Cha mẹ và con cái: liệu có nên trở thành bạn bè?
Dạo một vòng internet tìm những kinh nghiệm nuôi dạy con trẻ, các bậc phụ huynh không khó để thấy những lời khuyên về việc nên làm bạn với con. Nhưng điều đó liệu có thật sự phù hợp?
giáo dục
Trong cuốn sách The Narcissism Epidemic, tác giả Jean Twenge and W. Keith Campbell lưu ý rằng nhiều cha mẹ gặp vấn đề khi cố gắng làm bạn với con. Đó là bởi vì cha mẹ, với tư cách là bạn bè, khó có thể áp dụng các quy tắc và chuẩn mực cho con mình. Những quy tắc này có thể là đặt ra giờ giới nghiêm, yêu cầu con làm bài tập, la rầy khi con nói hay làm những điều vượt quá giới hạn, hoặc nói “không” trước những đòi hỏi vô lý. Những điều này có thể khiến trẻ không thích, nhưng ở vị trí của một người bạn, cha mẹ sẽ cảm thấy tệ khi con khó chịu với những quyết định của mình.
Hơn nữa ở giai đoạn phát triển, trẻ em cần có đủ năng lượng cảm xúc để điều chỉnh và xử lý các vấn đề bất an của bản thân. Trong thời gian này, trẻ sẽ tìm đến cha mẹ như nguồn sức mạnh, kiến thức và hỗ trợ. Vì vậy cha mẹ cần khiến cho trẻ cảm giác an toàn khi trở về nhà, nơi trẻ biết mình có thể dựa vào cha mẹ về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thay vì chia sẻ quá nhiều, cha mẹ có thể dạy trẻ cách thông cảm với các thành viên trong gia đình trong giai đoạn khó khăn.
Và để phát triển toàn diện, con cái cần có các mối quan hệ với các bạn cùng lứa. Kết bạn là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành, nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, học cách cộng tác và điều chỉnh cảm xúc. Tình bạn còn giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và cũng là hàng rào bảo vệ chống lại nạn bắt nạt. Vì thế, có thể khẳng định cha mẹ không thể thay thế vai trò bạn bè, và điều họ có thể là giúp con trẻ cảm thấy bớt cô đơn hơn nếu gặp vấn đề xã hội, ở bên cạnh chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn.
Dương Thu Hương
Trong cuốn sách The Narcissism Epidemic, tác giả Jean Twenge and W. Keith Campbell lưu ý rằng nhiều cha mẹ gặp vấn đề khi cố gắng làm bạn với con. Đó là bởi vì cha mẹ, với tư cách là bạn bè, khó có thể áp dụng các quy tắc và chuẩn mực cho con mình. Những quy tắc này có thể là đặt ra giờ giới nghiêm, yêu cầu con làm bài tập, la rầy khi con nói hay làm những điều vượt quá giới hạn, hoặc nói “không” trước những đòi hỏi vô lý. Những điều này có thể khiến trẻ không thích, nhưng ở vị trí của một người bạn, cha mẹ sẽ cảm thấy tệ khi con khó chịu với những quyết định của mình.
Hơn nữa ở giai đoạn phát triển, trẻ em cần có đủ năng lượng cảm xúc để điều chỉnh và xử lý các vấn đề bất an của bản thân. Trong thời gian này, trẻ sẽ tìm đến cha mẹ như nguồn sức mạnh, kiến thức và hỗ trợ. Vì vậy cha mẹ cần khiến cho trẻ cảm giác an toàn khi trở về nhà, nơi trẻ biết mình có thể dựa vào cha mẹ về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thay vì chia sẻ quá nhiều, cha mẹ có thể dạy trẻ cách thông cảm với các thành viên trong gia đình trong giai đoạn khó khăn.
Và để phát triển toàn diện, con cái cần có các mối quan hệ với các bạn cùng lứa. Kết bạn là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành, nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, học cách cộng tác và điều chỉnh cảm xúc. Tình bạn còn giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và cũng là hàng rào bảo vệ chống lại nạn bắt nạt. Vì thế, có thể khẳng định cha mẹ không thể thay thế vai trò bạn bè, và điều họ có thể là giúp con trẻ cảm thấy bớt cô đơn hơn nếu gặp vấn đề xã hội, ở bên cạnh chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn.
Đậu Phụ Khô
Solitary
Có nhiều khái niệm bạn bè khác nhau, đâu phải cứ bạn bè là nhí nhố, nói gì cũng được, cãi nhau cũng được rồi tự do tranh luận đâu đúng không bạn.
Mình cũng có những người bạn lớn tuổi, thậm chí ngang tuổi bố mẹ mình, mình vẫn coi đó là những "cô bạn" rất đáng yêu, rất tuyệt trong cuộc sống này. Cô cho mình nhiều lời khuyên ý nghĩa, cô cũng coi mình như con để chỉ dạy, cô vui vì những thành tựu của mình. Cô cũng lắng nghe mình như một người bạn, cô cũng xin mình những lời khuyên.
Nói chung làm bạn theo mình quan trọng là sự tôn trọng và giới hạn. Bố mẹ làm bạn với con khi con gặp khó khăn, cần lời khuyên và những bối rối trong cuộc sống, bố mẹ nghe con và tháo gỡ cùng con. Còn có những giới hạn về đạo đức về khuôn phép, con cần phải tuân thủ và bố mẹ cũng vậy.
Trong mối quan hệ giữa con người cần có sự tôn trọng, nó không phải là giàu sang mới được tôn trọng, nhiều tuổi mới được tôn trọng mà là với ai cũng tôn trọng cái khác biệt của họ, không phải họ khác mình mà lấy mình ra làm chuẩn mực để so chiếu, thế thì lại là không tôn trọng mất rồi.
Nói chung cha mẹ và con cái làm bạn được là the best, không được thì xin hãy là người đồng hành, cùng tiến bước, xin đừng làm cái dây buộc mũi con và kéo đi.
Lâm Thùy
Thời mình không bao giờ có chuyện bố mẹ làm bạn với con cái luôn. Một là ngoan ngoãn bố mẹ thương, hai là bố láo thì ăn roi ăn vụt. Mình nghĩ phụ huynh vẫn cần phải giữ hình ảnh nghiêm khắc trong mắt con cái, chứ bạn bè chát chít chia sẻ với nhau quá đâm ra nó lại tưởng mình dễ tính rồi nhờn nói không nghe.