Câu thơ nào có hình ảnh con thuyền và đêm trăng trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được học ở THCS?

  1. Lịch sử

  2. Giáo dục

Câu hỏi này nằm trong đề thi Ngữ Văn vào THPT ở Hà Nội năm nay.

Từ khóa: 

ngữ văn

,

thi trung học phổ thông

,

văn thơ

,

chủ tịch hồ chí minh

,

lịch sử

,

giáo dục

Đó là bài "Nguyên Tiêu".

Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. 

Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc

Nguyên tác của Bác viết:
 "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:
 "Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi có sự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầy niềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.

Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

Trả lời

Đó là bài "Nguyên Tiêu".

Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. 

Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc

Nguyên tác của Bác viết:
 "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:
 "Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi có sự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầy niềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.

Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

Chắc là bài Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng):
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".
Có thuyền và đêm trăng luôn.