Chỉ ra, phân tích những tồn tại của du lịch Việt Nam và đề xuất giải pháp khắc phục

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên Thế giới. Đối với Việt Nam, ngành du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc, góp phần vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan như: công nghiệp thực phẩm, giao thông vận tải, ngân hàng, viễn thông,...Theo Báo cáo thường niên Travel and Tourism Economic Impact 2016 Việt Nam (WTTC) của Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới công bố tháng 3/2016, du lịch Việt Nam đóng góp 6,6% GDP quốc gia. Với mức đóng góp như vậy, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Như vậy, có thể thấy ngành du lịch nước ta có xu hướng ngày càng phát triển và có vị thế cao hơn trên trường quốc tế.Tuy nhiên, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, sở hữu tài nguyên phong phú, độc đáo nhưng du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục và các vấn đề mới nảy sinh cần phải giải quyết. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói về 6 nỗi sợ của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam: nạn chặt chém, tình trạng ăn xin, ăn cắp vặt, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thảm họa nhà vệ sinh, giao thông tắc nghẽn. Đây chỉ là một số trong những tồn tại của du lịch Việt Nam mà chúng ta dễ thấy. Để thảo luận sâu hơn về vấn đề này, tôi xin đưa ra ý kiến của mình về một số tồn tại của du lịch Việt Nam dựa trên 3 nội dung: Chính sách quảng bá du lịch chưa hiệu quả và giải pháp khắc phục.Tài nguyên du lịch chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả và giải pháp khắc phục. Ảnh hưởng của văn hóa ứng xử của bộ phận người làm du lịch đến sự phát triển du lịch và đề xuất giải pháp.Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến văn hóa địa phương và giải pháp khắc phục.Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và giải pháp khắc phục.Với các giải pháp đề xuất trên, tôi hi vọng góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng thế mạnh của du lịch nước ta, thúc đẩy du lịch phát triển và đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Năm 2014, Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) xếp Việt Nam đứng thứ 16/184 quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch lâu dài. Việt Nam được biết đến là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khu di tích lịch sử-văn hóa cùng với phong tục tập quán đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của nước ta lại không phát triển nhộn nhịp như ở các nước phát triển, thậm chí là so với các nước đang phát triển trong khu vực. Nguyên nhân một phần là do chính sách quảng bá du lịch của nhà nước ta chưa thực sự hiệu quả.Trước tiên, nước ta còn chậm chạp, ngần ngại trong việc đề ra và triển khai thực hiện các chiến lược quảng bá du lịch hoặc thực hiện nhưng hiệu quả không cao. Trong khi đó, các nước cùng khu vực Đông Nam Á với nước ta, điển hình là Thái Lan lại rất nhanh nhạy, mạnh dạn phát triển du lịch. Trong điều kiện, hoàn cảnh tương đồng về lịch sử-văn hóa, việc xác định nét văn hóa đặc trưng là điều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Nói cách khác, định vị thương hiệu quốc gia là một trong những chiến lược phát triển du lịch lâu dài nhằm tạo nên điểm khác biệt hấp dẫn du khách. Trên Thế giới có nhiều quốc gia đã xây dựng được thương hiệu riêng cho du lịch nước mình, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, nước ta đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc quảng bá thương hiệu du lịch. Người dân Việt Nam có sự thân thiện rất lớn, luôn chào đón du khách bằng nụ cười tươi và sự nhiệt thành nên nước ta có ý tưởng đặt tên cho điểm đến Việt Nam là “Đất nước của nụ cười”. Nhưng với những đặc điểm văn hóa tương đồng, Thái Lan đã đi trước chúng ta, lấy khẩu hiệu quốc gia là “Land of smile”, tức mảnh đất của nụ cười. Mặt khác, trong một dịp đến thăm Việt Nam(năm 2007), Philip Kotlet-người được mệnh danh là “Huyền thoại marketing