Chế độ sách giáo khoa của Nhật Bản dưới thời Minh Trị ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chế độ sách giáo khoa kiểm định検定教科書制: các nhà xuất bản tư nhân được tham gia biên soạn SGK và đăng kí kiểm định với Bộ giáo dục. - Chế độ sách giáo khoa quốc định国定教科書制 : cả nước dùng chung một bộ sách giáo khoa do nhà nước biên soạn, phát hành. Vào đầu thời Minh Trị khi Nhật Bản đẩy mạnh công cuộc “văn minh khai hóa”, việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa là tự do. Trong giai đoạn này rất nhiều cuốn sách do Fukuzawa Yukichi đã được sử dụng trong các trường cả công và tư như là sách giáo khoa. Tuy nhiên về sau cùng với sự tập quyền ngày càng mạnh của chính phủ Minh Trị, mức độ tự do đối với sách giáo khoa giảm dần. Kết quả là năm 1880, chính phủ công bố danh mục các cuốn sách bị cấm sử dụng như là sách giáo khoa trong đó có cả sách của Fukuzawa Yukichi. Đến năm 1881, chế độ báo cáo sách giáo khoa được thực thi. Các trường học có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan quản lý sách giáo khoa những cuốn mình đang sử dụng. Năm 1883, chính phủ thực thi chế độ cấp phép cho sách giáo khoa. Các trường muốn sử dụng cuốn sách giáo khoa nào phải xin phép. Năm 1886 chế độ kiểm định sách giáo khoa検定制度 chính thức bắt đầu. Chế độ kiểm định sách giáo khoa hiện tại gây ra nhiều tranh cãi đặc biệt là việc kiểm định các sách giáo khoa lịch sử với những nội dung liên quan đến tội ác của quân Nhật trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai ở Okinawa và các nước châu Á khác. Thêm vào đó, năm 1902 xảy ra sự kiện “vụ án sách giáo khoa”, những người của công ty xuất bản sách giáo khoa hối lộ những người có trách nhiệm lựa chọn sách giáo khoa ở trường học. Vụ án xuất phát từ việc Yamada Teizaburo, chủ một công ty sách giáo khoa và cũng nguyên là hiệu trưởng trường sư phạm Ibaraki bỏ quên cuốn sổ tay trong đó có những đoạn ghi chép về việc hối lộ trên tàu khiến cho mọi việc bại lộ. Do đó hầu hết sách giáo khoa không thể sử dụng, việc chứng thực chế độ kiểm định sách giáo khoa trở nên khó khăn. Tháng 1/1903 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Kikuchi Dairoku菊池大麓(1855-1917) quyết tâm thực hiện chế độ sách giáo khoa quốc định 国定教科書制, sau khi trải qua tham vấn của hội đồng kín và nội các đã chỉnh sửa luật trường tiểu học. Sau đó Bộ giáo dục đã cho thi hành quốc định hóa sách giáo khoa bắt đầu là lịch sử Nhật Bản, địa lý, quốc ngữ, đạo đức. Đặc biệt quy định học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 sẽ học sách giáo khoa Lịch sử Nhật Bản cho tiểu học 小学日本歴史 tập 1,2. Bốn loại sách giáo khoa này có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa và tư tưởng của người dân, hơn nữa còn phụ trách truyền ý thức hệ Thiên Hoàng.
Trả lời
Chế độ sách giáo khoa kiểm định検定教科書制: các nhà xuất bản tư nhân được tham gia biên soạn SGK và đăng kí kiểm định với Bộ giáo dục. - Chế độ sách giáo khoa quốc định国定教科書制 : cả nước dùng chung một bộ sách giáo khoa do nhà nước biên soạn, phát hành. Vào đầu thời Minh Trị khi Nhật Bản đẩy mạnh công cuộc “văn minh khai hóa”, việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa là tự do. Trong giai đoạn này rất nhiều cuốn sách do Fukuzawa Yukichi đã được sử dụng trong các trường cả công và tư như là sách giáo khoa. Tuy nhiên về sau cùng với sự tập quyền ngày càng mạnh của chính phủ Minh Trị, mức độ tự do đối với sách giáo khoa giảm dần. Kết quả là năm 1880, chính phủ công bố danh mục các cuốn sách bị cấm sử dụng như là sách giáo khoa trong đó có cả sách của Fukuzawa Yukichi. Đến năm 1881, chế độ báo cáo sách giáo khoa được thực thi. Các trường học có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan quản lý sách giáo khoa những cuốn mình đang sử dụng. Năm 1883, chính phủ thực thi chế độ cấp phép cho sách giáo khoa. Các trường muốn sử dụng cuốn sách giáo khoa nào phải xin phép. Năm 1886 chế độ kiểm định sách giáo khoa検定制度 chính thức bắt đầu. Chế độ kiểm định sách giáo khoa hiện tại gây ra nhiều tranh cãi đặc biệt là việc kiểm định các sách giáo khoa lịch sử với những nội dung liên quan đến tội ác của quân Nhật trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai ở Okinawa và các nước châu Á khác. Thêm vào đó, năm 1902 xảy ra sự kiện “vụ án sách giáo khoa”, những người của công ty xuất bản sách giáo khoa hối lộ những người có trách nhiệm lựa chọn sách giáo khoa ở trường học. Vụ án xuất phát từ việc Yamada Teizaburo, chủ một công ty sách giáo khoa và cũng nguyên là hiệu trưởng trường sư phạm Ibaraki bỏ quên cuốn sổ tay trong đó có những đoạn ghi chép về việc hối lộ trên tàu khiến cho mọi việc bại lộ. Do đó hầu hết sách giáo khoa không thể sử dụng, việc chứng thực chế độ kiểm định sách giáo khoa trở nên khó khăn. Tháng 1/1903 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Kikuchi Dairoku菊池大麓(1855-1917) quyết tâm thực hiện chế độ sách giáo khoa quốc định 国定教科書制, sau khi trải qua tham vấn của hội đồng kín và nội các đã chỉnh sửa luật trường tiểu học. Sau đó Bộ giáo dục đã cho thi hành quốc định hóa sách giáo khoa bắt đầu là lịch sử Nhật Bản, địa lý, quốc ngữ, đạo đức. Đặc biệt quy định học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 sẽ học sách giáo khoa Lịch sử Nhật Bản cho tiểu học 小学日本歴史 tập 1,2. Bốn loại sách giáo khoa này có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa và tư tưởng của người dân, hơn nữa còn phụ trách truyền ý thức hệ Thiên Hoàng.