"Cheems và Trịnh"?

  1. Văn hóa

  2. Phim ảnh

  3. Âm nhạc

Lưu ý: Mình xin từ chối bàn về thái độ chính trị của các nhân vật trong phim.

Để nói ngắn gọn nhất về phim “Em và Trịnh” thì khá là khó, nếu phủ nhận hoàn toàn những cái “hay” của bộ phim thì khá là không công bằng, nhưng vì một số cái “hay” mà quên đi cái dở của nó thì lại không được (vì cơ bản là cái dở nó nhiều lắm). Nó nửa nạc nửa mỡ, mình sẽ tạm nói là vậy.

https://cdn.noron.vn/2022/06/26/28856921411584897148841647639681637242193189n-1656262331.jpg

Trước tiên thì mình sẽ vào 2 phần mà mình thấy rất đáng được khen: hình ảnh và âm nhạc. Về hình ảnh, mình khá là ấn tượng về cách người ta phối màu trong phim, khác với những bộ phim Việt Nam với tông màu vàng của bệnh gan, phim “Em và Trịnh” (gọi tắt là EvT) sử dụng tông ấm một cách vừa phải, đôi khi có những cảnh có tông màu mát, ví dụ như cảnh núi rừng ở Đà Lạt, hoặc một số cảnh ở nhà của Trịnh Công Sơn (TCS) lúc về già, tạo cảm giác mát mẻ và hiện đại chứ không bị rập khuôn theo kiểu “phim cũ thì phải vàng khè”. Những màu sắc trong bảng màu của mỗi cảnh quay thì không bị “chỏi nhau”, khiến cho chúng ta không bị khó chịu. Nói chung, về mặt hình ảnh thì làm khá tốt, trừ một số phân đoạn nhỏ, đặc biệt là đoạn sau khi mẹ của ông TCS mất. Đoạn này phim đáng ra tạo ra cảm xúc buồn in sâu vào tâm trí khán giả, khiến họ đồng cảm với nhân vật, nhưng ngoài cảnh quay TCS và Michiko mặc đồ đen với gam màu tối khoảng vài phút, ôm nhau khóc vài giây, thì đoạn phim sau đó (lúc nhân vật bước xuống cầu thang để ăn bún bò do Michiko nấu) thì đập vào mắt mình là bức tường với 2 màu xanh lam và vàng sáng cùng với tông màu ấm, gam màu sáng và thậm chí có cả hiệu ứng ánh nắng chói chang, tạo nên một bầu không khí mà theo ý kiến cá nhân của mình là hơi bị “vui quá”, không hề hợp với cảm xúc của đoạn phim đó, khi mà TCS vẫn còn nhớ về mẹ và vẫn buồn vì mẹ mất, cảm giác là 2 đoạn phim này nó hơi đá nhau và cảm xúc của cảnh phim hơi đường đột. Ngoài ra thì cảnh đi ngang chợ Bến Thành ở Sài Gòn trước năm 1975 nhưng mà lại có bảng quảng cáo bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh thì nó hơi sai.

Về mặt âm nhạc, nhạc sĩ Đức Trí, với cương vị là giám đốc âm nhạc, đã làm quá tốt, những bản nhạc Trịnh được làm mới và hiện đại hơn, nhưng không phải vì hiện đại mà đánh mất tính chất của những bản nhạc đó. Một trong những phần phải nói đến đó là những đoạn nhạc không lời ở background đã được phối lại theo kiểu hòa tấu, những cảnh nhẹ nhàng, tình cảm thì đoạn nhạc sẽ chơi theo kiểu du dương, còn những đoạn có cảnh quay rộng thì bản phối sẽ hơi “kịch tính” hơn để góp phần làm nổi bật độ hùng vĩ của cảnh đẹp (ví dụ như bản phối “Tuổi Đời Mênh Mông” ở phân đoạn nhạc sĩ cùng Michiko ngồi ô tô để lên Đà Lạt). Về phần nhạc được trình bày bởi các diễn viên thì thú thật là mình chỉ khen được mỗi Bùi Lan Hương, à cái đó thì là đương nhiên, vì Bùi Lan Hương là một ca sĩ chuyên nghiệp, và là một ca sĩ giỏi, còn những diễn viên khác thì họ là… diễn viên, nên hát không được quá hay là bình thường, nên mình sẽ không khen nhưng cũng không chê, trừ Avin Lu và Hoàng Yến Chibi, sẽ nói trong phần sau. Tuy vẫn có những điểm hạn chế nhưng cá nhân mình thấy phần hình ảnh và âm thanh của hai bộ phận được chỉ đạo bởi bác Nguyễn Vinh Phúc và nhạc sĩ Đức Trí đã làm quá sức tốt, cái này thì phải dành lời khen cho ekip và hai bác.

