[Câu hỏi ứng xử Miss Grand Vietnam] Tại sao ngày nay HR gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân sự trong khi sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều?

  1. Hướng nghiệp

  2. Xã hội

Một câu hỏi ứng xử từ Á Hậu Kiều Loan cho thí sinh Mai Ngô trong Chung kết cuộc thi Miss Grand nhận nhiều tranh cãi. Đây được xem là một câu hỏi quá khó và không hề phù hợp với để đưa vào phần thi ứng xử tại cuộc thi hoa hậu, thay vì khai thác khía cạnh về tâm hồn và con người của thí sinh thì câu hỏi này lại mang tính chất giống như "tuyển dụng việc làm"

Câu hỏi cụ thể là: 'Hiện nay có rất nhiều sinh viên ra trường nhưng không có việc làm. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại khó tuyển nhân sự. Theo bạn, hiện tượng này là như thế nào?".

Nếu bạn là thí sinh bạn sẽ trả lời câu hỏi này thế nào?

Từ khóa: 

tuyển dụng

,

hoa hậu

,

hướng nghiệp

,

xã hội

Thấy câu hỏi hay và đúng với thực tại mà. Hoà bình thì nó đã bao gồm tổng thể hết rồi.
Thực tế sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhưng ngại vất vả, ngại học hỏi mà còn thích việc nhẹ lương cao. Còn những cơ quan, công ty, doanh nghiệp thì mức lương đề xuất ra tương đối thấp, ngại đào tạo thì lại muốn tuyển người có kinh nghiệm lâu năm.
Thử hỏi nếu người ta đã có kinh nghiệm rồi thì xứng đáng được hưởng một mức lương ổn định hơn chứ ai đem sức cống hiến vất vả mà lại nhận về mức lương k tương xứng.
Còn sinh viên chưa có kinh nghiệm không lăng xả, mài dũa thì lấy đâu ra kinh nghiệm ứng tuyển để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng?
Cho nên thất nghiệp tỷ lệ thuận với việc khó tuyển nhân sự là lẽ đương nhiên. 
Đây là câu trả lời thực tế chứ không mang lên đi thi được, out top liền 😆
Trả lời
Thấy câu hỏi hay và đúng với thực tại mà. Hoà bình thì nó đã bao gồm tổng thể hết rồi.
Thực tế sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhưng ngại vất vả, ngại học hỏi mà còn thích việc nhẹ lương cao. Còn những cơ quan, công ty, doanh nghiệp thì mức lương đề xuất ra tương đối thấp, ngại đào tạo thì lại muốn tuyển người có kinh nghiệm lâu năm.
Thử hỏi nếu người ta đã có kinh nghiệm rồi thì xứng đáng được hưởng một mức lương ổn định hơn chứ ai đem sức cống hiến vất vả mà lại nhận về mức lương k tương xứng.
Còn sinh viên chưa có kinh nghiệm không lăng xả, mài dũa thì lấy đâu ra kinh nghiệm ứng tuyển để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng?
Cho nên thất nghiệp tỷ lệ thuận với việc khó tuyển nhân sự là lẽ đương nhiên. 
Đây là câu trả lời thực tế chứ không mang lên đi thi được, out top liền 😆

Câu hỏi ứng xử đi vào lòng đất =)))

Trả lời rõ ràng thì đụng chạm, không hòa bình, không đúng tiêu chí, trả lời yếu bóng thì không đúng trọng tâm và loằn ngoằn. Bạn nghĩ sao về vấn đề sinh viên ra trường hiện nay không XIN được việc? U là trời 🤦‍♂️ việc mà cho mà xin được thì đã không cần phải học tới cử nhân, thạc sĩ. 10đ cho chương trình xứng tầm quốc gia.

Tuyển dụng bây giờ không chỉ dựa trên bằng cấp mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng thực chiến để phù hợp với công việc. Đào tạo lý thuyết song phải đi đôi vs thực tế thì khi áp dụng vào công việc mới trơn tru.
Khi yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đưa ra mà ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế hay kỹ năng cần thiết thì sẽ dẫn đến hiện thực như trên. Vì vậy để thích ứng với sự thay đổi đó thì bản thân các bạn sinh viên phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập hợp lý kết hợp với việc đi làm hay thực tập sớm, cọ sát thực tế với công việc sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Thưa BGK, để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ kiến thức học được trên ghế nhà trường thôi là chưa đủ mà mỗi sinh viên hay người đi làm cần có đủ 3 yếu tố:

  • 1 là Attitude (Phẩm chất, Thái độ)
  • 2 là Skills (Kỹ năng)
  • 3 là Knowledge (Kiến thức)

Và 3 yếu tố này dựa trên mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế mà hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng áp dụng vào.

Vậy nên sự thất bại trong quá trình xin việc của một người không thể đưa hết về trách nhiệm của giáo dục nhà trường mà đặc biệt là giáo dục ngành nghề trong ĐH mà nó còn đến từ giáo dục trong gia đình, từ xã hội và quan trọng nhất đến từ ý thức trách nhiệm học tập và sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Vậy nên tôi mong rằng các bạn sinh viên hãy nhìn nhận đẩy đủ cả 3 yếu tố mà tôi vừa đề ra để cải thiện bản thân thật tốt thay vì chỉ nhìn vào khía cạnh kiến thức và nghĩ rằng có tấm bằng ĐH là có việc làm. Tôi xin hết!