Cấu trúc bổ trợ thị giác là gì?
kiến thức chung
Cấu trúc bổ trợ thị giác là một số thành phần của nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, mống mắt, thủy tinh thể và võng mạc có chức năng tiếp nhận và điều chỉnh năng lượng ánh sáng trước khi chúng được biến đổi thành xung thần kinh.
Giác mạc là một lớp bảo vệ có hình dạng cong, trong suốt của mắt.
Đồng tử là một khe nhỏ nằm sau giác mạc và ở giữa hai mống mắt.
Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt, có hình dạng cong, nằm sau đồng tử.
Võng mạc là bề mặt phía sau của mắt nơi ánh sáng được hội tụ nhờ thủy tinh thể.
Quá trình cấu trúc bổ trợ thị giác tiếp nhận và điều chỉnh năng lượng ánh sáng:
(1) Tia sáng trước hết đi vào mắt thông qua giác mạc rồi tới đồng tử.
(2) Tại đây, mống mắt co giãn để tăng giảm kích thước của đồng tử nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt.
(3) Sau đó, tia sáng sáng truyền đến và được thủy tinh thể hội tụ thành một hình ảnh trên võng mạc theo nguyên tắc: Các tia sáng đến từ phần phía trên của trường thị giác được hội tụ ở phía dưới của vòng mạc và ngược lại; đồng thời, các tia sáng đến từ phần bên phải của trường thị giác được hội tụ ở phần bên trái của võng mạc và ngược lại.
Nội dung liên quan
Giang Thiên