Chết có phải là hết?

  1. Tâm linh

Mình có 1 người bạn đã có 1 lần cận tử bạn ấy nói nó như 1 giấc ngủ và không có giấc mơ vậy . Điều đó làm mình rất hoang mang nên mình đã đọc rất nhiều tài liệu về cái chết , sự sống sau cái chết ... và giờ mình đang bị đấu tranh tư tưởng rằng có hay không sự sống sau cái chết . Mọi người nghĩ cái chết sẽ như thế nào , nó có đáng sợ không , liệu có cuộc sống sau cái chết không ? Hãy để lại ý kiến ở dưới nhé

Từ khóa: 

tâm linh

Chết là hết, não bạn ngừng hoạt động thì chẳng còn gì nữa cả. Bạn của bạn nói đúng đấy, nó giống như bạn nằm xuống ngủ 1 giấc vĩnh viễn ko có ngày tỉnh lại nữa, và cũng chẳng có mơ mộng gì cả, vì giấc mơ của bạn cũng do hoạt động của não sinh ra thôi. Và cũng chẳng có cuộc sống nào sau cái chết cả.

Chết cũng chẳng đáng sợ lắm, ai mà chẳng phải chết, có ai tránh được đâu, quan trọng là khi sống bạn sống thế nào thôi. Bạn càng có nhiều nuối tiếc, nhiều thứ chưa hoàn thành thì cái chết với bạn càng đáng sợ thôi.

Trả lời

Chết là hết, não bạn ngừng hoạt động thì chẳng còn gì nữa cả. Bạn của bạn nói đúng đấy, nó giống như bạn nằm xuống ngủ 1 giấc vĩnh viễn ko có ngày tỉnh lại nữa, và cũng chẳng có mơ mộng gì cả, vì giấc mơ của bạn cũng do hoạt động của não sinh ra thôi. Và cũng chẳng có cuộc sống nào sau cái chết cả.

Chết cũng chẳng đáng sợ lắm, ai mà chẳng phải chết, có ai tránh được đâu, quan trọng là khi sống bạn sống thế nào thôi. Bạn càng có nhiều nuối tiếc, nhiều thứ chưa hoàn thành thì cái chết với bạn càng đáng sợ thôi.

Quan điểm chết có hết hay không phụ thuộc lớn vào niềm tin cá nhân của bạn. 
Trong Cựu ước (Thiên chúa giáo, Thánh kinh thủa đầu), không nói rõ cuộc sống trước hay sau khi chết, người ta tin rằng sau chết sẽ ở với tổ tiên hoặc xuống âm ti (khái niệm âm ti cũng khác nhau tùy nơi). Tới Tân ước, dựa vào đức tin của giáo dân với chúa mà có khái niệm lên thiên đường hay xuống địa ngục. Đi tiếp một chút nữa theo dòng thời gian thì xuất hiện quan điểm về chuộc tội, làm giảm mức độ của thiên đường vs địa ngục, kiểu dùng tiền để chuộc cũng được tính hoặc người nhà trả bằng việc thiện. Các đạo và nhánh đạo khác có chút khác biệt nhưng phần lớn là tương đồng như vậy.
Nói tới Phật giáo, không có quan điểm chết là hết, bởi vì khi nói chết là chết ở thể xác (tin vào vật chất), nhưng bởi vì có luân hồi nhân quả nên có thực sự chết không? Cũng như vậy, nếu tin vào linh hồn thì linh hồn đi từ thân xác này qua thân xác khác? Vậy là "ta" vẫn là "ta"? Phật giáo cũng k có quan điểm như vậy :). Để cụ thể hơn thì bạn tìm hiểu về "nghiệp lực" nha, mình không đủ khả năng để diễn giải.
Bản thân mình k thấy cái chết đáng sợ vì mình nghĩ sau khi chết cũng k nhớ được gì, k cảm được gì, đây đúng kiểu 1 loại đặc ân dành cho mỗi người phía cuối đời, nếu so sánh với cuộc sống ở thế giới hiện tại thì thế giới này đáng sợ hơn chứ? À mà thử để ý xem, mình nghĩ đôi khi nó giống 1 giấc ngủ mà không mơ ấy, tỉnh dậy k nhớ lúc ngủ trong đầu có nghĩ gì, nhắm mắt rồi mở mắt ra, lại là một ngày sống khác, nếu vậy mỗi ngày là một kiếp nhỉ? 🤭
Hiện tại cũng chưa ai chứng minh được là sau chết ta thành này thành kia, ta được đi đây đi đó vậy nên mình cũng tin rằng k ai đủ quyền để bác bỏ những niềm tin trên (của các Đạo giáo), chứng minh sai k được, chứng minh đúng k được, bởi vậy giữa đống niềm tin đó mình mới bảo phụ thuộc lớn vào niềm tin cá nhân của bạn. 
 
Mình không theo đạo nên có thể còn có ý sai sót, các bạn góp ý nhẹ nhàng nha :)

Mỗi người có một trải nghiệm riêng về sự sinh ra và chết đi nên bạn cũng không nên quá bị ám ảnh bởi cái chết. Bạn có nghĩ về nó bao nhiêu mà chưa trải qua nó thì có ích gì đâu. Lúc bạn nghĩ về cái chết, cuộc sống sau khi chết thì bạn vẫn đang sống và lãng phí thời gian sống của mình. Nếu bạn nói rằng nghĩ về đời sống sau chết để chuẩn bị cho thật tốt thì cũng rất vô lý vì cái bạn hình dung chỉ đơn giản là suy nghĩ chủ quan và nó khác xa với sự thật tuyệt đối. Việc tốt nhất chúng ta có thể làm được là sống hết mình ở ngay tại thời điểm hiện tại này.