thế giới” và là “cha đẻ marketing hiện đại” khi được hỏi về sản phẩm đặc thù của Việt Nam, ông đã gợi ý định vị thương hiệu cho du lịch Việt Nam dựa vào lợi thế cạnh tranh quốc gia là “Bếp ăn của thế giới”. Với ý tưởng đó, nước ta đã tổ chức nhiều cuộc họp để thống nhất ý kiến, lấy ẩm thực làm mũi nhọn phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong khi chúng ta vẫn đang thảo luận với nhau về vấn đề này thì Thái Lan đã mạnh dạn đưa ra khẩu hiệu “Thailand kitchen of the world”. Như vậy, có thể thấy việc hoạch định và xúc tiến chiến lược quảng bá thương hiệu quốc gia của nước ta còn chậm chạp, do dự và chưa mạnh dạn.Bên cạnh đó, việc quảng bá du lịch thông qua các phương tiện truyền thông còn chưa thực sự hiệu quả và hiệu suất chưa cao. Từ tháng 12/2014, kênh quảng bá du lịch Việt Nam với địa chỉ: https://www.youtube.com/c/vietnamtourismmedia do Tổng cục du lịch Việt Nam thành lập đã chính thức đi vào hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá thông tin về du lịch Việt Nam cho du khách trong và ngoài nước. Nhưng hiệu quả và số lượt xem còn thấp, do có thể nhiều người chưa biết đến kênh thông tin này. Mặt khác, nội dung video còn khá đơn điệu không thu hút được người xem, chất lượng video chưa thực sự tốt. Hơn nữa, tại hôi thảo Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 16/4/2016, nhiều diễn giả tham gia đã có chung quan điểm là quảng bá du lịch Việt Nam chưa có điểm nhấn, chưa sâu và còn khá dàn chải. Quảng bá du lịch Việt Nam đang đưa quá nhiều thông điệp cho du khách. Nhiều hình ảnh, thông tin được đưa quá nhiều vào một video quảng bá du lịch. Như vậy, sự tò mò, hứng thú của du khách không được khơi gợi và họ sẽ không muốn đến Việt Nam để trải nghiệm. Chính những chính sách quảng bá không hiệu quả khiến cho hoạt động du lịch ở nước ta không được phát triển nhộn nhịp như ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực. Đứng trước thực trạng trên, trong năm 2016, Chính phủ Việt Nam nói chung, Bộ văn hóa-thể thao-du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp khắc phục đúng đắn, linh hoạt, nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch. Từ đó, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào du lịch thế giới. Cụ thể: Đầu năm 2016, Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế,chính trị, an ninh ASEAN và thỏa thuận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) chính thức có hiệu lực. Điều này đã mở ra cơ hội cho du lịch Việt Nam phát triển: các thủ tục cản trở việc đi lại giữa 10 nước ASEAN được gỡ bỏ giúp khách có thể tự do đi lại, luồng khách từ các nước ASEAN cũng tăng lên và quan trọng hơn là du khách sẽ có điều kiện trực tiếp trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Tiếp đến là sự kiện ngày 27/9/2016, Bộ văn hoá, thể thao và du lịch đã kí thỏa thuận với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) về việc thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam. Theo đó, VTV sẽ thực hiện chương trình chuyên sâu VTVTrip-du lịch cùng VTV. Chương trình sẽ đem đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị về các vùng miền của Việt Nam. Sự kiện này được coi là bước đột phá trong việc quảng bá du lịch. Bộ trưởng bộ văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận định: “Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng cao và hợp tác quốc tế sâu rộng. Do vậy, nếu chỉ một mình ngành Du lịch thì không thể làm được mà cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Sự tham gia của Đài Truyền hình Việt Nam đối với chiến dịch quảng bá du lịch sẽ góp phần giúp cho ngành Du lịch không còn là ngôi sao cô đơn nữa. Tôi tin chắc chắn rằng chương trình này sẽ thành công”. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực quảng bá du lịch nước nhà với bạn bè quốc tế thông qua các hình thức như: tham gia hội chợ quốc tế, tổ chức các festival,...Theo báo chí đăng tải, từ ngày 7-9/11/2016, Tổng cục du lịch cùng các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã tham gia Hội chợ du lịch thế giới được tổ chức tại thủ đô London, vương quốc Anh. Tại đây, gian hàng của Đoàn du lịch Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với quan khách, đối tác và du khách. Ngoài ra, Tổng cục du lịch đã ra mắt chính thức website xúc tiến du lịch mới nhất của du lịch Việt Nam (tại địa chỉ www.vietnamtourism.vn). Điểm khác biệt của website là tác giả các bài viết về điểm đến, sản phẩm dịch vụ của du lịch Việt Nam là blogger, nhiếp ảnh gia, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng. Từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn cho ngành du lịch nước ta.Hơn nữa, chúng ta tự hào khi khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort do tập đoàn Sun Group là chủ đầu tư và tập đoàn Intercontinental Hotels Group quản lý đã vượt qua nhiều đại diện danh giá trên toàn cầu để giành chiến thắng trong hạng mục cao nhất-Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới tại Gala chung kết World travel awards (2/12/2016, Maldives). Nhờ đó, du lịch Việt Nam đặc biệt là Đà Nẵng được nhiều du khách biết đến.Thông tin mới nhất từ Bộ văn hóa-thể thao-du lịch ngày 16/12/2016, bộ đang tiến hành sản xuất 2 bộ phim tài liệu nghệ thuật: “Phiên chợ vùng cao” và “Mũi Né-vùng biển thức” nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch Việt Nam. Cả hai bộ phim đều có độ dài 12 phút, phụ đề song ngữ Anh-Pháp và sẽ được trình chiếu tại tất cả các sự kiện quốc gia về điện ảnh và du lịch trong nước và quốc tế. Mục đích của việc sản xuất phim là muốn giới thiệu các danh lam thắng cảnh, văn hóa đắc sắc, đất nước, con người Việt Nam... với bạn bè quốc tế. Từ đó thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn, tăng doanh thu của ngành du lịch, ...Đẩy mạnh hơn nữa chính sách phát triển du lịch quốc gia, đặc biệt là chính sách quảng bá du lịch cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương trong nước. Hiệu quả của việc thực hiện chính sách này là tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên, văn hóa của mỗi vùng miền vào phát triển du lịch. Tổ chức nhiều hơn các cuộc thi thể thao,các hoạt động tại các điểm du lịch, các buổi triểm lãm tranh ảnh về điểm đến Việt Nam nhằm quảng bá danh lam thắng cảnh, đời sống văn hóa của Việt Nam với du khách tại các quốc gia khác. Quảng bá các điểm du lịch của Việt Nam thông qua các bộ phim, MV âm nhạc, lời ca tiếng hát, tác phẩm văn học...Bên cạnh đó, nước ta có thể tổ chức các buổi trình diễn ca nhạc, nghệ thuật dân gian như: múa rối nước, hát dân ca quan họ, ca trù, hát sẩm,...Thông qua đó, văn hóa dân gian đặc trưng của Việt Nam được nhiều du khách nước ngoài biết đến và tạo sức hút với họ. Phát động những chiến dịch du lịch mới lạ, độc đáo như: đưa du khách nước ngoài trực tiếp khám phá, trải nghiệm đời sống sinh hoạt và lao động hằng ngày của người dân tại một số địa phương ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Và điểm đặc biệt là chính những người dân sẽ trở thành hướng dẫn viên hướng dẫn trực tiếp du khách trong chuyến trải nghiệm đó. Xây dựng, quảng bá những tour du lịch Việt Nam với giá rẻ, chất lượng tour được đảm bảo và nhấn mạnh Việt Nam là một điểm đến an toàn đối với du khách.Khuyến khích các blogger, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam đăng tải những bài viết đánh giá về sản phẩm du lịch nước mình. Số lượt theo dõi sẽ rất đông và thông qua những bình luận của người xem chúng ta có thể khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Việt Nam. Hơn nữa, nước ta cần sản xuất và đăng tải các chương trình thực tế về trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt Nam để quảng bá ẩm thực đặc sắc của nước ta với du khách. Như vậy, có thể thấy phương tiện truyền thông là một trợ thủ đắc lực của du lịch trong việc thực hiện các chiến lược quảng bá sâu rộng. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng. Tính đến năm 2016, Việt Nam có 24 di sản thế giới được UNESCO vinh danh, 72 di tích quốc gia đặc biệt, 3300 di tích cấp quốc gia...Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng...Tuy nhiên, tiềm năng to lớn về du lịch chưa được nước ta khai thác tối đa và hiệu quả. Biểu hiện: Nhiều thắng cảnh đẹp, giá trị văn hóa ở một số tỉnh, thành phố chưa được nhiều người biết đến và không được địa phương chú trọng khai thác vào phát triển du lịch. Thậm chí nếu được đưa vào sử dụng để phát triển du lịch thì hoạt động tham quan, sự kiện ở nơi đó cũng không nhộn nhịp, không tạo được ấn tượng cho du khách và dễ bị lãng quên.Một dẫn chứng điển hình là dân ca quan họ ở quê tôi (Bắc Giang). Dân ca quan họ vốn là di sản văn hóa phi vật thể của xứ Kinh Bắc (bao gồm: Bắc Giang và Bắc Ninh). Nhưng hiện nay, nhiều người chủ yếu chỉ biết đến quan họ Bắc Ninh mà không hề biết Bắc Giang cũng có truyền thống hát quan họ. Nguyên nhân của vấn đề này là do chính quyền tỉnh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giá trị văn hóa này trong phát triển du lịch. Mặt khác, hát quan họ chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi, giới trẻ Bắc Giang không có sự kế thừa, tiếp nối và phát triển giá trị văn hóa truyền thống này. Vì vậy, dân ca quan họ của tỉnh dần bị lãng quên, chỉ còn được duy trì ở một số khu vực nông thôn nhỏ.Phát triển du lịch ở các điểm đến chưa có sự xâu chuỗi tốt với sản phẩm, dịch vụ du lịch nên chưa phát huy được hết thế mạnh và không tạo được nét đặc trưng, nội trội của mình.Việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch còn chưa hiệu quả, chưa chú trọng khai thác theo chiều sâu, phát triển bền vững. Công tác bảo tồn,quản lí di tích chưa tốt. Hậu quả là nhiều khu di tích dần mất đi vẻ đẹp ban đầu của nó và thay vào đó là những vết xước, dòng chữ viết trên bề mặt, tường của di tích do du khách để lại (tháp Hòa Phong, tháp Bút của Hà Nội,...). Nhiều tài nguyên du lịch bị khai thác một cách quá mức, không có kế hoạch, chiến lược lâu dài dẫn đến nguy cơ cạn kiệt, hủy hoại tài nguyên, nhất là những tài nguyên khó có thể khôi phục lại được: hang động, di tích lịch sử,... Ngoài ra, còn có các thực trạng khác:
Trả lời
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên Thế giới. Đối với Việt Nam, ngành du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc, góp phần vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan như: công nghiệp thực phẩm, giao thông vận tải, ngân hàng, viễn thông,...Theo Báo cáo thường niên Travel and Tourism Economic Impact 2016 Việt Nam (WTTC) của Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới công bố tháng 3/2016, du lịch Việt Nam đóng góp 6,6% GDP quốc gia. Với mức đóng góp như vậy, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Như vậy, có thể thấy ngành du lịch nước ta có xu hướng ngày càng phát triển và có vị thế cao hơn trên trường quốc tế.Tuy nhiên, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, sở hữu tài nguyên phong phú, độc đáo nhưng du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục và các vấn đề mới nảy sinh cần phải giải quyết. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói về 6 nỗi sợ của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam: nạn chặt chém, tình trạng ăn xin, ăn cắp vặt, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thảm họa nhà vệ sinh, giao thông tắc nghẽn. Đây chỉ là một số trong những tồn tại của du lịch Việt Nam mà chúng ta dễ thấy. Để thảo luận sâu hơn về vấn đề này, tôi xin đưa ra ý kiến của mình về một số tồn tại của du lịch Việt Nam dựa trên 3 nội dung: Chính sách quảng bá du lịch chưa hiệu quả và giải pháp khắc phục.Tài nguyên du lịch chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả và giải pháp khắc phục. Ảnh hưởng của văn hóa ứng xử của bộ phận người làm du lịch đến sự phát triển du lịch và đề xuất giải pháp.Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến văn hóa địa phương và giải pháp khắc phục.Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và giải pháp khắc phục.Với các giải pháp đề xuất trên, tôi hi vọng góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng thế mạnh của du lịch nước ta, thúc đẩy du lịch phát triển và đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Năm 2014, Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) xếp Việt Nam đứng thứ 16/184 quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch lâu dài. Việt Nam được biết đến là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khu di tích lịch sử-văn hóa cùng với phong tục tập quán đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của nước ta lại không phát triển nhộn nhịp như ở các nước phát triển, thậm chí là so với các nước đang phát triển trong khu vực. Nguyên nhân một phần là do chính sách quảng bá du lịch của nhà nước ta chưa thực sự hiệu quả.Trước tiên, nước ta còn chậm chạp, ngần ngại trong việc đề ra và triển khai thực hiện các chiến lược quảng bá du lịch hoặc thực hiện nhưng hiệu quả không cao. Trong khi đó, các nước cùng khu vực Đông Nam Á với nước ta, điển hình là Thái Lan lại rất nhanh nhạy, mạnh dạn phát triển du lịch. Trong điều kiện, hoàn cảnh tương đồng về lịch sử-văn hóa, việc xác định nét văn hóa đặc trưng là điều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Nói cách khác, định vị thương hiệu quốc gia là một trong những chiến lược phát triển du lịch lâu dài nhằm tạo nên điểm khác biệt hấp dẫn du khách. Trên Thế giới có nhiều quốc gia đã xây dựng được thương hiệu riêng cho du lịch nước mình, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, nước ta đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc quảng bá thương hiệu du lịch. Người dân Việt Nam có sự thân thiện rất lớn, luôn chào đón du khách bằng nụ cười tươi và sự nhiệt thành nên nước ta có ý tưởng đặt tên cho điểm đến Việt Nam là “Đất nước của nụ cười”. Nhưng với những đặc điểm văn hóa tương đồng, Thái Lan đã đi trước chúng ta, lấy khẩu hiệu quốc gia là “Land of smile”, tức mảnh đất của nụ cười. Mặt khác, trong một dịp đến thăm Việt Nam(năm 2007), Philip Kotlet-người được mệnh danh là “Huyền thoại marketing thế giới” và là “cha đẻ marketing hiện đại” khi được hỏi về sản phẩm đặc thù của Việt Nam, ông đã gợi ý định vị thương hiệu cho du lịch Việt Nam dựa vào lợi thế cạnh tranh quốc gia là “Bếp ăn của thế giới”. Với ý tưởng đó, nước ta đã tổ chức nhiều cuộc họp để thống nhất ý kiến, lấy ẩm thực làm mũi nhọn phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong khi chúng ta vẫn đang thảo luận với nhau về vấn đề này thì Thái Lan đã mạnh dạn đưa ra khẩu hiệu “Thailand kitchen of the world”. Như vậy, có thể thấy việc hoạch định và xúc tiến chiến lược quảng bá thương hiệu quốc gia của nước ta còn chậm chạp, do dự và chưa mạnh dạn.Bên cạnh đó, việc quảng bá du lịch thông qua các phương tiện truyền thông còn chưa thực sự hiệu quả và hiệu suất chưa cao. Từ tháng 12/2014, kênh quảng bá du lịch Việt Nam với địa chỉ: https://www.youtube.com/c/vietnamtourismmedia do Tổng cục du lịch Việt Nam thành lập đã chính thức đi vào hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá thông tin về du lịch Việt Nam cho du khách trong và ngoài nước. Nhưng hiệu quả và số lượt xem còn thấp, do có thể nhiều người chưa biết đến kênh thông tin này. Mặt khác, nội dung video còn khá đơn điệu không thu hút được người xem, chất lượng video chưa thực sự tốt. Hơn nữa, tại hôi thảo Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 16/4/2016, nhiều diễn giả tham gia đã có chung quan điểm là quảng bá du lịch Việt Nam chưa có điểm nhấn, chưa sâu và còn khá dàn chải. Quảng bá du lịch Việt Nam đang đưa quá nhiều thông điệp cho du khách. Nhiều hình ảnh, thông tin được đưa quá nhiều vào một video quảng bá du lịch. Như vậy, sự tò mò, hứng thú của du khách không được khơi gợi và họ sẽ không muốn đến Việt Nam để trải nghiệm. Chính những chính sách quảng bá không hiệu quả khiến cho hoạt động du lịch ở nước ta không được phát triển nhộn nhịp như ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực. Đứng trước thực trạng trên, trong năm 2016, Chính phủ Việt Nam nói chung, Bộ văn hóa-thể thao-du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp khắc phục đúng đắn, linh hoạt, nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch. Từ đó, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào du lịch thế giới. Cụ thể: Đầu năm 2016, Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế,chính trị, an ninh ASEAN và thỏa thuận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) chính thức có hiệu lực. Điều này đã mở ra cơ hội cho du lịch Việt Nam phát triển: các thủ tục cản trở việc đi lại giữa 10 nước ASEAN được gỡ bỏ giúp khách có thể tự do đi lại, luồng khách từ các nước ASEAN cũng tăng lên và quan trọng hơn là du khách sẽ có điều kiện trực tiếp trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Tiếp đến là sự kiện ngày 27/9/2016, Bộ văn hoá, thể thao và du lịch đã kí thỏa thuận với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) về việc thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam. Theo đó, VTV sẽ thực hiện chương trình chuyên sâu VTVTrip-du lịch cùng VTV. Chương trình sẽ đem đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị về các vùng miền của Việt Nam. Sự kiện này được coi là bước đột phá trong việc quảng bá du lịch. Bộ trưởng bộ văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận định: “Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng cao và hợp tác quốc tế sâu rộng. Do vậy, nếu chỉ một mình ngành Du lịch thì không thể làm được mà cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Sự tham gia của Đài Truyền hình Việt Nam đối với chiến dịch quảng bá du lịch sẽ góp phần giúp cho ngành Du lịch không còn là ngôi sao cô đơn nữa. Tôi tin chắc chắn rằng chương trình này sẽ thành công”. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực quảng bá du lịch nước nhà với bạn bè quốc tế thông qua các hình thức như: tham gia hội chợ quốc tế, tổ chức các festival,...Theo báo chí đăng tải, từ ngày 7-9/11/2016, Tổng cục du lịch cùng các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã tham gia Hội chợ du lịch thế giới được tổ chức tại thủ đô London, vương quốc Anh. Tại đây, gian hàng của Đoàn du lịch Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với quan khách, đối tác và du khách. Ngoài ra, Tổng cục du lịch đã ra mắt chính thức website xúc tiến du lịch mới nhất của du lịch Việt Nam (tại địa chỉ www.vietnamtourism.vn). Điểm khác biệt của website là tác giả các bài viết về điểm đến, sản phẩm dịch vụ của du lịch Việt Nam là blogger, nhiếp ảnh gia, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng. Từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn cho ngành du lịch nước ta.Hơn nữa, chúng ta tự hào khi khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort do tập đoàn Sun Group là chủ đầu tư và tập đoàn Intercontinental Hotels Group quản lý đã vượt qua nhiều đại diện danh giá trên toàn cầu để giành chiến thắng trong hạng mục cao nhất-Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới tại Gala chung kết World travel awards (2/12/2016, Maldives). Nhờ đó, du lịch Việt Nam đặc biệt là Đà Nẵng được nhiều du khách biết đến.Thông tin mới nhất từ Bộ văn hóa-thể thao-du lịch ngày 16/12/2016, bộ đang tiến hành sản xuất 2 bộ phim tài liệu nghệ thuật: “Phiên chợ vùng cao” và “Mũi Né-vùng biển thức” nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch Việt Nam. Cả hai bộ phim đều có độ dài 12 phút, phụ đề song ngữ Anh-Pháp và sẽ được trình chiếu tại tất cả các sự kiện quốc gia về điện ảnh và du lịch trong nước và quốc tế. Mục đích của việc sản xuất phim là muốn giới thiệu các danh lam thắng cảnh, văn hóa đắc sắc, đất nước, con người Việt Nam... với bạn bè quốc tế. Từ đó thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn, tăng doanh thu của ngành du lịch, ...