Ngoài hình ảnh và âm nhạc thì diễn xuất của một số diễn viên từ ổn đến rất tốt, và đúng nghĩa là nổi bật, nhưng chỉ là số ít trong cái phim này thôi. Bác Trần Lực, ca sĩ Bùi Lan Hương và Hoàng Hà, lưu ý, mình sẽ không nói về phần kịch bản. Bác Trần Lực đã diễn khá là tròn vai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cảm xúc của bác ở những đoạn vui nó sẽ ra vui (đoạn mở tiệc với bạn), đoạn buồn nó sẽ ra buồn (đoạn mẹ của TCS qua đời), đoạn suy tư sẽ ra suy tư, theo ý kiến riêng của mình, nếu các bạn thấy một điểm nào đó không ổn trong diễn xuất của bác thì đó là do kịch bản và đạo diễn. Bùi Lan Hương, dù là một ca sĩ nhưng cô vẫn đóng một cách rất thật, những đoạn thể hiện tình cảm vừa chất, vừa đáng yêu, những đoạn thể hiện sự khắc khổ (đoạn TCS trở về Đà Lạt và thấy Lệ Mai đang chăm con) cũng khá là đạt. Về phần Hoàng Hà thì chị đã đóng khá ổn vai một Dao Ánh hồn nhiên, tính tình hơi trẻ con, hay ghen, kể cả những đoạn tình cảm thì chị làm rất tốt và hầu như lần nào Dao Ánh xuất hiện thì mình cũng phải tấm tắc, nhưng mà có một điểm trừ là ở đoạn đầu, khi mới vừa gặp Trịnh Công Sơn và diễn nét e thẹn thì ánh mắt hơi đơ chút xíu, nhưng mà có thể bỏ qua được vì phận còn lại chị làm rất ổn rồi.

Giờ đến phần chê, phần này sẽ dài hơn phần khen. Có 3 điểm chính mà mình muốn chê sau khi xem phim: diễn xuất, kịch bản và khâu casting. Diễn xuất thì phải nhắc đến diễn viên chính: Avin Lu. Mình không hiểu vì sao mà vai một nhạc sĩ có nhiều suy tư, trải đời - là một thầy giáo, là một người anh cả phải lo toan cho gia đình từ khi cha mất, một người nghiêm túc đến nỗi khi Khánh Ly níu tay ông vì sợ và ông đã la bà rằng “bỏ tay ra và đứng hát cho nghiêm chỉnh” - lại được giao cho một diễn viên nhìn non choẹt (dù đã hóa trang), diễn non choẹt và hát cũng non choẹt như thế. Avin Lu diễn rất đơ! Đối nghịch với một Trịnh Công Sơn già đầy suy tư, cảm xúc nào ra cảm xúc đó do bác Trần Lực thể hiện, TCS của Avin Lu như kiểu vừa đi vừa suy nghĩ vẩn vơ kiểu “hôm nay ăn gì đây ta” vậy, không có cảm xúc nào ra cảm xúc nào, nét diễn quá non, non như vậy làm gì có chuyện nghĩ về thân phận con người, nghĩ về chiến tranh, nghĩ về triết lý tình yêu được, và ảnh mắt của ổng hơi biến thái nữa, nhưng mà cái này do nhiều yếu tố chứ không chỉ do khả năng diễn xuất (nhưng mà khả năng góp phần hơi nhiều trong sự biến thái này). Và một cái nữa là giọng Avin Lu thều thào vãi linh hồn, anh ấy đã thuyết phục được mình rằng Cô-vít đã xuất hiện từ hồi năm một nghìn chín trăm thời đấy. Kế đến là vai Bích Diễm của Lan Thy, mình biết ý đồ của đạo diễn là muốn xây dựng một Lan Thy e thẹn, ngược với Dao Ánh, nhưng mà cái e thẹn này nó lạ lắm, xin lỗi nếu chị Lan Thy có đọc được dòng này, và cũng xin lỗi nếu cái đó là lỗi của kịch bản chứ ko phải do chị nhưng mà vai Diễm giống một người có vấn đề về giao tiếp hơn là một người bình thường có tính cách e thẹn (không có ý xúc phạm ai). Vai Michiko của Akari thì mình chẳng biết nên khen hay chê, thật sự, vì có những lúc vai Michiko làm những thứ khá lố, nhưng mà một số lúc khác thì thể hiện tình cảm ở mức khá ổn (đoạn bỏ đi khỏi đám cưới và lên máy bay), nửa nạc nửa mở, bất nhất, chắc là do kịch bản.

Nói chung thì dù diễn viên diễn tốt đến đâu thì nhân vật trong phim của họ cũng bị ố dề vì phần kịch bản củ chuối được chắp bút bởi “thiên tài” Bình Bồng Bột và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, chúa tể bóp méo, ông hoàng nguyên tác, vị thần của dân trí cao. Theo đại chúng, Trịnh Công Sơn được đánh giá là một người lãng mạn, đa tình, suy tư và khá trải đời… nhưng mà cái kịch bản này biến TCS trẻ thành một thằng biến thái chuyên đi rình mò gái, một đứa trap boy nhớ về người khác khi đang ôm người này, rồi bất nghĩa khi biết bạn mình mất tích trong thời chiến mà lại chỉ để ý đến lá thư của gái phía sau, còn TCS già thì thành một con trâu già thích gặm cỏ non, một người vô duyên đến mức mời người ta uống một trái dừa đang uống dở và dắt người tình cũ về nhà trước mặt vợ sắp cưới và còn chưng một cái chậu hoa to đùng tượng trưng cho người tình cũ ngay trong nhà khi có vợ sắp cưới cùng chung sống. Cái quái gì ở đây vậy??? Tôi mà là cụ Trịnh thì tôi đấm cho mấy nhát. Rồi Khánh Ly, từ một danh ca trở thành một đứa tiểu tam không hơn không kém, ôm người ta khi biết người ta đã có người yêu, trong khi chính Khánh Ly đã từng nói với truyền thông đại chúng rằng bà coi Trịnh Công Sơn là một người anh, người thầy. Dù chuyện Khánh Ly có tình cảm với ông ngoài đời thật hay không thì khi mà bà đã không muốn nói, tức là đừng có dựng phim về chuyện đó nếu nó không ảnh hưởng quá nhiều đến câu chuyện muốn truyền tải, nếu muốn dựng thì làm ơn hãy được sự cho phép, chứ dựng kiểu đấy thì vô duyên b* m*. Rồi vai mẹ của TCS thì dựng cực kỳ xã giao đối với TCS dù đó là hai mẹ con, mình coi phim mà cứ tưởng là hai cô cháu họ hàng xa lâu lâu mới gặp vì nó quá xa cách. Đám bạn thì mờ nhạt dù cách thể hiện quá lố, cuối cùng biến mất tăm, không để lại ý nghĩa gì, tương tự với đám em của nhạc sĩ, với 2 nhóm này thì mình có cảm giác như được tạo ra để chiếm spotlight nhưng ý nghĩa xuất hiện thì tệ hơn cả nhân vật phụ của tuyến nhân vật phụ. Nói chung là khi xem xong thì mình cay phần kịch bản thực sự, nó làm những diễn viên tốt thành tệ và những diễn viên tệ thành tệ hơn. Logic của phim thì nó cực kỳ vô lý, ông Đốc Khánh ban đầu đuổi TCS như đuổi tà, sau thì lại bảo là “nếu anh ta yêu con thì phải dẫn cha mẹ đến hỏi cưới chứ”, rồi khi TCS trốn quân dịch, thay vì hỏi về chuyện trốn quân dịch thì lính Việt Nam Cộng Hòa lại hỏi vì sao anh lại viết bài ca ngợi hòa bình mà không hề nhắc gì đến vụ trốn quân dịch, nói chung là nhiều sạn, nếu như một bộ phim Việt bình thường là một tô cơm trắng có nhiều sạn thì EvT là một tô sạn dính vài hột cơm. Ngoài ra thì phim nó còn có vấn đề ở chỗ chèn phim tài liệu nói tiếng Anh vào một số đoạn của phim. Ý mình là, nhiều phim lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sử cũng làm thế, nhưng mà những đoạn cắt cảnh cực kỳ thô, nối thêm vào một đống phim tài liệu nó cực kỳ chắp vá, lạc quẻ và chẳng ăn nhập gì nhau, tự nhiên TCS đang ngồi trên xe, bom rơi đạn lạc ghép phía sau, âm thành đùng đùng đủ bass, mid, treb, màu sắc có độ bão hòa cao, tương phản cao, rất khí thế và tạo nên cảm giác nguy hiểm, gây xúc động, xong chuyển qua phim tài liệu nói tiếng Anh với chất lượng “full HD”, âm thanh theo chất lượng ghi hình hồi đó, màu nhợt nhạt, mờ mịt, rồi chuyển lại cảnh phim TCS, cảm xúc của người xem như kiểu đang đọc ngôn tình thì lật ra có bài Hóa ở trang kế tiếp, rồi chưa giải xong bài Hóa thì nó vào lại ngôn tình, mood của khán giả bị nhồi lên nhồi xuống như cục bột làm bánh bao. Thà rằng chèn phim tài liệu thì đừng để nó ngắt mạch, hoặc nếu có 60 tỷ thì dựng lại hẳn luôn cho nó hào hùng, nhá!

Casting, vụ này mới hay! Thứ nhất, cái này ai cũng nói và ai cũng thắc mắc: vì sao không tuyển diễn viên người Huế đóng hoặc lồng giọng Huế? Có thể một vài bạn bảo “úi zời, cái vụ giọng Huế chỉ có người Huế hiểu chứ miền khác không ai quan tâm đâu”, nhưng mà thực sự là giọng Huế trong phim tệ đến mức nó lên báo luôn đấy ạ, hôm đi coi phim thì mình còn đi coi cùng hai người bạn gồm một ông anh người Nghệ An và một bà chị người Bình ĐỊnh, cứ mỗi câu nói trong phim thốt lên thì một trong hai người đấy sẽ cười, hoặc cả hai, vì nó… nghe buồn cười thật. Bác Trần Lực, dù vai diễn rất chỉn chu, nhưng mà vì giả giọng nên là những phân đoạn cảm xúc sẽ biến thành gây cười nếu bác vô tính nói chữ gì đấy chưa đúng, cái này thì không trách bác được mà phải trách méo hàm bộ phận casting. Vai mẹ của Trịnh Công Sơn cũng vậy, trong đoạn gửi thư về việc nhà giáo Ngô Kha mất tích thì cái chữ “mật tịch” phát ra rất buồn cười, xin lỗi nhưng mình đã lỡ cười vào khúc dảk dảk bủh bủh lmao lmao đó. Chửi cha không bằng pha tiếng, mà pha tiếng này lại còn tệ nữa cơ, nên mong nếu có lần sau thì bộ phận casting nên casting người Huế hoặc yêu cầu đạo diễn cho lồng tiếng. Kế đến là nhân vật Hồng Nhung, mình không hiểu vì sao người ta lại cast một ca sĩ với giọng nữ cao, có hơi hướng baby voice và kỹ thuật không quá cao để diễn vai một ca sĩ nữ trung với trình độ quá cao như vậy, dù hồi đấy, Hồng Nhung vẫn chưa được xem là một diva đối với một số người, nhưng mà làm gì có Hồng Nhung nào hát vừa chói, vừa chua như vậy? Chưa kể không biết là đạo diễn ép hay Hoàng Yến Chibi tự làm nhưng mà chị ấy lại bắt chước cách hát của Hồng Nhung, kết quả là một bản nhạc nghe như đấm vào tai ngay cuối phim dù Hoàng Yến Chibi hát không hề tệ, mình khá là ghiền bài “Yêu Thầm” của chị kết hợp với tlinh, nhưng mà xin lỗi chị, vụ này thì em không bênh nổi vì nó quá tệ, và đây thì theo mình không phải lỗi của chị Yến, là do bên casting.

