Chân dung nghề nghiệp: Tập 2 - Learning and Developement Specialist

  1. Hướng nghiệp

Tập 2 của series Chân Dung Nghề Nghiệp là về nghề Learning and Development - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để bài viết này được hoàn thành Adele xin cảm ơn sự trợ hỗ trợ của anh Bùi Duy Thành - Learning and Development Specialist tại Đại Việt Group, Former Training Specialist tại Samsung Việt Nam. Cảm ơn anh Thành đã dành thời gian phỏng vấn cùng

Adele Doan Blog
để chia sẻ thông tin nghề nghiệp tới các bạn trẻ.


I. TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ L&D

L&D LÀ GÌ?

Learning and Development (L&D) là một phòng ban trong công ty thường trực thuộc phòng nhân sự. Trách nghiệm của L&D là sau khi bộ phận Tuyển dụng đã tuyển được người vào thì L&D sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, đào tạo để làm sao để nhân sự đó đáp ứng được yêu cầu công việc. Và hơn nữa là phát huy tối đa năng lực của nhân viên đó. 

Trước kia mọi người thường chỉ dùng Training thay vì Training and Development/Learning and Development để chỉ bộ phận Đào tạo và phát triển con người trong doanh nghiệp. Những năm gần gây Training đã dần được nâng cấp và thay thế bởi thuật ngữ mới là L&D (Tương tự như Recruitment được thay thế bởi Talent Acquisition). Những năm trước khi nhắc tới phát triển nhân sự mọi người thường chỉ nghĩ tới hình thức đào tạo/Training. Đó là tổ chức một lớp học, dạy cho nhân viên một kiến thức, kỹ năng nào đó. Nhưng L&D thì có nghĩa rộng hơn như vậy. L&D được hiểu là gồm đào tạo và phát triển con người. Trong L&D ngoài training ra còn có các công cụ khác để phát triển nhân sự như coaching, sharing, mentoring, facilitating...

Một điểm khác biệt nữa của L&D so với training là sự tương tác hai chiều. Trong L&D thì nhân viên cũng chủ động trong việc học tập và phát triển kỹ năng. Và bộ phận L&D đóng vai trò tạo điều kiện và hỗ trợ việc học tập và phát triển cho nhân viên nhiều hơn. Qua đó xây dựng được văn hóa học tập trong doanh nghiệp.


L&D Ở ĐÂU TRONG SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Thường bộ phận L&D cũng giống như Training sẽ là một phần trong phòng nhân sự. Tuy nhiên có những tập đoàn lớn với đặc thù doanh nghiệp mà team L&D rất lớn có thể tách riêng ra thành một bộ phân riêng biệt hoặc thành một L&D Hub hay Training Center. Khi đó L&D sẽ không thuộc bộ phận Nhân sự nữa mà làm việc độc lập nhiền hơn. Một số tổ chức áp dụng mô hình này có thể nhắc tới là FE Credit, Thegioididong, FPT…Cũng có một số công ty bộ phận L&D kiêm luôn công việc về xây dựng tổ chức gồm những việc như: xây dựng organization chart/sơ đồ tổ chức, hệ thống chức danh, mô tả công việc cho từng vị trí. Vậy nên tùy vào quy mô và đặc thù của mỗi công ty mà L&D sẽ thuộc bộ phận nào và có tên gọi ra sao.


MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA L&D SPECIALIST

Những công việc mà một L&D Specialist cần làm bao gồm

1. Tìm hiểu nhu cầu học tập của nhân viên

Có nhiều cách tìm hiểu được nhu cầu học tập của nhân sự trong tổ chức. L&D Specialist có thể qua làm bảng khảo sát, thông báo qua email hoặc phỏng vấn trực tiếp. Trong ba cách thì trao đổi trực tiếp luôn đem lại kết quả tốt nhất. Có hai nhóm nhu cầu mà một L&D Specialist cần biết được đó là: nhân viên muốn học kiến thức kỹ năng gì và các quản lý muốn phát triển kỹ năng kiến thức gì cho nhân viên của mình.