Đẩy mạnh hơn nữa chính sách phát triển du lịch quốc gia, đặc biệt là chính sách quảng bá du lịch cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương trong nước. Hiệu quả của việc thực hiện chính sách này là tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên, văn hóa của mỗi vùng miền vào phát triển du lịch. Tổ chức nhiều hơn các cuộc thi thể thao,các hoạt động tại các điểm du lịch, các buổi triểm lãm tranh ảnh về điểm đến Việt Nam nhằm quảng bá danh lam thắng cảnh, đời sống văn hóa của Việt Nam với du khách tại các quốc gia khác. Quảng bá các điểm du lịch của Việt Nam thông qua các bộ phim, MV âm nhạc, lời ca tiếng hát, tác phẩm văn học...Bên cạnh đó, nước ta có thể tổ chức các buổi trình diễn ca nhạc, nghệ thuật dân gian như: múa rối nước, hát dân ca quan họ, ca trù, hát sẩm,...Thông qua đó, văn hóa dân gian đặc trưng của Việt Nam được nhiều du khách nước ngoài biết đến và tạo sức hút với họ. Phát động những chiến dịch du lịch mới lạ, độc đáo như: đưa du khách nước ngoài trực tiếp khám phá, trải nghiệm đời sống sinh hoạt và lao động hằng ngày của người dân tại một số địa phương ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Và điểm đặc biệt là chính những người dân sẽ trở thành hướng dẫn viên hướng dẫn trực tiếp du khách trong chuyến trải nghiệm đó. Xây dựng, quảng bá những tour du lịch Việt Nam với giá rẻ, chất lượng tour được đảm bảo và nhấn mạnh Việt Nam là một điểm đến an toàn đối với du khách.Khuyến khích các blogger, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam đăng tải những bài viết đánh giá về sản phẩm du lịch nước mình. Số lượt theo dõi sẽ rất đông và thông qua những bình luận của người xem chúng ta có thể khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Việt Nam. Hơn nữa, nước ta cần sản xuất và đăng tải các chương trình thực tế về trải nghiệm văn hóa ẩm thực Việt Nam để quảng bá ẩm thực đặc sắc của nước ta với du khách. Như vậy, có thể thấy phương tiện truyền thông là một trợ thủ đắc lực của du lịch trong việc thực hiện các chiến lược quảng bá sâu rộng. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng. Tính đến năm 2016, Việt Nam có 24 di sản thế giới được UNESCO vinh danh, 72 di tích quốc gia đặc biệt, 3300 di tích cấp quốc gia...Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng...Tuy nhiên, tiềm năng to lớn về du lịch chưa được nước ta khai thác tối đa và hiệu quả. Biểu hiện: Nhiều thắng cảnh đẹp, giá trị văn hóa ở một số tỉnh, thành phố chưa được nhiều người biết đến và không được địa phương chú trọng khai thác vào phát triển du lịch. Thậm chí nếu được đưa vào sử dụng để phát triển du lịch thì hoạt động tham quan, sự kiện ở nơi đó cũng không nhộn nhịp, không tạo được ấn tượng cho du khách và dễ bị lãng quên.Một dẫn chứng điển hình là dân ca quan họ ở quê tôi (Bắc Giang). Dân ca quan họ vốn là di sản văn hóa phi vật thể của xứ Kinh Bắc (bao gồm: Bắc Giang và Bắc Ninh). Nhưng hiện nay, nhiều người chủ yếu chỉ biết đến quan họ Bắc Ninh mà không hề biết Bắc Giang cũng có truyền thống hát quan họ. Nguyên nhân của vấn đề này là do chính quyền tỉnh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giá trị văn hóa này trong phát triển du lịch. Mặt khác, hát quan họ chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi, giới trẻ Bắc Giang không có sự kế thừa, tiếp nối và phát triển giá trị văn hóa truyền thống này. Vì vậy, dân ca quan họ của tỉnh dần bị lãng quên, chỉ còn được duy trì ở một số khu vực nông thôn nhỏ.Phát triển du lịch ở các điểm đến chưa có sự xâu chuỗi tốt với sản phẩm, dịch vụ du lịch nên chưa phát huy được hết thế mạnh và không tạo được nét đặc trưng, nội trội của mình.Việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch còn chưa hiệu quả, chưa chú trọng khai thác theo chiều sâu, phát triển bền vững. Công tác bảo tồn,quản lí di tích chưa tốt. Hậu quả là nhiều khu di tích dần mất đi vẻ đẹp ban đầu của nó và thay vào đó là những vết xước, dòng chữ viết trên bề mặt, tường của di tích do du khách để lại (tháp Hòa Phong, tháp Bút của Hà Nội,...). Nhiều tài nguyên du lịch bị khai thác một cách quá mức, không có kế hoạch, chiến lược lâu dài dẫn đến nguy cơ cạn kiệt, hủy hoại tài nguyên, nhất là những tài nguyên khó có thể khôi phục lại được: hang động, di tích lịch sử,... Ngoài ra, còn có các thực trạng khác: