[Chia sẻ nghề nghiệp] Nghề gia sư
Ảnh: Unsplash
Sau hôm hỏi mọi người về những gì mọi người muốn mình chia sẻ về quãng đời đi làm của mình, đề nghị mình nhận được đầu tiên là chia sẻ về việc gia sư của mình. Cũng trùng hợp, đây là công việc đầu tiên mình làm trong đời, do đó, bài viết đầu tiên trong series Chuyện đi làm sóng gió của cô Lena, mình viết về chuyện đi làm gia sư của mình.
Mình bắt đầu đi làm tương đối sớm, năm 18 tuổi, khi mình đề xuất với nhị vị phụ huynh là mình sẽ kiếm một công việc để trang trải các chi phí của mình, thì cũng là lúc cô mình nhờ mình xuống dạy tiếng Anh cho em họ mình đang học lớp 5. Những buổi đầu đi dạy với mình không đơn giản, ở tuổi 18, mình có đầy đủ những tính xấu của một đứa trẻ con học đòi làm người lớn – háo thắng, nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, khao khát được chứng tỏ bản thân nhưng chứng tỏ sai cách, luôn nghĩ rằng cả thế giới chống lại mình. Mình đi dạy cho em mình với “năng lực” duy nhất của bản thân là ngôn ngữ. Tuy nhiên, học sinh của mình lại là một ca siêu khó nhằn được nhận diện bằng những từ như sau: lười học, ngại học, tiếp thu chậm và thích trốn học, hai chị em đã rất vất vả để có thể hợp tác với nhau. Mình bình sinh không phải là một người quá kiên nhẫn và cũng chưa từng nghĩ đến việc sẽ đi dạy, bản thân mình không thích nghề dạy học và đến giờ mình vẫn không thích gọi mình là thầy, nhưng đúng là bằng cách nào đó, nghề nghiệp nó đã vận vào mình như cái hồi nào đó xa xưa lắm mẹ mình có đi xem bói và được phán rằng “số mình phải đi làm thầy thiên hạ”. Hồi đấy mình nghe mẹ nói xong cười ha hả, rồi tự AQ mình là “luật sư thì cũng có chữ “sư” = “thầy” trong đó nên chắc là thầy nói cũng đúng”.
Thôi quay lại với câu chuyện đi dạy. Hồi ấy vì không có kỹ năng sư phạm, lại nóng nảy và xấu tính (như đã nói ở trên), cộng thêm tính cầu toàn, mình cố sức gò ép học sinh của mình vào khuôn khổ của việc học bất chấp việc em nó thích hay không thích môn này, bất chấp việc em không thích học là vì ở lớp em không hiểu cô nói gì và vì không hiểu nên em không thích. Trong giờ học, mình cố sức dồn cho em càng nhiều kiến thức càng tốt, mình muốn nhanh chóng củng cố lỗ hổng kiến thức của em để em có thể bắt kịp với nhịp độ trên lớp. Mình giao nhiều bài tập về nhà và kiểm tra mỗi buổi, và mình sẽ tức giận, thậm chí mắng mỏ mỗi khi em không làm bài tập. Đôi khi, mình nghĩ sự tức giận của mình còn lên cao hơn vì đấy là em mình, người nhà của mình, và phần nào đó mình nghĩ rằng việc học của em không ổn sẽ khiến mình mất mặt với gia đình, cũng do mình biết bố mẹ em đã vất vả như thế nào để em đi học nên mình không muốn em được lơ là khỏi sự vất vả ấy. Nhưng mình đã không biết rằng, việc học gò ép và không có niềm vui thú đã dần dần rút cạn năng lượng của cả hai chị em, cho đến một ngày em mình phản kháng việc học bằng cách cố tình giả vờ ngủ khi mình đến dạy để không phải đi học, sau ngày hôm đó, mình thấy rằng em không còn muốn học nữa nên mình lập tức chấm dứt luôn việc dạy. Thực ra, nếu như là bản thân của sau này, mình nghĩ mình sẽ nói chuyện với bố mẹ em hoặc tìm cách nói chuyện với em để hai bên cùng thỏa thuận việc học tiếp hay không, thay vì tự ngầm hiểu ý và tự ra quyết định dù sự ngầm hiểu đó của mình đúng hay không, như mình đã nói, ở thời điểm đó, mình hội tụ đầy đủ tính xấu của một đứa trẻ con học đòi làm người lớn. Dù cô chú mình hiểu, dù cả hai bên điều hiểu việc học này quá mệt mỏi và nó dừng lại là tốt cho cả hai bên, thì mình vẫn nghĩ rằng thời điểm đó mình đã làm sai nhiều và chẳng qua mình gặp may mắn vì đã gặp được người nhà và những người cũng hiểu được mình, chứ ra ngoài chắc bị đăng đàn bóc “phốt” lâu rồi. Cũng chính vì trải nghiệm đi gia sư đầu đời thất bại này nên mình đã tạm dừng việc gia sư một khoảng thời gian tương đối và chuyển sang đi làm trợ giảng – tức đi làm thuê cho người khác, cho đến khi mở lớp tiếng Anh riêng của mình từ năm thứ hai Đại học. (Chuyện đi làm trợ giảng thì cũng nhiều cái dở khóc dở cười nên mình sẽ kể sau đi)
Khoảng giữa năm thứ hai Đại học, mình quyết định tự mở lớp ở nhà với sự động viên của gia đình và lợi thế nhà gần trưởng Tiểu học và Trung học cơ sở. Ban đầu, lớp học của mình nhận tất cả các đối tượng học sinh, từ lớp 1 đến lớp 12, từ sinh viên đến người lớn đi làm. Mình thử nghiệm tất cả các đối tượng để tìm ra đối tượng học sinh thực sự phù hợp với mình. Có thời điểm, mình có đến hơn hai mươi học viên và dạy 4-5 ngày/tuần. Việc mở lớp mang lại cho mình một nguồn thu nhập ổn định và đủ để trang trải tất cả nhu cầu của một sinh viên đại học tại thời điểm đó. Trong khoảng thời gian này, mình nhớ nhất một nhóm các em bé lớp 7, các em ý theo mình từ lớp 7 đến hết lớp 8, khi mỗi đứa chuyển nhà và chuyển trường thì lớp kết thúc. Chính nhóm học sinh này đã dạy cho mình rất nhiều điều về việc đi dạy và nên dạy như thế nào, cũng như là nhóm học sinh đã định hình đối tượng học sinh mà mình muốn và thích dạy. Một nhóm học sinh bao gồm 5 bạn, mỗi người một vẻ và một tính cách khác nhau, được cái là các bạn đều rất ngoan và cũng chịu học. Hồi dạy lớp này, mình thoải mái thử nghiệm nhiều phong cách dạy học khác nhau để xem phong cách nào phù hợp nhất với các bạn, và vì các bạn ý thích nghe kể chuyện mà mình lại thích kể nên cứ mỗi khi dạy chủ đề nào là mình đều được dịp nhét thêm vài câu chuyện hay kiến thức hay ho vào để kể cho mấy đứa nghe. Ví dụ hôm dạy đến bài các nước nói tiếng Anh, mình khệ nệ vác cái lap nặng trịch của mình chỉ để cho mấy đứa châu đầu vào dòm cái bản đồ của UK và chỉ cho mấy đứa chỗ nào là UK, chỗ nào là British, chỗ nào là England, Wales, Scotland, Bắc Ireland rồi cho xem mấy thước phim về lễ hội truyền thống của người Scots. Ví dụ những hôm dạy viết thì đứa nào cũng gào thét uể oải nhưng vẫn hào hứng viết rồi tranh nhau nộp bài để mình sửa cho từng cách dùng từ và đặt câu. Với lớp học này, mình được cầu toàn đúng như bản tính của mình và các bạn ấy chấp nhận điều đó, nhưng đồng thời, mình cũng đã học cách điều chỉnh sự cầu toàn đó một chút bởi vì mình nhận ra rằng mọi thứ đều cần phù hợp và hài hòa. Khi nhận thấy học sinh Việt Nam khi học ngoại ngữ thiếu trầm trọng việc thực hành và việc học ngữ pháp quá nặng lại thiếu thực hành khiến cho các em khó áp dụng linh hoạt, mình đã xây dựng chương trình dạy đầy đủ bốn kỹ năng và không tách riêng chỉ từ vựng hay ngữ pháp. Để củng cố từ vựng, mình dạy đọc và nghe. Để cũng cố ngữ pháp, mình dạy viết và nói. Và để giúp các em dùng ngôn ngữ thay vì học ngôn ngữ, mình ốp cho học cả bốn kỹ năng. Thực sự, việc học như thế với cường độ học trên trường của các em thì không hề nhẹ nhàng. Ban đầu, mình cũng ốp nặng lắm và giao nhiều bài tập nhưng sau khi nhận ra các em thực sự không thể tiếp nhận sự nhồi nhét thêm nữa và dù các em đi học thêm để nâng cao kiến thức nhưng cùng lúc đó các em cũng không cần phải có thêm bài tập nữa, mình chủ trương biến lớp học và buổi học trở nên dễ chịu hết sức có thể. Mình đưa các câu chuyện vào để các bạn thấy hứng thú hơn với bài học và ghi nhớ nó dễ hơn. Mình cho học thực hành ngay trên lớp để các bạn có thể nắm ngay được kiến thức mà không cần quá nhiều bài tập về nhà và sau này dù có lỡ quên thì một khi kiến thức đã được ghi vào bộ nhớ thì chỉ cần có cách là có thể lôi được ra ngay mà không phải là kiểu quên sạch đến trống rỗng. Thực sự, lớp học này không chỉ là mình dạy các bạn mà bản thân mình cũng đã học được rất nhiều điều từ các bạn.
Mình đã học được tính kiên nhẫn với những người xung quanh và kiên nhẫn tìm cách giải quyết khi đứng trước bất cứ khó khăn nào chứ không tìm cách trốn chạy khỏi nó. Đồng thời, mình cũng học được cách không cố chấp gò ép bản thân mình phải làm điều gì mà sẽ biết dừng lại khi đúng lúc, sửa sai khi biết mình đã sai, buông bỏ khi biết mình đang gánh nặng.
Mình học được rằng thế giới của ai cũng có những điều thú vị và bất cứ ai cũng sẽ dạy được người khác một điều gì đó chỉ là ta có học chịu học hỏi và có chịu mở to đôi mắt mình để nhìn ngắm hay không.
Mình nhận ra rằng trẻ con thực sự rất bao dung với thế giới này, và chúng mặc nhiên chấp nhận tất cả những tốt đẹp lẫn xấu xa ở người mà chúng nó yêu thương. Không phải vì chúng không biết tổn thương mà là vì trong mắt chúng, thế giới này nhiều điều tốt đẹp hơn những điều xấu xa.
Mình nhận ra rằng mình thích việc nói chuyện và chia sẻ kiến thức chứ mình không thích việc dạy dỗ, mình luôn luôn không thích việc dạy dỗ nên mình cũng không bao giờ coi mình là thầy của bất cứ ai. Mình nghĩ mình là mentor của các bạn học sinh, học viên của mình thì đúng hơn, mình không dạy các bạn một điều gì đó, mình chỉ vui vẻ được đồng hành cùng với các bạn trên con đường theo đuổi tri thức dù ngắn hay dài.
Và cuối cùng, mình học được rằng giáo dục là một con đường dài và nhiều chông gai, đòi hỏi tâm huyết và tình yêu vô cùng lớn của một ai đó dành cho nó, và nếu như không có đủ bằng đó thứ thì không xứng đáng được coi là “thầy”. Một khi đã làm giáo dục thì việc học là vô biên, không bao giờ kết thúc, và nếu như ta quá tự tin vào chính bản thân thì đến một ngày ta sẽ là nạn nhân của chính sự tự tin đó.
thấu ngành hiểu nghề
,chia sẻ nghề nghiệp
,chuyện gia sư
,những bài học
,thấu ngành hiểu nghề
,hướng nghiệp
Chào đồng đạo, chúc đồng đạo bền vững với nghề và cũng là nợ này
Rukahn
Chào đồng đạo, chúc đồng đạo bền vững với nghề và cũng là nợ này
Hoàng Thu Hà
cuối cùng thì cũng có bài của chị Lena rùi nè =))) đọc bài của chị em thấy bản thân mình ở đâu đó ngay đây, Khi mà mới đi dạy với cái tính đặc biệt thiếu kiên nhẫn với trẻ con, nóng tinh, hay quát mắng học sinh. Sau n lần đi dạy gia sư 1-1 thì em nhận ra trẻ em rất thú vị, nếu mình biết cách lái theo con thuyền của chúng thì chúng sẽ rất ngoan ngoãn và sẽ không còn chán ghét việc học nữa!
Nguyenphuhoang Nam
Thu Hồng
Là sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm, mình thấy
Thúy An
ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ TPHCM
Việc Làm, Tuyển Dụng, Dạy Kèm
Quy định nhận lớp dạy kèm tại TPHCM?
💯 Phải có mã số gia sư mới có thể nhận lớp từ trung tâm!
👉Đăng ký hồ sơ để được cấp mã số gia sư:
➖ Vui lòngđăng ký làm gia sưtheo form bên dưới để được cấp Mã số gia sư.
➖ Quên mã số gia sư, vui lòng lấy mã số
👉Đăng ký nhận lớp:
* Tất cả các lớp tại TPHCM được giao nhận tại facebook này, vì vậy bạn like facebook để theo dõi và nhận lớp tại trung tâm.
➖ Khi có lớp dạy kèm mới, bạn vui lòng inbox thông tin tại fanpage facebook để được xem xét giao lớp.
Tại sao lại chọn Trung tâm gia sư Olympia?
👍Phí trung tâm thấp nhất:
➖ Thu phí chỉ 25% tháng lương đầu tiên của gia sư và thu 1 lần duy nhất.
➖ Đối với tiếng Anh giao tiếp (hoặc tiếng Pháp, Nhật, Hoa, Hàn), mức phí trả cho trung tâm thấp hơn 20%.
➖ Giảm phí giới thiệu cho các bạn đã từng nhận 3 lớp và đã trả phí.
👍An toàn khi nhận lớp:
➖ Sau buổi dạy đầu tiên, gia sư trả phí cho trung tâm.
➖ Được bảo đảm trong tháng đầu nếu phụ huynh đổi ý và lớp bị hỏng.
Trung tâm Gia Sư Olympia
Dạy kèm tại nhà – Chất lượng số 1
Điện thoại/Zalo: 0947 704 596
Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM
Website: https://giasuinfo.com
Trung Tâm Gia Sư Olympia
giasuinfo.com