánh phá khu vực sân bay Kép (Bắc Giang). Hai chiếc F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Coral Sea làm nhiệm vụ yểm trợ máy bay cường kích. Chỉ huy biên đội là tổ bay gồm thiếu tá Daniel MacIntyre và sỹ quan điện tử dẫn đường, truy uý Alan Johnson thuộc Không đoàn VF-51.

Biên đội MiG-17 của Trung đoàn 923 gồm các phi công Trần Huyền, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Bảy A và Lưu Huy Chao được lệnh cất cánh, đánh chặn.

Khi đang bay về phía mục tiêu, các phi công Mỹ phát hiện biên đội MiG đang tiếp cận ở độ cao 2,5km. Cả 2 bên đều ép độ nghiêng lao vào không chiến, chiếc nọ bám đuôi chiếc kia theo vòng xoáy. Cho rằng chiếc MiG-17 phía sau không dám nổ súng vì đồng đội đang bay trước mũi F-4 nên các phi công Mỹ đã quyết định tăng tốc bám sát chiếc MiG phía trước. Do sự chênh lệch về công suất của 2 loại máy bay nên chiếc F-4 bay vọt lên trên nắp buồng lái của chiếc MiG-17 do Nguyễn Văn Bảy A điều khiển. Daniel MacIntyre tự phụ nghĩ rằng chỉ với cú doạ đó, chắc chắn Nguyễn Văn Bảy sẽ “chết khiếp” và phải hạ cánh nên cố đuổi theo một chiếc MiG khác. Nhưng không ngờ, khi MacIntyre vừa “khoan ngang” thì thấy Nguyễn Văn Bảy đang săn chiếc F-4 số 2, chỉ ít phút nữa là có thể chọn được vị trí công kích thuận lợi, Daniel MacIntyre hoảng hồn bỏ mục tiêu và quay lại yểm trợ cho số 2 của mình.

Trong báo cáo sau trận đánh, Nguyễn Văn Bảy A kể lại:
“…Biên đội trưởng Huyền phát hiện máy bay Mỹ đầu tiên nên xin phép vào công kích. Lúc này tôi cũng phát hiện 2 chiếc máy bay Mỹ phía trước nên vứt thùng dầu phụ, tăng tốc bám theo yểm trợ đồng đội nhưng vừa nghiêng cánh thì phát hiện chiếc F-4 phía sau phóng tên lửa nhắm bắn mình. Tôi vội kéo cần lái vòng gấp song do cự ly quá gần, tên lửa nổ ngay bên cạnh phải khiến chiếc MiG-17 lật ngửa, mảnh đạn làm thủng 1 lỗ của buồng lái khiến chiếc mất áp lực khiến tôi choáng váng nhưng vẫn cố gắng lật máy bay lại. Tôi định lấy tay bịt lỗ thủng buồng lái nhưng thấy sức hút lớn quá nên rụt tay lại. Ngay lúc đó, nhìn lên buồng lái tôi thấy một chiếc máy bay to bè bay sạt qua đầu nên định tìm cách đuổi theo nhưng máy bay bị thương lại đang ở tốc độ nhỏ nên không đuổi được. Thấy máy bay chao đảo, ngó ra ngoài thấy thân máy bay lỗ chỗ vết đạn nên tôi xin phép hạ cánh về sân bay Nội Bài”.

Tại sân bay Nội Bài, khi các thợ máy đến gần chiếc MiG-17 của anh Bảy A mọi người đều thấy kinh ngạc vì không thể tin nổi một chiếc máy bay bị thương như thế mà vẫn có thể tiếp tục chiến đấu và hạ cánh an toàn. Tổng cộng người ta đếm được 84 lỗ thủng trên thân chiếc MiG của anh.

Lần đầu bắn rụng máy bay Mỹ
Chiều 26/4/1966, Không quân Mỹ tổ chức cho các biên đội F-105D đánh bom đường 1B đoạn BÌnh Gia – Bắc Sơn và đường sắt Lạng Sơn – Hà Nội. Tốp F-4C được giao nhiệm vụ yểm trợ bay vòng ở phía ngoài.

Không quân Việt Nam quyết định cho MiG-17 và MiG-21 hợp đồng tác chiến trong trận này. Biên đội 4 chiếc MiG-17 gồm các phi công Hồ Văn Quỳ, Lưu Huy Chao, Nguyễn Văn Bảy A và Trần Thiêm. Biên đội 2 chiếc MiG-21 của Trung đoàn 921 gồm các phi công Nguyễn Hồng Nhị (đeo tên lửa) và Đồng Văn Song (đeo rocket).

Sau khi cất cánh, biên đội MiG-17 được dẫn đường bay hướng 360 độ lên cao 3.500m bay vào khu vực Nam Bình Gia – Bắc Sơn 15km rồi hướng về phía Bắc Cạn. Khi biên đội đang vòng về hướng 360 độ thì phát hiện mục tiêu phía trái, cự ly 5.000m.

Số 2 Chao lao xuống công kích, số 1 bay theo yểm hộ. Sau khi Lưu Huy Chao bắn rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc MiG số 1 và số 2 vòng lại thì gặp thêm 2 chiếc F-4 khác và tiếp tục công kích, bắn bị thương 1 chiếc F-4.

