Cấu tạo thùng nuôi ong, đồ nghề nuôi ong

  1. Nông nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121910-1628327368.jpg

Nhân dân ta thường nuôi ong trong những thùng gỗ rỗng gọi là “đõ ong”. Đõ ong cũng được cải tiến từ đõ nằm sang đõ đứng. Hàng trăm năm trước, người nuôi ong ở nước ta đã dùng thanh tre, thanh gỗ đặt trên miệng đõ cho ong xây bánh tổ. Một số người nuôi ong cổ truyền còn biết đặt thanh tre, gỗ thụt xuống chừng 15-20 cm để ong xây lưỡi mèo dưới nắp, kéo dài chạm thanh tre, thanh gỗ và chỉ lấy mật ở phần trên gọi là mật núi.

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121916-1628327764.png

I. PHẦN MÁI CHE: được thiết kế tạo không gian thoáng mát bên trong nhà ong cho dù thời tiết mưa hay nắng. Phần mái che có cấu tạo gồm 2 lớp là mái che và nắp đệm tầng mái.

II. THÙNG CẦU MẬT: là phần có cấu tạo đặc biệt nhất, được thiết kế như là két sắt chứa mật ong dự trữ của đàn ong. Chúng ta sẽ khai thác mật trực tiếp từ phần này. Thùng cầu mật gồm:

III. THÙNG TỔ ONG: là nơi đàn ong xây tổ, sống và phát triển.

IV. PHẦN CHÂN ĐẾ: là nơi ong ra vào tổ

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121913-1628327681.jpg

Thùng kế

1/ Kế rời cầu 1/2 gọi là kế lửng nghiêng. Thùng dưới gọi là trệt có kích thước thùng như thùng nuôi ong 6 cầu có chiều rộng là 250 mm, xà trên cầu 22mm, thùng trên gọi là kế 1. Chiều rộng và dài vừa bằng thùng trệt, chiều cao bằng 1/2 trệt, tức là: chiều cao thân thùng 120mm; chiều dài cầu bằng cầu bình thường; chiều rộng là 110mm; xà trên cầu: 22mm

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121914-1628327742.jpg

2/ Kế liền: dùng nuôi ong với quy mô nhỏ.

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121915-1628327745.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758346-1628327891.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758345-1628327859.png

Thùng quay lấy mật

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758354-1628328064.pnghttps://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758353-1628328040.png

Thùng quay mật ong là dụng cụ đắt tiền nhất các dụng cụ nuôi ong. Thùng quay mật ong được làm bằng tôn hoặc nhôm, có nơi làm gỗ chạm kín như thùng gỗ gánh nước. Khung quay có thể đặt 2 cầu, 3 cầu hoặc 4 cầu ong một lúc tuỳ theo số lượng trong đàn ong. Trên mặt thùng có cặp răng cưa để chuyển động quay ngang theo tay quay thành chuyển động quay dọc của khung quay. Mặt trong của thùng quay phải được láng bóng, sạch sẽ để khi mật bắn vào sẽ chảy nhanh xuống đáy thùng và theo vòi chảy ra ngoài nơi có chai đựng mật hứng sẵn.

Trong cấu tạo thùng quay mật, quan trọng nhất là hệ bánh răng được tính toán sao cho đường kính bánh răng của tay quay lớn hơn đường kính bánh răng của khung quay, tạo ra tốc độ quay nhanh của khung quay, tốc độ quay nhanh sẽ có lực li tâm lớn để bắn mật ong trong các lỗ tầng ra thành thùng. Tốc độ quay phải vừa đủ bắn mật ra, nếu quay nhanh quá sẽ bắn cả ấu trùng ong ra ngoài làm hỏng tầng ong. Nếu quay châm quá mật bắn ra không hết, thu hoạch mật sẽ thấp.

Thùng quay mật dùng cho nhiều đàn ong phụ thuộc vào lịch quay mật quy định, thường một trại có trên 100 đàn thì nên có một thùng quay mật riêng. Trường hợp nhà nuôi dưới 100 đàn thì nhiều nhà dùng chung một thùng quay mật, thùng quay được sử dụng nhiều thì có lợi, tiết kiệm kinh phí đầu tư mua sắm.

Ngày nay, các điều kiện cơ khí hoá đã có nèn có thể dùng môtơ điện và hệ thống bánh răng phế thải của của các máy để chế tạo dễ dàng. Tuy nhiên để có một tốc độ quay thích hợp, cần tính toán từ tốc độ của môtơ, bánh răng sao cho hợp lý.

Từ khóa: 

nông nghiệp