Cấu trúc của Hệ thống Chính trị Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 1980?
kiến thức chung
Đảng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp” .
- Nhà nước: “Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt” .
+ Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.
+ Hội đồng Nhà nước: “Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. “Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” => Chế độ nguyên thủ tập thể: Chủ tịch nước + Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Hội đồng Bộ trưởng: “Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” => Cơ quan hành pháp, hành chính, nhấn mạnh vai trò của các bộ trưởng và tính làm chủ tập thể của nhân dân.
+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng của chính quyền địa phương. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND, chịu sự lãnh đạo của cấp trên và HĐBT.
+ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: “Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân”.
- Mặt trận Tổ quốc: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước”. Nhấn mạnh vai trò của Tổng công đoàn Việt Nam.
Nội dung liên quan
Hồ Hữu Tuấn