Cây cối có cảm xúc và linh hồn không?
Nhà mình có sân vườn, khi tưới cây, chăm sóc chúng, mình cũng cảm thấy có một mối liên hệ về cảm xúc với chúng. Theo các bạn thì thế nào?
cảm xúc
,linh hồn
,cây cối
,thực vật
,tâm linh
Mọi vật trên vũ trụ này đều có một mức độ nhận thức nhất định. Một nguyên tử nhỏ cũng có nhận thức dù là rất thấp hay thậm chí là một cục đá. Cây cối, các loài thực vật phức tạp hơn nhiều so với các loại kể trên nên chúng sẽ có mức độ nhận thức cao hơn. Vậy nên mọi thứ đều có linh hồn, ngay cả những vật không sống và không vật chất. Không có gì có thể tồn tại nếu không có linh hồn.
Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm. Chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của Thực vật. Dự luật này quy định rằng Thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp!
Koanh
Mọi vật trên vũ trụ này đều có một mức độ nhận thức nhất định. Một nguyên tử nhỏ cũng có nhận thức dù là rất thấp hay thậm chí là một cục đá. Cây cối, các loài thực vật phức tạp hơn nhiều so với các loại kể trên nên chúng sẽ có mức độ nhận thức cao hơn. Vậy nên mọi thứ đều có linh hồn, ngay cả những vật không sống và không vật chất. Không có gì có thể tồn tại nếu không có linh hồn.
Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm. Chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của Thực vật. Dự luật này quy định rằng Thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp!
Swiss Government Issues Bill of Rights for Plants
www.treehugger.com
3 Sự Thật Chứng Tỏ: Thực Vật Có Giác Quan Vượt Trội Hơn Cả Con Người
www.noron.vn
Độc Cô Cầu Bại
Trường Vũ
Một thí nghiệm của hai nhà khoa học Appel và Cocroft, thuộc đại học Missouri đã góp phần chứng minh thực vật có thính giác, biểu hiện hành vi.
Họ mở đoạn nhạc của Beethoven để thu hút những con sâu bướm đến tấn công cây trồng. Tiếng ồn ăn lá của sâu đã kích thích cây tiết ra hoạt chất hóa học, có tác dụng ngăn chặn sự tấn công này.
“Rõ ràng, tổ tiên chúng ta không hiểu lầm về sinh học cơ bản. Thực vật chiến đấu giành lãnh thổ, tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ săn mồi và cạm bẫy. Thực vật cũng có biểu hiện hành vi" - ông Schulltz, nhà nghiên cứu thực vật học, đang làm việc tại phòng khoa học thực vật thuộc trường Đại học Missouri, Columbia.
Năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học Lausanne, Thụy Sĩ phát hiện sự hiện diện của luồn sóng điện, được truyền bên trong cây Arabidopsis, khi bị lũ sâu bướm tấn công.
Sự hiện diện tín hiệu điện trong thực vật không là ý tưởng mới, đã có từ 1874 nhưng họ đã phát hiện thêm các phân tử glutamate, vốn là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất trong hệ thống thần kinh trung ương động vật. Lạ một điều, dù thực vật không hề có hệ thống thần kinh nhưng glutamate vẫn hiện diện ở thực vật và đóng vai trò dẫn truyền.
Bà Moraes thuộc viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra các loài thực vật có khả năng ngửi mùi, nghe được tiếng côn trùng và phát ra tính hiệu, lan truyền trong không khí đến những cây gần đó để cảnh báo.
Một điểm đáng lưu ý khác trong các nghiên cứu khoa học được công bố 2016 đã chỉ ra thực vật có “giác quan thứ 6”. Chúng có khả năng cảm thụ cơ học để phát hiện những thay đổi trong môi trường xung quanh, tạo ra những phản ứng tương thích.
Nguồn :
Tranh cãi chưa dứt về 'cây cối có nhận thức' không? - Tuổi Trẻ Online
tuoitre.vn
Người ẩn danh
Mình xin khẳng định với bạn là có.
Trong bài thơ "Chuyện Tình Cây Và Lá" của tác giả "Huỳnh Minh Nhật" nói rất rõ.
"Vào một ngày cuối mùa thu nhạt nắng
Chiếc lá buồn ngồi thầm lặng buồn thiu
Gió heo may trôi lãng đãng dập dìu
Mà lá sợ sẽ rồi xa cây mãi…"
Đến chiếc lá cũng buồn thiu vậy mà.
バオ ヴィ
Trang Chau