Cấu tạo bếp Hoàng Cầm

  1. Khoa học

  2. Kỹ năng mềm

Theo một số tài liệu ghi chép, người phát minh ra loại bếp này chính là Thượng sĩ Hoàng Cầm (1916 - 1996) quê ở Nam Định, là Tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc Sư đoàn 308, Đại đoàn quân tiên phong. Cụ thể, trong thời chiến, việc nấu ăn giữa rừng gặp rất nhiều khó khăn, ban ngày thì khói bốc lên, ban đêm lại có lửa lập loè, dễ bị địch phát hiện. Điều đó khiến người anh nuôi Hoàng Cầm vô cùng trăn trở.

Sau nhiều lần suy nghĩ, thử vẽ sơ đồ, Thượng sĩ Hoàng Cầm đã tạo ra một loại bếp rất đặc biệt, là loại bếp lò khoét vào sườn đồi hoặc đào sâu xuống đất với những đường rãnh giống như râu mực từ bếp bò đi khá xa. Trên các rãnh được lát bằng cành cây và phủ đất ẩm, tạo thành những ống thoát khói. Khi nấu ăn, khói từ bếp sẽ toả vào các rãnh, bốc lên thì lại gặp đất ẩm nên bị lọc và cản lại, vì thế chỉ bay là là trên mặt đất chứ không bốc thẳng lên trời. Nhờ đó, loại bếp này đã giải quyết được vấn đề nấu ăn giữa rừng mà không sợ quân địch phát hiện.

Từ đó, loại bếp này đã mang tên chính người sáng tạo ra nó - bếp Hoàng Cầm. Loại bếp này ra đời từ chiến dịch Hòa Bình (1951-1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Có thể nói, nó là một phát minh mang tính sáng tạo và tính ứng dụng rất cao.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/53952148715067692-1629726702.gif
https://cdn.noron.vn/2021/08/23/1-16296246911821388079108-1629726584.jpg
https://cdn.noron.vn/2021/08/23/2-16296246913981000424289-1629726584.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/23/8713210753999158-1629726693.gif
https://cdn.noron.vn/2021/08/23/53952148715067690-1629726695.gifhttps://cdn.noron.vn/2021/08/23/bephoangcam1637039623541988129-1629726840.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/23/bep2bhoang2bcam2b4-1629727012.jpg

Hệ thống thoát khói có tác dụng hút khi tạo ra sự đối lưu không khí giúp cho bếp cháy tốt và dẫn khói thoát ra tạo thành làn khói mỏng bay là là

Hệ thống thoát khói gồm 3 bộ phận: hầm chứa khói, rãnh dần khói và tia tản khói.

+ Rãnh dẫn khói: có tiết diện 30 X 30 Cm, chiều dài từ ổng khỏi đèn hãm chứa khói thứ nhất 2,5 đến 3m. thẳng góc và cân đối với chiều dài bệ bếp. hướng thoai thoải vươn lên. Góc vươn 30 độ là tốt nhất.

+ Hầm chứa khói: Rãnh dẫn khói đưa khói tới 2 hầm chứa khói, hầm thứ nhất có kích thước 0,80x0,80x0,80m. Hầm thứ 2 cách hầm thứ nhất 3m có kích thước 1,0x1,0x1,0m.

+Tia tản khói: Các tia tản khói bắt đầu từ hầm chứa khói thứ 2 Mỗi bếp thường có 3 tia tản khói, có tiết diện 20 X 20 cm hoặc 25 X 25 Cm, dài ít nhất là 7m, đầu tia tản khói khuất vào trong bụi rậm hoặc lùm cây.

+ Cây, cành để lót và lấp đất: Hệ thống thoát khói được lát phía trên bằng cây, que tươi, phủ một lớp lá tươi và trên cùng là một phủ một lớp đất tơi xốp để cho khói thoát ra thành làn khói mỏng.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/bep2bhoang2bcam2b5-1629727023.jpg

- Mái che, lợp bếp.

Nhằm giữ ánh lửa không để lọt ra ngoài và đun nấu được trong mọi điều kiện thời tiết. Có thể dùng tăng bạt có khung là tre, nứa, cây gỗ nhỏ căng ra che kín bếp hoặc dùng tre, nứa lá để lợp. Yêu cầu ban đêm không để lọt ánh sáng ra ngoài và ra vào thuận tiện.

- Rãnh thoát nước.

Phòng khi trời mưa nước tràn xuống bếp, cần đào xung quanh bếp hệ thống rãnh thoát nước để dẫn nước chảy ra ngoài nhất là khi đào bếp ở sườn đồi phải đắp bờ cao, chắc chắn để giữ nước khỏi tràn vào gay ngập và vỡ bếp.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/bephoangcam2637039623540758031-1629726847.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/23/bephoangcam3637039623541238019-1629726855.jpg
Từ khóa: 

khoa học

,

kỹ năng mềm