Hãy lắng nghe lời khuyên từ Bậc giác ngộ trong trích đoạn bản "Kinh người biết sống một mình", từ đó biết đặt tâm mình đúng chỗ thay vì lo lắng cho những trải nghiệm không thực:

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giờ phút hiện tại

Kẻ thức giả an trú

Vững chãi và thảnh thơi

Phải tinh tiến hôm nay

Kẻo ngày mai không kịp

Cái chết đến bất ngờ

Không thể nào mặc cả.

BẠN CHƯA CHẾT THÌ TẠI SAO BIẾT CHẾT LÀ HẾT?
Trong khi đó có nhiều bằng cớ chứng minh sau sự chết thân thể này vẫn còn:
Ngôn ngữ Việt Nam chứng minh: Bạn là người Việt Nam nên chắc chắn bạn đã từng nghe và cũng từng nói những từ ngữ: Từ trần, Qua đời, Băng hà, Đi rồi,… khi nói một người chết.
Từ trần là gì? Là từ giã cõi này để đi đâu đó. Vậy là chết rồi vẫn còn đi tiếp.
Qua đời là gì? Là qua đời này đến một đời khác. Vậy là cò một đời nữa.
Băng hà là gì? Là đi qua một dòng sông. Đây là từ ngữ dùng cho một vị vua, hàm ý qua sông để đến một chổ mới. Vậy là chết vẫn còn, dù đó là một ông vua.
Đi rồi là gì? Người Việt Nam nào cũng biết lời đó báo tin người thân đã chết, đi đâu đó.
Bạn tưởng tượng nếu chết là hết thì thế giới này sẽ chắc chắn không còn từ ngữ CÔNG BÌNH nữa, vì những sự bất công sẽ không làm sao giải quyết. Ví dụ một người làm việc tốt, việc thiện, nhưng chết đi không ai biết thì bất công quá. Một người bị chết oan, nếu chết là hết thì ai sẽ binh vực cho họ? Kẻ làm ác, tham ô, chết là hết thì kẻ đó sẽ làm ác thỏa thích vì chết là hết.
Chắc chắn chết rồi phải còn, bởi đó khiến người làm lành tiếp tục làm dù đời này không ai biết, nhưng người làm lành hi vọng đời sau; kẻ ác sẽ sợ mà bớt ác đi vì biết rằng đời này không bị phạt nhưng đời sau không thoát nổi
Mình nghĩ nhiều người cũng có cùng thắc mắc như bạn đó, ví dụ mình chả hạn :))
Thi thoảng mình hay bị cuốn vào dòng suy tưởng, nếu mình chết thì liệu linh hồn có bay lên như trên phim? Chết rồi mình sẽ đi đâu tiếp nữa hay tiêu tan như làn khói? Liệu có một thế giới nào đó khác, nơi mà mình thuộc về? Người ta bảo trước khi chết não sẽ tua lại toàn bộ những ký ức ấn tượng nhất của cuộc đời trong 30 giây (?) vậy thì mình rất tò mò ký ức 30 giây đó sẽ là gì :)) mình từng rất sợ chết vì mình đã sống mà chẳng giống đang sống, nhưng bây giờ mình hết sợ rồi và đã chuẩn bị sẵn hành trang cho chuyến đi xa bất cứ lúc nào. Không còn quá nhiều điều để hối tiếc, cũng không còn quá nhiều lo lắng hay bận tâm. Lúc này mình lại có một niềm tin rằng chết là cánh cửa để bước sang một thế giới khác, một cuộc đời khác, maybe :))
Nên là, cứ sống thôi, không cần nghĩ ngợi gì nhiều. Sống hay chết cũng đều là bước chân trên 1 hành trình khám phá thôi mà. 

Chết tất nhiên là đáng sợ nên mình chẳng bao giờ dám nghĩ đến nó, đối với mình chết là hết thôi

Sống hôm nay, biết hôm nay thui bác :)))))))) Chết rồi ai biết sẽ thế nào nên để ý làm gì cho mệt đầu óc

Từ ngữ ở đây là sai nhé. Cặp nhị nguyên sống - chết đã làm chúng ta hiểu sai đi vấn đề. Ví dụ bạn sinh ngày 20/10/1993 thì trước lúc đó bạn là bào thai, trước khi là bào thai bạn là tinh trùng và trứng, vậy trước khi là những cái đó thì bạn là gì ? Cho nên trong Phật học có đưa ra quan điểm vốn k có sống chết, việc chết hay kết thúc hình thức sống a, chuyển qua b, chính là bước ngoặt cần có để bạn chuyển đổi sự tồn tại dưới hình thức khác, dựa theo nhân duyên bạn đã tạo tác ra. Cần để biết rõ giúp cho cuộc sống đi đúng hướng. Tránh rơi vào những khái niệm mông lung k cần thiết. Thực ra thể xác của bạn là do nhân duyên tạo thành , khi bạn chết thì thể xác do nhân duyên mà tan rã , cái biết của bạn luôn tồn tại chờ đợi đủ nhân duyên cho sự tiếp nối tiếp theo 

chết là hết hay không phai là hết

Loài người được coi là Chúa tể của muôn loài nhưng lại ko thể tránh khỏi sự chết
Vậy Sự chết đầu tiên có ở đâu ?
Ở đâu có vấn đề ở đó có lời đáp
Nếu biết được sự chết loài người đầu tiên có ở đâu thì sự sống đời đời cũng sẽ có ở đó 
Muốn bt ib mình