[CHIA SẺ NGHỀ NGHIỆP] Hành trình trở thành 1 SEO-er của một đứa từng mù tịt về SEO - chính là mình!

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  2. Marketing

  3. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  4. Hướng nghiệp

Đôi dòng tâm sự:

Mình là 1 đứa học Marketing nhưng phải đến năm 3 mới xác định được hướng đi của bản thân. 2 năm đầu Đại học mình vô cùng hoang mang và mệt mỏi khi nhìn thấy các bạn đi làm thêm đủ nghề đủ ngành, thậm chí bạn mình đã gắn bó được với Marketing gần 1 năm rồi. Trong khi design không biết, content chưa dám thử sức. Ngày nào mình cũng chỉ cắm cúi đến sách vở.

Các bạn có lẽ sẽ thắc mắc là tại sao nếu hoang mang vậy mà không đi tìm việc đi, không xin việc đi đúng không? Nếu dễ dàng vậy thì mình đã không ở đây chia sẻ ^^ Mình là đứa nếu không xác định được định hướng hay đam mê của bản thân thì sẽ không làm, mình sợ không có đủ sự yêu thích và kiên trì khi làm một công việc mình không chắc chắn có theo lâu dài.

Tại sao mình lại biết đến SEO, hay nói chính xác hơn là content SEO trong khi mình xác định ngay khi lên Đại học là không thích viết lách? Vâng đó là từ bạn mình.

Vào một buổi sáng đẹp trời nó nhắn với mình là “T thấy khả năng viết của m khá tốt mà sao lại không thử phát triển nó nhỉ, phí lắm! T đang có dự định mở một blog, m có muốn tham gia cùng t không? M sẽ phụ trách viết content, còn t sẽ thiết kế website, index và còn ti tỉ thứ khác nữa mà bọn mình cần phải học”. Thật ra, 1 đứa bạn thân của mình đang làm content SEO cho 1 công ty gia đình nhưng khi nhìn nó làm mình không cảm thấy bản thân thật sự hứng thú, thậm chí cũng đã lên Google tìm kiếm “Content chuẩn SEO” là gì nhưng không vào đầu được chữ nào:) Tuy nhiên, lần đầu tiên sau hơn 2 năm Đại học, mình nghiêm túc suy nghĩ về SEO.

Mình đã quyết định lên plan tự học từ Linkedin, các bài viết của GTVSEO rồi tự viết mỗi ngày. Lúc đầu viết 500 từ thôi cũng nản rồi mà:)) nhưng sau dần mình lại thấy thích khi nhìn một bài viết hoàn chỉnh của bản thân, và đôi chút tự hào. Nghe hơi kỳ cục nhỉ!

Sau đó thì bọn mình đã đưa blog vào hoạt động và bất ngờ là một vài bài viết của mình lên top Google, mặc dù tay viết mình lúc đấy còn khá non nớt. Bây giờ thì mình đang làm trong công ty về công nghệ được gần 2 năm rùi ^^ Không phải quá lâu nhưng đủ để hiểu.

=> Về SEO thì ở trên Google cũng đủ tài liệu nếu bạn chịu tìm tòi rồi nên mình sẽ không chia sẻ sâu về kiến thức nữa, có khi nó không chính xác hoàn toàn nếu bạn không thực chiến cơ. Nên hôm nay mình sẽ chia sẻ một chút về những điều mình học được khi làm ở vị trí này cùng với các anh chị trong team nha!

https://cdn.noron.vn/2022/03/14/6250198965032699-1647229413.jpg

I. CÔNG VIỆC ĐẶC THÙ CỦA 1 SEO-ER

Đây là list các công việc mà 1 SEO-er thường sẽ làm khi triển khai SEO, vào thực tế sẽ tùy biến theo từng level nha.

1. Nghiên cứu - Research từ khóa

Giống với việc research thị trường cạnh tranh, để xác định chiến lược đánh phù hợp.

2. Cập nhật và Audit content trên website

Thường thì SEO và Content sẽ tách riêng ra để phân rõ vai trò. Và team SEO thường sẽ cập nhật content lên website sau khi team Content lên outline và viết hoàn chỉnh.

Nhưng 1 điểm mình lưu ý, là nếu mọi người muốn phát triển xa ở SEO, hãy học thêm content!

3. Tối ưu Onpage

Onpage SEO là các kỹ thuật tối ưu SEO "trên bài viết". Tiêu chuẩn và hướng dẫn Onpage mình sẽ hướng dẫn cụ thể ở các bài viết sau

4. Tối ưu Offpage

Offpage SEO là kỹ thuật tối ưu SEO "ngoài website" (ví dụ: Backlink, Entity,...) để giúp Google hiểu rõ, và đánh giá & xếp hạng website cao hơn.

5. UX-UI, cấu trúc website, Audit chỉnh technical

Đây là các kỹ thuật nâng cao về mặt SEO Onsite (trên website) giúp tối ưu trải nghiệm người dùng khi truy cập vào trang web

6. Phân tích, đánh giá đối thủ và lên kế hoạch triển khai

"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng", nên sau khi bạn đã làm hết các kỹ thuật SEO, thì bước phân tích thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường và đối thủ bạn đang cạnh tranh là ai.

⇒ Từ đó đưa ra chiến lược hiệu quả nhất (OKRs và KPI của dự án theo từng quý - tháng - tuần)

II. HỌC SEO CẦN NHỮNG KỸ NĂNG NÀO?

1. Tinh thần cầu thị, sẵn sàng học hỏi

Chỉ cần cố gắng và tinh thần ham học hỏi, bạn sẽ làm được. Vì SEO cần sự kiên trì, chỉ cần bạn học và làm bằng tất cả tâm huyết, kết quả đạt được sẽ không làm bạn thất vọng. Mình là 1 đứa ban đầu không có chút kiến thức gì về SEO, nhưng nhờ tinh thần này mà hiện tại mình cũng có 1 chút kiến thức để chia sẻ cho mọi người, như hôm nay.

2. Khả năng tiếng Anh

Nếu bạn có khả năng đọc tiếng Anh (nếu nghe được thì tốt), bạn sẽ rất dễ trong việc học tài liệu nước ngoài. Vì mình học SEO cũng chủ yếu ở các nguồn nước ngoài là chính. Còn nếu ko có tiếng Anh tốt thì sao? Không sao! Đã có Google dịch:))) Miễn bạn muốn là sẽ có cách.

3. Tin học văn phòng (GG Docs, GG Sheet)

Mình làm SEO là tối ưu công cụ Google, nên các tiện ích của Google mình cũng nên cần biết trước nha (đừng như mình, GG Sheet hồi đó cũng ko biết dùng:)) ).

4. Kiến thức về Website

Các kiến thức về hosting, domain, build website wordpress (các bạn có thể học kênh youtube của a Thạch Phạm). Nếu bạn biết được các kiến thức này, rất rất tốt cho các bạn trong khi làm SEO, vì phải đụng website hằng giờ.

5. HTML, JavaScript

1 bạn SEO giỏi không cần code cũng được, vì có thể outsource. Nhưng để SEO đạt đến cảnh giới xịn xò nhất, tin mình - hãy học code thêm khi bạn đã tiếp xúc với SEO. 1 SEO-er nếu biết code thì cực kỳ thú vị đó.

6. Lợi thế về Công nghệ thông tin

Trong SEO sẽ có Technical SEO - quá trình đảm bảo website đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng tự nhiên. Các yếu tố quan trọng của Technical SEO bao gồm crawl, index, render và cấu trúc website.

Vì vậy nếu bạn có tư duy, kiến thức và kỹ năng thực chiến về công nghệ thông tin thì đây là một lợi thể rất lớn cho bản thân cũng như công việc của bạn đó. Đảm bảo lọt vào mắt nhà tuyển dụng luôn ^^ với xu hướng tmđt, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT thì SEO là xu hướng chưa bao giờ lỗi thời của bất kỳ doanh nghiệp nào.

III. LÀM SEO ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO DÂN CONTENT

https://cdn.noron.vn/2022/03/14/2765149251602999-1647229497.jpg

1. Hiểu thêm về "thực tế"

Những người làm Content thì thường rất bay bổng, rất "cảm hứng" và đôi khi hay thần tượng hóa công việc... nhưng đến khi hỏi 1 câu thực tế "một bài viết của em trị giá bao nhiêu tiền và vì sao lại trị giá như vậy" thì đôi khi chúng ta lại không hiểu được.

Trong quá trình làm SEO, chúng ta sẽ học sâu vào kỹ thuật, học sâu vào các con số và có các checklist công việc rõ ràng... nó thiên vê "kỹ thuật" và đây là công việc hoàn toàn có thể đo đạc rõ ràng.

