Cây trạch tả hỗ trợ điều trị bệnh gout như thế nào?

  1. Sức khoẻ

Cây trạch tả là cây gì? Có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout như thế nào?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Trạch tả là một loại dược thảo được vận dụng vào các bài thuốc chữa bệnh gout, giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường nước tiểu từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh gout. Ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm giúp giảm triệu chứng sưng đau ở cơn gout cấp. Trạch tả thuộc loại cây thảo, cao 60 - 100cm. Thân rễ có dạng hình cầu, hình trứng hay hình con quay, màu trắng. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, có bẹ ôm vào nhau hình hoa thị, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn.

Trạch tả mọc hoang hay được trồng ở các ruộng nước, ao nông có bùn lầy. Các tỉnh có nhiều trạch tả là: Lào Cai, các tỉnh vùng Tây bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Bộ phận dùng làm thuốc của trạch tả là thân rễ (rhizoma Alismatis). Thu hoạch một năm hai vụ (vào tháng 6 và tháng 12). Nhổ cả cây, cắt lấy củ gọt sạch rễ con, phơi hoặc sấy khô, rồi xát cho hết rễ con và vỏ thô ở ngoài, độ ẩm không quá 12%. Theo đông y, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, quy kinh thận và bàng quang, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Trạch tả được dùng chủ yếu làm thuốc hỗ trợ chữa phù, viêm thận, tiểu tiện khó, đái ra máu.

Trả lời

Trạch tả là một loại dược thảo được vận dụng vào các bài thuốc chữa bệnh gout, giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường nước tiểu từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh gout. Ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm giúp giảm triệu chứng sưng đau ở cơn gout cấp. Trạch tả thuộc loại cây thảo, cao 60 - 100cm. Thân rễ có dạng hình cầu, hình trứng hay hình con quay, màu trắng. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, có bẹ ôm vào nhau hình hoa thị, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn.

Trạch tả mọc hoang hay được trồng ở các ruộng nước, ao nông có bùn lầy. Các tỉnh có nhiều trạch tả là: Lào Cai, các tỉnh vùng Tây bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Bộ phận dùng làm thuốc của trạch tả là thân rễ (rhizoma Alismatis). Thu hoạch một năm hai vụ (vào tháng 6 và tháng 12). Nhổ cả cây, cắt lấy củ gọt sạch rễ con, phơi hoặc sấy khô, rồi xát cho hết rễ con và vỏ thô ở ngoài, độ ẩm không quá 12%. Theo đông y, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, quy kinh thận và bàng quang, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Trạch tả được dùng chủ yếu làm thuốc hỗ trợ chữa phù, viêm thận, tiểu tiện khó, đái ra máu.