Chấn động: Đại kim tự tháp Giza từng ngập sâu trong nước?
Các chuyên gia tìm thấy dấu hiệu của xói mòn do nước tại Đại kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư. Vì vậy, một giả thuyết cho rằng kiến trúc kỳ vĩ này từng bị ngập sâu trong nước. Liệu điều này có đúng hay không?
Dấu hiệu xói mòn tại kiến trúc cổ xưa này được xác định là do sóng thủy triều.
Theo nhà khảo cổ học Morsi và Gigal, ngoài dấu hiệu của xói mòn do nước, họ còn phát hiện một hóa thạch kỳ lạ tại khu vực kim tự tháp này.
Những điều này khiến ông Morsi đi đến kết luận rằng Đại kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư từng bị ngập sâu trong nước.
Nhóm của ông Morsi chú ý đến đền thờ Menkare - nơi mà họ cho rằng có thể từng là đầm phá.
Nước bao phủ toàn bộ nghĩa địa cổ, bao gồm tượng Nhân sư và các đền thờ xung quanh nó.
Mặc dù nhóm của ông Morsi phát hiện ra hóa thạch trên nhưng không phải ai cũng tin rằng đây là bằng chứng thuyết phục chứng minh cao nguyên Giza từng bị chìm dưới nước.
Theo đó, một số người cho rằng hóa thạch mà ông Morsi và đồng nghiệp tìm thấy có thể là một phần của tảng đá vôi. Nó được hình thành vào khoảng 30 triệu năm trước.
Cho đến nay, Đại kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư có từng chìm sâu dưới nước hay không vẫn chưa có lời giải chính xác. Các chuyên gia cần thêm thời gian để giải mã bí ẩn khó giải này.