2. Lập kế hoạch đào tạo

Từ nhu cầu học tập trong công ty, thông qua việc lấy ý kiến từ các cấp lãnh đạo (top down) và từ nhân viên (bottom up). Sau đó L&D Specialist sẽ lên kế hoạch đào tạo cho 1 năm hoặc theo từng giai đoạn. Có thể L&D Manager sẽ lên kế hoạch tổng thể còn L&D Specialist sẽ lên kế hoạch triển khai chi tiết.

Phân loại chương trình đào tạo

Những chương trình đào tạo, học tập trong công ty thường thuộc những nhóm kiến thức, kỹ năng sau:

  • Đào tạo bắt buộc: đào tạo định hướng (orientation training) hoặc đào tạo hội nhập (induction training), phòng cháy chữa cháy, đào tạo về hệ thống, quy định bảo mật của công ty
  • Functional skills/Kỹ năng đặc thù cho công việc: Mỗi vị trí sẽ có nhóm kỹ năng đặc thù riêng mà nhân viên cần học để phục vụ cho công việc. Ví dụ như tuyển dụng thì có kỹ năng lọc và tìm kiếm hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá ứng viên. Nếu là vị trí sales thì là kỹ năng bán hàng, thuyết phục, đàm phán và chăm sóc khách hàng. Với nhiều công ty thì những chương trình này được tổ chức định kỳ và liên tục để đảm bảo nhân viên có thể thích nghi được với công việc
  • Soft skill/Kỹ năng mềm: thường đây là những khóa phù hợp với nhân sự của nhiều phòng ban. Nếu manager thấy nhân viên của mình thiếu kỹ năng gì thì có thể cử đi học. Nhân viên cũng có thể chủ động đăng ký học qua bộ phận L&D. Một số kỹ năng mềm thường được đào tạo là: kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, quản trị công việc, tiếng anh
  • Leadership skills: nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đã triển khai chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho nhân viên. Đặc biệt là cho đội nghĩ middle manager/quản lý cấp trung. Adele cho rằng đây là một trương trình đào tạo cần thiết bởi không phải ai cũng biết làm sếp giỏi.

3. Triển khai các chương trình đào tạo

Có nhiều cách thức để triển khai các chương trình đào tạo. 

Hình thức đào tạo

Về hình thức học có thể chia làm 3 loại: online, offline và blended learning. Online learning là hình thức học trực tuyến. Một số chương trình đào tạo có thể đưa thành slide để nhân viên tự nghiên cứu hoặc dạng clip như những khóa học trên Coursera. Cũng có thể học qua webinar cho những tổ chức có nhân viên ở nhiều khu vực khác nhau. Offline learning là hình thức tổ chức các buổi đào tạo truyền thống. Là tập hợp mọi người vào một phòng họp hoặc hội trường nào đó sau đó sẽ có trainer/người đào tạo đứng trên để hướng dẫn. Blended learning là hình thức kết hợp cả 2 cách học online và offline.

Công cụ đào tạo

Nếu chia theo công cụ thì trong L&D có những công cụ như dưới đây.

  • Training: Tổ chức lớp học có người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, có mục đích và kỹ năng 
  • Mời speaker: Tổ chức buổi có mời chuyên gia hoặc người có chuyên môn, kinh nghiệm tới chia sẻ
  • Facilitating: Tổ chức hoạt động, điều phối mọi người để cùng thảo thuận và tìm hướng giải quyết
  • Coaching: Khai vấn, để một nhân sự cấp quản lý giúp đỡ và khai vấn cho nhân viên, đặt câu hỏi, hướng dẫn để người được coach tự tìm ra giải pháp
  • Mentoring: Chỉ dạy, hướng dẫn, có thể ghép cặp một mentor là nhân viên có kinh nghiệm hay giỏi về một kỹ năng nào đó hướng dẫn lại cho mentee là một nhân viên mới hoặc chưa giỏi về kỹ năng đó
  • Consulting: tư vấn, đưa ra giải pháp dựa trên vấn đề của từng nhân viên

Với mỗi nhóm kiến thức và kỹ năng đã đề cập phía trên thì có thể áp dụng một hoặc nhiều công cụ khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ như Đào tạo định hướng thường dùng công cụ training. Nhưng với một kỹ năng thuộc functional skill như Kỹ năng phỏng vấn có thể vừa dùng training và mentoring. Đây cũng là hai công cụ được dùng phổ biến nhất trong đào tạo tại các công ty ở Việt Nam. Công ty cũ của mình - Navigos Search áp dụng cả coaching trong đào tạo và khá thành công. 