2. Hiểu thêm về "case study"

Nếu xét về Case study của người viết Content thì rất khó vì bạn có viết 1 bài viết hay đến cỡ nào mà không có người xem thì cũng chẳng ai kiểm chứng nội dung của bạn. Nói đúng hơn, bạn phải có môi trường, điển hinh như 1 fanpage 500.000 likes, 1 website 1 triệu traffics 1 tháng v.v... Người mới thì chẳng thể nào thể hiện được điều đó trừ khi bạn làm tại 1 công ty nào đó mạnh về Marketing hoặc là agency.

Muốn thực tế thì bắt buộc chúng ta phải có "case study" đi kèm. Case study là gì, case study là những thứ mà chúng ta tự tay làm từ A-Z cho đến khi nó RA KẾT QUẢ. Vậy, đối với người làm content, kết quả là được nhiều like, share, có đơn hàng... cơ mà mình viết cho hay cho giỏi mà bên Marketing làm quá tệ thì cũng chẳng có ----> QUÁ PHỤ THUỘC.

Khi chúng ta làm trong ngành SEO, mọi thứ rất thực tế. Các case study hầu hết bạn đều có thể tự tạo ra được từ việc viết 1 bài mới, đi backlink, kéo traffic.... tất cả mọi thứ đều có con số rõ ràng ----> Case study sẽ dễ dàng đo đạc và từ đó bạn sẽ tự tin hơn trong công việc.

3. Hiểu thêm về "cách kiếm tiền"

Điều này chắc chắn người làm Content ít ai để ý tới. Ví dụ, bạn có thể viết 1 bài content fanpage, bạn có thể tạo ra 1 ebook, bạn có thể viết 1 bài website.... nhưng rốt cuộc bài đó như thế nào nó mới tạo ra chuyển đổi 1 đơn hàng?

Khi làm SEO, chúng ta sẽ biết rất rõ hành trình 1 người đi vào website, sau đó họ click vào những cái gì (heatmap) rồi sau đó họ có điền form hay không, 1000 người vào xem web thì bao nhiêu người điền form v.v.... Chúng ta sẽ hiểu rất rõ chỉ cần chỉnh form, chỉnh popup, chỉnh traffic 1 xíu là đơn hàng rớt tăng thấy rõ ----> RẤT RÕ RÀNG TRONG QUÁ TRÌNH KIẾM TIỀN, Content là một phần trong các quá trình đó.

4. Hiểu thêm về quá trình vận hành

Khi làm content, Sếp ra đề bài,chúng ta viết Content... nó là một quy trình rất dễ chỉ có vài bước. Làm SEO thì nó không dễ thế, các bước phân chia rất rõ ràng như mình đã nói bên trên:

  • Bước 1: Làm website
  • Bước 2: Tối ưu onl page off page
  • Bước 3: Tìm bộ keyword
  • Bước 4: Phân tích keyword
  • Bước 5:.....

Bạn sẽ được tìm hiểu ngọn ngành các bước vận hành để 1 website có thể phát triển và ra đơn hàng, đây là một kinh nghiệm cực kỳ quý báu vì chỉ cần bạn nắm được quy trình vận hành thì chính bạn cũng có thể tự mình tạo ra được một Website mới, tự minh SEO cho 1 website mới và khi mà bạn đã nắm được 1 cái quy trình mà có thể ra kết quả rồi thì sống ở đâu sống cũng được.

IV. KẾT LUẬN

https://cdn.noron.vn/2022/03/14/2765149251603058-1647230601.png

Hi, trên đây là một vài chia sẻ của mình về SEO nói chung và content nói riêng, không mang tính kiến thức ^^ Mình không phải dân chuyên nên chắc hẳn có nhiều sai xót đồng nghĩa với việc những điều mình kể trên không hoàn toàn chính xác 100%. Nhưng dù ít dù nhiều cũng sẽ mong sẽ giúp được các bạn đang tò mò hay có mong muốn theo ngành nghề này lâu dài.

Cảm ơn bạn Hoàng Thu Hà đã tổ chức một chiến dịch nghề nghiệp rất hay, được đọc chia sẻ của các anh/chị/bạn đi trước về các ngành nghề khác nhau rất thú vị.

See yaaaa ~

#chiasenghenghiep #thaunganhhieunghe

Từ khóa: 

seo

,

content seo

,

thấu ngành hiểu nghề

,

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

hướng nghiệp

Rất đúng thời điểm khi mình đang có một bài luận khi viết về chủ đề này, thank kiu bạn 🥰

Trả lời

Rất đúng thời điểm khi mình đang có một bài luận khi viết về chủ đề này, thank kiu bạn 🥰

rất cám ơn bài chia sẻ của bạn. mình có nhỏ bạn đang làm tập tành tự học SEO, mình sẽ share bài này cho nhỏ đó hihi