Nói chung là phim thì có điểm khen với có điểm chê, nhưng mà chê thì nhiều vãi, mà chê đúng vào cái một bộ phim cần có nữa, giống như một cái bánh gato trang trí thật đẹp nhưng mà thay vì sữa, người ta dùng mắm tôm để nhào bột ấy. Nếu như các bạn muốn đi xem một MV ca nhạc chất lượng, hãy mở YouTube, còn nếu các bạn muốn đi xem một bộ phim hay, hãy mở Netflix, Disney+ hoặc cùng lắm là zzzphimmoi, đừng coi “Em và Trịnh” vì những sự cố gắng của bộ phận âm nhạc, bộ phận hình ảnh và một số diễn viên đều đã bị đạp đổ bởi vị biên kịch tài ba, vị đạo diễn đáng kính và những diễn viên xuất chúng khác. Nếu đi coi với một tâm thế là coi cho biết, coi xuề xòa, ủng hộ phim Việt thì mình sẽ cho đâu đó tầm 5.5/10 điểm, trong đó thì 2.5 cho âm nhạc và 2.5 cho hình ảnh, còn 0.5 còn lại cho bác Trần Lực, ca sĩ Bùi Lan Hương và diễn viên Hoàng Hà (nhưng như vậy không có nghĩa là mình phủ nhận gần hết những vai khác, chỉ là họ xuất hiện quá ít và không đủ rõ ràng để mình đánh giá). Còn nếu đi coi khắt khe và soi đủ các thứ thì mình sẽ không đánh giá theo điểm mà cho phim này ở mức “RÁC”, âm thanh, hình ảnh và các diễn viên giỏi không cứu nổi đâu.

Từ khóa: 

em và trịnh

,

trịnh công sơn

,

bình bồng bột

,

phan gia nhật linh

,

review

,

văn hóa

,

phim ảnh

,

âm nhạc

Review có tâm thật. Đọc từ đầu đến đuôi có thể thấy sự phê pha của bác sau khi xem phim. Có điều, tui thắc mắc xíu xiu về tiêu đề "Cheems và Trịnh".

Trả lời

Review có tâm thật. Đọc từ đầu đến đuôi có thể thấy sự phê pha của bác sau khi xem phim. Có điều, tui thắc mắc xíu xiu về tiêu đề "Cheems và Trịnh".

=))))))))) Đọc mà còn thú vị đến dòng cuối cùng luôn ấy anh, rì viu có tâm thật 😂

"Tông màu vàng của bệnh gan", ủa có tông màu với tên gọi này hả? Btw, bác rì viu đọc cuốn quá. Nhưng nó còn cuốn hơn nếu làm hẳn 1 video rì viu cũng với nét biểu cảm chán trường của khuôn mặt:)))

Phim này trên PP bị chê tơi tả, làm hẳn 1 video để chê từ đầu đến cuối, tệ phải nói là phim quá tệ, đạo diễn có trình độ chuyên môn quá kém.

Reiview tận tâm quá, đây hình như là phim "Các em và Trịnh" phải không bạn?