Triển khai chi tiết

Nhiệm vụ của L&D Specialist khi này là xác định xem với kế hoạch đào tạo được đưa ra ban đầu thì nên sử dụng công cụ nào cho từng chương trình đào tạo. Từ đó bắt đầu triển khai chi tiết

Công việc triển khai chi tiết sẽ bao gồm nhưng không giới hạn vào những việc sau: 

  • Lên lịch và kế hoạch đào tạo
  • Đăng ký phòng thông báo tới người đăng ký học và bộ phận liên quan
  • Chuẩn bị nội dung, giáo án, tài liệu cho buổi học
  • Tổ chức học, có thể là người trực tiếp giảng dạy 
  • Lấy feedback

4. Theo dõi và đánh giá sau khóa học

Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà L&D cần làm sau khi triển khai các chương trình học. Đo lường sau mỗi lớp đào tạo nhằm xác định: sự hài lòng của nhân viên với đào tạo, chương trình học tác động thế nào lên hiệu suất làm việc của nhân viên, chương trình nào hiệu quả hoặc không hay tác động của chương trình lên hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua đó bộ phận L&D mới có thông tin để cải thiện các chương trình học, hay nên tập trung vào những chương trình có hiệu quả.

5. Hỗ trợ các phòng ban

Công việc của L&D sẽ liên quan tới các bộ phận khác về các việc như: xây dựng khung năng lực cho từng vị trí, lộ trình đào tạo và phát triển cho từng nhân viên. Hoặc có thể cần làm việc HRM để xây dựng sơ đồ tổ chức và kế hoạch phát triển của nhân sự.


LÀM VỚI AI?

Một L&D Specialist sẽ cần tương tác với những nhóm đối tượng sau

  • Nội bộ team: trong bộ phận L&D thường có L&D Manager, các bạn làm công việc hỗ trợ vận hành và trainer. Một số doanh nghiệp có trainer in-house là nhân sự trực tiếp của công ty chứ không cần thuê ngoài
  • Các phòng ban khác trong công ty: Làm việc với Manager của các bộ phận để tìm hiểu nhu cầu và lên kế hoạch đào tạo. Làm việc với nhân sự khác của team HR về khung năng lực, mô tả công việc và lộ trình đào tạo cho từng vị trí.
  • Đối tác ngoài công ty: các đối tác cung cấp dịch vụ đào tạo, hoặc trainer ngoài công ty. Một số kỹ năng đặc thù công ty có thể thuê trainer bên ngoài về để đào tạo cho nhân viên của mình.


YÊU CẦU CÔNG VIỆC

Với vị trí L&D Specialist, một người phù hợp sẽ có mô tả như sau:

  • Thái độ: Luôn mong muốn giúp đỡ người khác phát triển và trở lên tốt hơn, là một người ham học hỏi
  • Kỹ năng: Communication skills/Kỹ năng giao tiếp, Interpersonal skills/Kỹ năng làm việc với con người, Presentation skills/Kỹ năng thuyết trình. Và người làm L&D thường có khả năng đứng lớp - trainer hoặc là ít nhất có thể là facilitator/người điều phối 
  • Kiến thức: Ở Việt Nam, để làm L&D khi mới bắt đầu không yêu cầu phải học chuyên ngành nào cụ thể. Có nghĩa là cho dù bạn học ngành nào cũng có thể bắt đầu với công việc L&D nếu thực sự yêu thích. Tuy nhiên người làm L&D nên là người có hiểu biết rộng về nhiều mảng, nhiều bộ phận của công ty. Nếu có business mindset/tư duy kinh doanh thì càng tốt. Tuy nhiên Ở nước ngoài vì L&D đã được phát triển rất lâu rồi nên hầu hết các chuyên gia hoặc senior trong ngành thì sẽ có thì học chuyên ngành về education, psychology hoặc instructional design

Nói qua một chút về trainer. Bởi đây cũng là một vị trí thuộc team L&D tuy nhiên là vị trí chỉ tập trung về vào việc thiết kế bài giảng và trực tiếp đứng lớp đào tạo. Với một trainer thì yêu cầu về kỹ năng sẽ là: communication, interpersonal skills, presentation, storytelling, thiết kế bài giảng, thiết kế slide. Nhưng một trainer giỏi phải là người tạo được hứng khởi cho lớp học, luôn luôn học hỏi và nghiên cứu cập nhật kiến thức. Đặc biệt khi lên lớp thì cần luôn tự tin và nhiệt huyết trong việc truyền tải kiến thức.


CAREER PATH

Lộ trình thăng tiến trong mảng L&D thì phụ thuộc khá nhiều vào sơ đồ tổ chức của từng công ty. Công ty quy mô lớn, bộ phận L&D chia làm nhiều nhóm khác nhau nên chức danh cũng nhiều hơn.

Về cơ bản với một công ty quy mô 500 nhân viên như công ty của bạn mình thì lộ trình thăng tiến sẽ có 3 vị trí cơ bản như sau:

  • L&D Executive
  • Assistant L&D Manager
  • L&D Manager

Khi lên tới vị trí L&D Manager nếu muốn move-up hơn nữa thì bạn có thể lựa chọn chuyển sang các công ty có quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên trên thực tế các anh chị L&D Manager, L&D Head ở Việt Nam có backgroup và career path khá đa dạng. Không phải ai cũng phát triển theo con đường đi lên từ L&D Executive. Một số anh chị đi lên từ sales, sau đó làm sales training. Một số phát triển lên từ General HR/Làm nhân sự tổng hợp rồi đi chuyên sâu về Training. Thậm chí có một số anh chị đã từng làm giảng viên, chuyên viên đào tạo tại các trung tâm, tổ chức đào tạo. Dù cho background có là gì thì nhìn chung vẫn có những điểm cốt lõi giống nhau. Đó là đam mê và tâm huyết về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công ty.


II. THỊ TRƯỜNG TUYỂN DỤNG

Hầu hết công ty nào cũng có team phụ trách đào tạo là một phần của phòng nhân sự. Phòng L&D có phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô công ty và định hướng của người điều hành. Nhiều doanh nghiệp coi văn hóa học tập là trọng tâm nhưng nhiều doanh nghiệp không. Nếu ban điều hành coi việc học tập là quan trọng thì L&D sẽ có nhiều việc để làm. Công ty cũ của mình làm một ví dụ. Hầu như mỗi nhân viên tháng nào cũng phải tham gia một khóa học nào đó. Ngoài đào tạo chuyên môn công ty có những khóa học rất hay khác như: làm việc hiệu quả, quản lý tài chính cá nhân, đầu tư hiệu quả. Một số công ty còn tài trợ cho nhân viên học khóa học bên ngoài (lấy hóa đơn sẽ được công ty thanh toán) hoặc trao học bổng chương trình MBA cho một số nhân viên xuất sắc và cấp quản lý.

Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là khối các tập đoàn Global, FMCG và Bán lẻ/Retail, bộ phận L&D được phát triển thành một trung tậm hoặc department riêng. Nếu làm việc tại các công ty như vậy sẽ được phát triển và có nhiều cơ hội tiếp xúc với kiến thức cập nhật nhất


MARKET UPDATE

Hầu hết công ty nào cũng có team phụ trách đào tạo là một phần của phòng nhân sự. Phòng L&D có phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô công ty và định hướng của người điều hành. Nhiều doanh nghiệp coi văn hóa học tập là trọng tâm nhưng nhiều doanh nghiệp không. 

Nếu ban điều hành coi việc học tập là quan trọng thì L&D sẽ có nhiều việc để làm. Công ty cũ của mình làm một ví dụ. Hầu như mỗi nhân viên tháng nào cũng phải tham gia một khóa học nào đó. Ngoài đào tạo chuyên môn công ty có những khóa học rất hay khác như: làm việc hiệu quả, quản lý tài chính cá nhân, đầu tư hiệu quả. Một số công ty còn tài trợ cho nhân viên học khóa học bên ngoài (lấy hóa đơn sẽ được công ty thanh toán) hoặc trao học bổng chương trình MBA cho một số nhân viên xuất sắc và cấp quản lý.

Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là khối các tập đoàn Global, FMCG và Bán lẻ/Retail, bộ phận L&D được phát triển thành một trung tâm hoặc department riêng. Nếu làm việc tại các công ty như vậy sẽ được phát triển và có nhiều cơ hội tiếp xúc với kiến thức cập nhật nhất.


KEY PLAYERS

Một số công ty bạn có thể tham khảo theo như mình biết có hệ thống đào tạo rất phát triển

  • FMCG: Unilever, CocaCola, PepsiCo
  • Big retailer: FE Credit, Dien May Xanh, Uniqlo
  • Global Corp: Microsoft, IBM, McKinsey


MỨC LƯƠNG

L&D là bộ phận thuộc khối back office nên về cơ chế thương cũng giống như những khối back office khác đó là mức lương

  • Tùy thuộc theo từng công ty: Công ty có quy mô, chế độ phúc lợi khác nhau thì mức lương của các vị trí trong L&D cũng khác nhau
  • Tùy thuộc theo năng lực của ứng viên: ứng viên có năng lực tốt sẽ nhận được mức lương cao hơn và ngược lại
  • Không bị ảnh hưởng bởi nguồn cung nhân lực: Một số ngành như IT, Fintech đang thiếu nhân lực cục bộ nên mức lương trung bình cao hơn các ngành khác, Tuy nhiên L&D không phải là ngành mới nên mức lương cho từng vị trí đã ổn định và ít có sự biến động nhiều

Nếu phải đưa ra một range lương cụ thể thì đây là con số tham khảo

  • L&D Executive: 6 - 12 triệu VND
  • Senior L&D Executive: 12 - 20 triệu VND
  • L&D Assistant Manager: 20 - 30 triệu VND
  • L&D Manager: 30 - 45 triệu VND


III. VUI BUỒN

Nếu là một L&D Specialist yêu nghề thì sẽ thấy ngày nào đi làm cũng là ngày vui. Bởi vừa được đi làm vừa được học hỏi, công ty còn đầu tư tiền cho đi học thêm nhiều kỹ năng. Công việc là giúp đỡ người khác cùng phát triển. Vậy nên thấy mọi người trong tổ chức phát triển tốt hơn, tạo được nhiều giá trị hơn à L&D thấy vui rồi.


IV. BÀI HỌC CHIÊM NGHIỆM

Bài học anh Thành rút ra trong quá cả quá trình Làm L&D, đào tạo đó là. Để trở thành một L&D Specialist giỏi thì bản thân mình phải là người ham học hỏi, luôn muốn phát triển tốt lên. Bởi chỉ có như vậy mới training lại được cho người khác hay hơn nữa là truyền cảm hứng được cho nhân viên khác để xây dựng thói quen học tập.


V. SENIORS HỌ LÀ AI?

Một số anh/chị senior trong mảng L&D bạn có thể tham khảo thông tin ở đây.

  • Van Cat Tran
    - Senior Manager, Learning & Development, DKSH Vietnam
  • San Doan Pham Truc
    - Learning & Development Manager at Lazada eLogistics Vietnam
  • Tuan Anh Bui
    - L&D Manager, Vingroup 


Đọc bài viết đầy đủ ở

đây

Link chia sẻ bài viết trên

Facebook


Adele Doan Blog

Chân dung nghề nghiệp - tập 2
Từ khóa: 

chân dung nghề nghiệp

,

adele doan blog

,

hướng nghiệp

,

hướng nghiệp