[Câu hỏi sưu tầm] Rất nhiều sách đọc xong rồi quên, vậy còn đọc làm gì?
Nguồn câu hỏi và hình ảnh: bạn Hà Ngọc - Trạm Review Sách
câu hỏi sưu tầm
,noron
,sách
,hỏi đáp
,sách
Mình có biết một câu nói khác hay và phù hợp để trả lời câu này: "Tôi thích đọc, khi tôi đọc tôi hiểu, và khi tôi hiểu tôi sẽ không bao giờ quên" - Suits 01.
Mình có thể hiểu được rằng, Đọc - Hiểu phải đi cùng nhau. Và, khi Hiểu, bạn sẽ không bao giờ quên điều mà bạn đã Đọc - Hiểu.
Tại một thời điểm, bạn sẽ k thể đòi hỏi bộ não nhớ được tất cả những thứ bạn đã đọc. Nhưng, trong một trường hợp hoặc ngữ cảnh cụ thể nào đó, bộ não sẽ tự động kiểu "à, hồi đó đọc được câu này nè".
Khi bạn hiểu, bạn sẽ k bao giờ quên. Kí ức phù hợp sẽ được gợi lại tại đúng ngữ cảnh/sự kiện đó. Còn đọc mà k hiểu thì rõ ràng sẽ quên.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Ninh Phạm
Nguyễn Quang Vinh
* Câu đầu hơi thô, cân nhắc.
Ngày nào cũng ăn vào rồi sau đó cũng ị ra, vậy ăn làm gì? Vì cái phần ko nhớ là cái ko cần, còn những cái ko thấy đc như chất dinh dưỡng trong đồ ăn. Kiến thức trong sách đó sẽ ngụ lại trong trí nhớ như đường trong cơm trữ ở gan vậy, chẳng thể trực quan, cứ nghĩ rằng ko có. Nhưng rồi khi cần chí ít nó cũng sẽ là thứ tác động đến tiềm thức để có thể giải quyết vấn đề.
Dù viết bút chì lên tờ giấy, tẩy đi rồi vẫn còn những vết gợn chứ ko phẳng như tờ giấy trắng đc. Đọc nhiều sách, tuy quên đấy nhưng ko hẳn đã quên hoàn toàn đâu. Và như vậy có khi lại càng tốt nữa. Đọc sách rồi quên sách, chỉ giữ lại cái mình hiểu thì sẽ ko bị "mắc vào câu chữ" từ đó mới có đường hướng mới để phát triển.
Nên đừng nghĩ đọc xong rồi quên thì đọc làm gì. Đọc sách là bồi bổ kiến thức chứ ko phải nhồi nhét để phải nhớ cho rõ. Chắc chắn ai cũng muốn đọc và lấy đc kiến thức từ sách chứ đâu đọc để trở thành cái thư viện sống.
Solitary
Thu Thuỷ
Nguyễn Hùng