Trong khi đó, MiG số 3 và số 4 được lệnh công kích tốp đi trước. Mặc dù 2 chiếc F-4 cơ động rất gấp nhưng số 3 Nguyễn Văn Bảy A vẫn kịp nổ súng bắn rơi chiếc F-4 do thiếu tá John Roberton điều khiển. Đây là chiến công đầu tiên của Nguyễn Văn Bảy A, chiến công được lập sau khi anh cưới vợ đúng 1 tuần.

Trận chiến kéo dài chỉ 5 phút nhưng không quân Việt Nam đã bắn hạ 2 F-4, bắn bị thương 1 chiếc khác trong khi cả 4 MiG-17 đều hạ cánh ở Nội Bài an toàn và lành lặn.
Trong chiến tranh trên không với Không lực Hoa Kỳ, phi công Nguyễn Văn Bảy A đã xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ mà không hề bị bắn rơi lần nào (tỷ số 7-0). Trong số 19 phi công “ách” (Ace) – chỉ những phi công bắn hạ được từ 5 máy bay của đối phương trở lên - của Việt Nam thì chỉ có 3 phi công MiG-17 là Nguyễn Văn Bảy A, Lê Hải và Lưu Huy Chao, số còn lại đều là phi công của MiG-21, loại máy bay ngang cơ với các máy bay Mỹ chứ không phải “cuộc đấu của những võ sỹ hạng ruồi (Mig-17) với người khổng lồ F-4”.
Nguyễn Văn Bảy còn được không quân Mỹ công nhận là phi công duy nhất dùng MiG-17 bắn hạ được nhiều máy bay Mỹ nhất thế giới.
(Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam)

Đây là bài đăng trên FB anh Lê Gạch

nvb


Đây là chia sẻ của anh Ta Hai Tung:

Nước Mỹ mà có được ông thì Hollywood chắc ra đời được không biết bn là bom tấn và thần tượng Leonardo DiCaprio của mình chắc chả phải đợi đến năm ngoái, năm kia mới có cái Oscar đầu tiên!

Mig 17 dòng máy bay mà ông lái thời đó khá lạc hậu nhưng tài năng và lòng dũng cảm đã giúp ông dành chiến thắng trong các trận dogfight* với các máy bay tối tân của Không lực Hoa Kỳ, trở thành Aces đc cả 2 phía công nhận.

Ông quay về làm ruộng năm 90, trước khi KT mở cửa, tránh xa những "viên đạn bọc đường" nên hình ảnh Anh hùng LLVT tuy rất mộc mạc, nhưng thực ra lại rất lung linh :)

Rũ bùn sáng lòa trong chiến tranh vệ quốc, và rũ bỏ áo mũ cân đai về làm ruộng. Hai việc đều khó, nhưng ông làm được cả.

Anh hùng!!!

*: dogfight là từ để chỉ các cuộc chiến quần vòng trên không giữa các máy bay chiến đấu!


nvb2

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy ở quê nhà Đồng Tháp năm 2018. Ảnh: Thành Nguyễn - VNExpress 


Lại là bài của anh Lê Gạch:

Nói về chiến công của lão phi công Nguyễn Văn Bảy có lẽ cần nói thêm chút ít về loại máy bay mà ông lái.

Trước hết, ở giai đoạn đầu của cuộc chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, Không quân VN chưa có MiG-21 mà chỉ có MiG-17 đời đầu. Đây là những chiếc tiêm kích khá cổ lỗ vì động cơ yếu (năm 1966 mới được bổ sung thêm loại MiG-17 có động cơ cải tiến cho phép tăng tốc nhanh hơn), tốc độ chỉ bằng 1/2 so với con ma F-4C. MiG-17 không có tên lửa mà chỉ có 3 khẩu canon, 1 khẩu 37 ly và 2 khẩu 23 ly. Không có radar để phát hiện địch từ xa, hệ thống xạ kích chủ yếu bằng mắt thường.

Trong khi đó, F-4 của Không quân Mỹ có radar, có 2 phi công trong đó có 1 người làm nhiệm vụ điện tử, dẫn đường. Máy bay được trang bị tới 8 tên lửa tầm nhiệt và tất nhiên là tốc độ cao, khả năng tăng tốc lớn... tóm lại là vượt trội về mọi mặt.

Nhưng ngay từ giai đoạn đầu, các phi công MiG-17 đã xỏ mũi không lực Hoa Kỳ bằng cách biến mọi sở trường của máy bay Mỹ thành sở đoản bằng cách chơi chiến thuật quần thảo ở độ cao thấp, vòng cua hẹp. Chơi kiểu này thì F-4 hoàn toàn mất lợi thế và sau khi thiệt hại nhiều quá phía Mỹ phải áp dụng chiến thuật Feather Duster (Chổi quét bụi) để có thể khắc chế được với những chú "chim chèo bẻo" Mig-17.

Ông lái máy bay mig-17 và là một trong 19 phi công ACE của Việt Nam trong thời kháng chiến chống mỹ

Ông đã bắn rơi 7 máy bay của Mỹ trong cuộc kháng chiến oanh liệt chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam ta